Người thoát nạn trong vụ cháy dễ bị sang chấn tâm lý
Sau vụ cháy quán karaoke ở Bình Dương, những người may mắn thoát chết và thân nhân những người đã mất dễ bị sang chấn tâm lý là điều khó tránh khỏi trước cú sốc quá đột ngột.
Nạn nhân vụ cháy quán karaoke An Phú điều trị tại Bệnh viện Đa khoa An Phú ( TP Thuận An, tỉnh Bình Dương) – Ảnh: BÁ SƠN
Sang chấn tâm lý này có thể kéo dài một thời gian ngắn nhưng cũng có thể kéo dài hơn, thậm chí sẽ theo họ suốt phần đời còn lại.
Cần điều trị sức khỏe
Tính đến chiều 8-9, trong số những nạn nhân may mắn thoát chết trong vụ cháy kinh hoàng xảy ra tại quán karaoke An Phú ở Bình Dương, có 10 người đang điều trị tại Bệnh viện Đa khoa An Phú. Với các bệnh nhân nặng, bệnh viện này đã chuyển lên tuyến trên.
Từng trải qua một vụ cháy cách đây gần 10 năm, anh T.V.S. (30 tuổi) chia sẻ rằng đến giờ anh vẫn bị ám ảnh bởi những gì mình đã trải qua. Anh S. kể phải mất thời gian rất dài anh mới dám bước xuống nơi vụ cháy diễn ra, nỗi sợ ngạt khói vẫn còn theo anh đến tận bây giờ. “Chỉ cần ngửi thấy mùi khói, tôi cảm thấy hồi hộp, sợ hãi và không dám đứng gần dù chỉ là đám cháy nhỏ”, anh S. tâm sự.
Theo bác sĩ Nguyễn Viết Chung – khoa sức khỏe tâm thần Bệnh viện E (Hà Nội), những người trải qua những sự việc như thảm họa tự nhiên, tai nạn giao thông, đám cháy, bạo lực, sự việc đe dọa đến tính mạng, mất đi người thân… thường sẽ gặp sang chấn tâm lý. Nỗi sợ hãi, lo âu có thể gặp ở bất kỳ độ tuổi nào khi người này phải trải qua, chứng kiến hay đối mặt với sự kiện gây sang chấn đó. Như những vụ cháy, những người sống sót hay người thân người bị nạn có thể đối mặt với những sang chấn tâm lý.
Bác sĩ Trần Quang Trọng – chuyên viên tâm lý Bệnh viện Lê Văn Thịnh (TP.HCM) – cho rằng khi trải qua mất mát, đau thương một cách đột ngột sẽ dẫn đến sang chấn tâm lý. Từ sang chấn tâm lý, không phải ai cũng bị rối loạn stress do sang chấn. “Đây là một bệnh lý khi trải qua sang chấn. Có người vượt qua, có người sẽ bị mắc kẹt lại”, bác sĩ Trọng nói.
Riêng vụ cháy quán karaoke ở Bình Dương, một chuyên gia tâm lý phân tích sang chấn tâm lý ở những người thoát chết và thân nhân nạn nhân là điều khó tránh khỏi, tuy nhiên mức độ sang chấn tùy theo cá nhân từng người. Ngay thời điểm này, những nạn nhân thoát chết cháy cần tập trung can thiệp điều trị sức khỏe là chính, bên cạnh hỗ trợ tâm lý.
Những nạn nhân sống sót sau vụ cháy hay những người thân có nạn nhân tử vong trong vụ cháy đều cần hỗ trợ về mặt tâm lý. Những nỗi sợ, sự lo lắng, ám ảnh… cần được bản thân nạn nhân chia sẻ với người thân. Chia sẻ là một cách tốt nhất để vượt qua sang chấn. Người thân, bạn bè hãy lắng nghe, đồng cảm với họ, chia sẻ với nỗi đau, nỗi sợ hãi mà họ đã trải qua.
Video đang HOT
Bác sĩ Nguyễn Viết Chung
Chị Trần Thị Bích Vân (32 tuổi, quê Bình Định) không cầm nổi nước mắt khi xác nhận cả 3 người thân trong gia đình đã mất trong vụ cháy – Ảnh: CHÂU TUẤN
3 giai đoạn sang chấn
Bác sĩ Trọng cho hay sau khi vụ cháy diễn ra, những nạn nhân thoát chết và thân nhân của nạn nhân xấu số thường đối mặt cú sốc tâm lý lớn, không chấp nhận sự việc, đau khổ tột cùng… Khi mức độ đau khổ quá lớn, cảm xúc của họ lại trái ngược lại như dửng dưng, không thể khóc hay bày tỏ cảm xúc, không tiếp xúc với mọi người…
Theo bác sĩ Chung, sang chấn tâm lý thường phát sinh ngay sau khi nạn nhân trải qua sự việc cận kề với cái chết hay nhìn thấy những hình ảnh về tai nạn. Sang chấn có thể kéo dài một thời gian ngắn (một tuần, một tháng) nhưng cũng có thể kéo dài hơn, thậm chí sẽ theo họ suốt phần đời còn lại, tuy nhiên ở các mức độ khác nhau.
Giai đoạn đầu tiên có thể kéo dài từ một tuần đến một tháng sau khi xảy ra sự việc. Nạn nhân thường bị ám ảnh hay sợ hãi, điều này thể hiện qua những giấc mơ, sự hồi hộp, bất an và hồi tưởng lại những hình ảnh bản thân đã trải nghiệm. Tùy vào mức độ sang chấn và tâm lý nạn nhân, những hình ảnh chỉ có thể là thoáng qua bình thường.
Tuy nhiên, nếu những biểu hiện này nghiêm trọng hơn như họ sợ hãi, lo lắng đến mức không thể tập trung, không thể đi làm hay không ra ngoài… thì cần áp dụng một số biện pháp đề phòng stress như chia sẻ sự lo lắng, sợ hãi với người thân.
Giai đoạn hai là sau một tháng đến sáu tháng sau sang chấn. Nếu những biểu hiện trên vẫn còn xảy ra nhiều, không cải thiện thì nên được sự tư vấn của bác sĩ tâm lý để được chẩn đoán và có phương pháp điều trị phù hợp.
Nghiêm trọng nhất nếu tình trạng này kéo dài sau sáu tháng, rất có thể tình trạng tâm lý nặng nề hơn, rơi vào trầm cảm, rối loạn lo âu kéo dài… cần phải có sự can thiệp của bác sĩ điều trị.
Làm sao để vượt qua sang chấn?
Theo bác sĩ Chung, mỗi người có một cách vượt qua nỗi sợ hãi, sang chấn khác nhau. Có những người họ thích nghi được nhưng có những người không thể thích nghi được. Thậm chí, có những người sau sang chấn có thể bị ám ảnh sợ: sợ lửa, sợ khói, sợ vào phòng kín… Với trường hợp này cần gặp bác sĩ tâm lý để được hỗ trợ. “Điều quan trọng nhất để vượt qua sang chấn tâm lý này là bản thân nạn nhân và người thân của họ”, bác sĩ Chung nói.
Bên cạnh đó, những người gặp sang chấn tâm lý không nên sử dụng các chất như rượu, cần sa, bóng cười… Rất nhiều người sau sang chấn họ thường tìm đến những chất hướng thần này để cảm thấy thoải mái, dễ chịu hơn; nhưng khi sử dụng những chất này không chỉ không giúp họ vượt qua sang chấn mà còn làm ảnh hưởng thêm đến tâm lý và sức khỏe.
Ngoài ra, sau sang chấn chúng ta nên lấy lại tinh thần bằng cách thiết lập lối sống lành mạnh, có thể tập thể dục, yoga… hay gặp gỡ bạn bè để giải tỏa.
Bác sĩ Trần Quang Trọng nêu ra những dấu hiệu nhận biết người bị sang chấn tâm lý gồm: cảm xúc tiêu cực (nghĩ nhiều hơn về cái chết, đau thương); không muốn chia sẻ cảm xúc bản thân với ai, hay buồn chán; có những giấc mơ tái hiện lại vụ việc đau thương; luôn cảm thấy tội lỗi, day dứt vì bản thân sống được nhưng người thân cùng gặp biến cố thì lại không vượt qua…
Đàn ông cũng bị 'lây' trầm cảm sau sinh
Trước nay chúng ta thường nghĩ đối tượng bị 'trầm cảm sau sinh' chỉ ở các bà mẹ, nhưng nghiên cứu mới của Anh đã chỉ ra rằng ngay cả các ông bố cũng dễ rơi vào trạng thái trầm cảm cùng lúc với vợ mình.
Có hàng triệu cặp vợ chồng trên khắp thế giới đang bị ảnh hưởng bởi các triệu chứng như buồn dai dẳng và tâm trạng đi xuống sau khi em bé chào đời - Ảnh: RAISINGCHILDREN.
Trầm cảm sau sinh là tình trạng phổ biến thường xảy ra trong vòng một năm đầu sau khi em bé ra đời, được cho là do sự thay đổi nội tiết tố, sự mệt mỏi tinh thần và thể chất khi chăm con, cùng nhiều yếu tố khách quan khác trong quá trình điều chỉnh để làm cha mẹ.
Các chuyên gia y tế ước tính có tới 20% các bà mẹ mới sinh bị trầm cảm sau khi sinh, nhưng ảnh hưởng tâm lý đối với nam giới lại ít được biết đến.
Nghiên cứu của Đại học College London (Anh) công bố trên tạp chí JAMA Network Open ngày 24-6 dựa trên quan sát cuộc sống của 30.000 cặp cha mẹ mới ở 15 quốc gia từ năm 1990 đến năm 2021, bao gồm cả ở Anh và Mỹ. Họ bất ngờ khi phát hiện có ít nhất 3,2% ông bố mắc chứng trầm cảm sau sinh cùng thời gian với vợ mình.
Các triệu chứng của trầm cảm sau khi sinh của các ông bố cũng tương tự như các bà mẹ, bao gồm: mất hứng thú với em bé, cảm thấy tuyệt vọng, mệt mỏi, buồn bã, luôn muốn khóc và không thể nào suy nghĩ vui vẻ hoặc tận hưởng bất cứ điều gì cùng em bé mới sinh.
Một số trường hợp thậm chí còn bị hoảng loạn, lo lắng, chán ăn, ý muốn tự sát hoặc gây tổn hại đến em bé.
Nguy cơ cả cha và mẹ bị trầm cảm đồng thời tăng lên sau khi đứa trẻ được sinh ra. Các ông bố dễ bị trầm cảm nếu thấy vợ mình đang bị trầm cảm sau sinh - Ảnh: REDNOTE
Khoảng 1,72% các cặp vợ chồng bị trầm cảm ngay khi mang thai. Trong 12 tuần sau khi một đứa trẻ được sinh ra, con số này tăng lên 2,37%. Và 3,18% các bậc cha mẹ bị ảnh hưởng đồng thời trong khoảng 3 - 12 tháng sau đó.
Sau khi đứa con của họ được sinh ra, nguy cơ người bố rơi vào trầm cảm cao hơn gấp ba lần nếu người mẹ bị trầm cảm.
Nhóm nghiên cứu phát hiện ra rằng các bà mẹ có nhiều nguy cơ sức khỏe tâm thần trở nên xấu đi trong hoặc sau khi mang thai nếu họ có một tuổi thơ không vui vẻ, các mối quan hệ xã hội bị thu hẹp hoặc bị bạo lực tinh thần và thể chất. Trong khi đó, các ông bố dễ bị trầm cảm sau sinh nếu họ có trình độ học vấn thấp, thất nghiệp, gặp trục trặc trong hôn nhân hoặc từng gặp phải các vấn đề về sức khỏe tâm thần trước đó.
Khi cả hai đều bị trầm cảm sau sinh, họ rơi vào lo lắng cùng nhau và khó gắn kết với đứa con mới chào đời. Tình trạng khó chia sẻ với nhau càng khiến trầm cảm trở nên nặng hơn.
Một yếu tố khác được các nhà nghiên cứu phát hiện ra là rất ít phụ nữ được kiểm tra sức khỏe sau sinh, và đàn ông thì lại càng không ai thực hiện các cuộc kiểm tra khi trở thành bố.
Các nhà nghiên cứu hy vọng kết quả nghiên cứu này sẽ khiến các chuyên gia sức khỏe và người thân trong gia đình lưu tâm đến sức khỏe tâm thần của cả các ông bố chứ không chỉ riêng các bà mẹ.
Trầm cảm sau sinh cũng nghiêm trọng như những dạng rối loạn sức khỏe tâm thần khác. Ngoài các loại thuốc chống trầm cảm kê đơn, người thân nên tìm cách để các ông bố bà mẹ nhận ra rằng họ không có lỗi gì trong việc gặp tình trạng trầm cảm sau sinh và ngay cả khi bị tình trạng đó thì cũng không khiến họ trở thành một bậc cha mẹ tồi.
Giúp con vượt qua stress mùa thi Stress và trầm cảm gặp nhiều nhất ở lứa tuổi 14 và 17, thời điểm các em thi chuyển cấp lên trung học phổ thông và đại học.Các trẻ đến khám và điều trị trầm cảm là học sinh lớp chuyên, lớp chọn nhiều hơn trẻ học ở các lớp thông thường. 55,6% số trẻ có sang chấn tâm lý Theo Viện Sức...