Người thiếu cảm giác an toàn khi yêu sẽ luôn tự dằn vặt giữa 2 điều: “Người ấy rất yêu mình” và “Mình không xứng đáng có được tình yêu”
Lúc nào cũng sợ bị bỏ rơi, luôn tự ti về bản thân, cố gắng hết sức để chiều lòng đối phương,… là những gì mà người thiếu cảm giác an toàn hay thể hiện khi yêu.
Có một câu rất hay để hình dung về tuýp người cực kì thiếu an toàn đó là, “Người ấy đi rồi, thôi cũng tốt, đỡ phải ngày nào cũng lo lắng rằng người ấy sẽ bỏ rơi mình”. Đúng vậy, đây chính là tiếng lòng của đại đa số những kẻ yêu đương nhưng luôn lo được lo mất.
Bởi vì họ dành hết chân tình cho mối quan hệ ấy nên rất sợ cảm giác khuyết thiếu, trống vắng – nghe có vẻ như là biểu hiện thường thấy của những người đang yêu. Thế nhưng, với tuýp người thiếu cảm giác an toàn mà nói, phản ứng này lại mất đi tính lãng mạn vốn có mà biến thành khuyết điểm, thậm chí là mầm mống tai họa khiến họ đau khổ khôn nguôi.
(Ảnh minh hoạ)
Đây là những suy nghĩ thường thấy của kiểu người này khi rơi vào ái tình:
1. Vòng lặp vô hạn giữa hai dòng suy nghĩ, “Người ấy rất yêu mình” và “Mình không xứng đáng có được tình yêu”. Điều đầu tiên khiến họ thích gây chú ý với đối phương, điều thứ hai lại khiến tính tình họ trở nên tồi tệ, ân hận và trút giận với chính bản thân.
2. Vô thức chiều lòng đối phương trong mọi tình huống để đổi lấy cảm giác an toàn tạm thời.
3. Nếu đối phương không thể hiện tình yêu một cách rõ ràng, thậm chí là khoa trương như họ mong đợi, họ sẽ cảm thấy, tình yêu của đôi bên đang nhạt dần.
3. Vô cùng tự ti, bất cứ đối tượng khác phái nào xuất hiện bên cạnh người ấy đều gây khủng hoảng tinh thần cho họ. Từ việc tự so sánh mình với đối tượng đó trên mọi phương diện (nhan sắc, vóc dáng, học thức,…) dần dần sẽ khiến họ sinh ra ảo tưởng mình sẽ bị ruồng bỏ sớm thôi.
4. Dùng những cách thức tiêu cực như gây rối, đe dọa, tổn thương cơ thể để khiến đối phương quan tâm đến mình. Nếu hành vi này không được đáp lại, cách thức thực hiện sẽ trở nên ngày càng nghiêm trọng hơn.
5. Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến việc thiếu cảm giác an toàn là do lúc nhỏ không được hưởng thụ đủ đầy về mặt thể hiện tình cảm, bao gồm các cử chỉ, hành vi như ôm ấp, bồng bế. Thế nên khi có người yêu, tuýp người này cực kì có khát vọng được tiếp xúc thân mật về da thịt với đối phương, lúc nào cũng mong mỏi được ôm, được vuốt ve, nâng niu.
(Ảnh minh hoạ)
Nói tóm lại, những sự vật sự việc tưởng chừng như rất đơn giản với người khác lại có thể khiến người thiếu cảm giác an toàn cảm thấy tổn thương vô cùng. Khi bước vào ái tình, sự yếu đuối, hay suy diễn của họ ngày càng nặng nề hơn. Họ thích cảm giác ngọt ngào, đủ đầy khi yêu đương nhưng không thể ngăn bản thân lo được lo mất về đối phương.
Video đang HOT
Vậy nên làm gì để có thể cải thiện tình trạng này đây?
Thứ nhất, học cách viết nhật ký. Một nghiên cứu cho hay, việc ghi chép hàng ngày sẽ giúp não bộ đi vào quy củ, tăng khả năng khống chế hành vi của bản thân – điều mà rất nhiều người thiếu cảm giác an toàn không làm được khi cảm xúc bộc phát. Khi viết nhật kí, nên ghi chú rõ ràng, đầy đủ, đặt ra mục tiêu từ ngắn hạn đến dài hạn cho bản thân.
Lúc ban đầu tập viết nhật kí, đừng quá gò bó ép bản thân thay đổi 180 độ. Hãy cố gắng ghi chú lại những hành vi, suy nghĩ không thỏa đáng của bản thân ra, phân tích tính đúng sai của nó, đặt thêm cảnh báo về hậu quả để không bao giờ lặp lại hành vi này.
(Ảnh minh hoạ)
Thứ hai, có thể nóng giận, nhưng phải tỏ rõ lí do. Người thiếu cảm giác an toàn rất nhạy cảm, dẫn đến việc thường xuyên thốt ra những câu nói gây khó chịu vì không rõ đầu đuôi, ví dụ như: “Cả buổi chiều không t hấy anh đâu, em ghét anh lắm!”. Nếu hành vi này cứ lặp đi lặp lại sẽ khiến đối phương thấy mệt mỏi, chán nản vì giận dỗi vô cớ.
Thay vì bộc lộ cảm xúc tiêu cực như thế, bạn nên chuyển sang việc tỏ bày nguyên nhân – tức nói cho đối phương biết, cảm xúc của bạn xuất phát từ điều gì, do suy nghĩ như thế nào. Chẳng hạn như với câu nói trên, chúng ta có thể thay bằng, “Cả buổi chiều không thấy anh đâu. Em đi tìm anh nhưng chẳng gặp được, cảm thấy rất bực bội và mệt mỏi. Em nhớ anh lắm”.
Thứ ba, học cách tự tin, nâng tầm bản thân đúng mực. Đa số lí do dẫn đến các cuộc tranh cãi của người thiếu cảm giác an toàn đều là “sợ đối phương hết yêu mình rồi”. Điều này xuất phát từ sự tự ti, xem nhẹ bản thân.
Cách tốt nhất để cải thiện chính là, khiến bản thân tốt hơn, trở nên tự tin, ưu tú đến mức khiến đối phương chìm đắm vào bạn như cách bạn si mê người ấy. Độ hấp dẫn hai bên dành cho nhau tương đương như lực hút nam châm, bạn mới không bị lép vế và nảy sinh hành động quỵ lụy, chiều lòng đối phương trong mọi tình huống.
Theo Trí thức trẻ
6 chân lý hạnh phúc từ những lời Phật dạy: Ai cũng đừng bao giờ bỏ qua
Bạn không biết làm sao để sống hạnh phúc hay bạn đã biết nhưng lại không thực hiện.
6 chân lý hạnh phúc từ lời Phật dạy
1. Bản thân cuộc sống không phải là vấn đề. Vấn đề nằm ở cách bạn nhìn nhận nó
Hãy thử tưởng tượng mà xem: Chuyến bay của bạn vừa bị delay và bạn phải ngồi chờ ở sân bay hàng giờ liền. Lúc này bạn thường có 2 dòng cảm xúc: chán nản, tức giận với việc phải chờ đợi, hoặc bạn có thêm thời gian nghỉ ngơi thay vì bị lắc lư trên một chuyến bay đông người, và điều đó khiến bạn hạnh phúc.
Phật dạy rằng: "Bản thể của chúng ta được hình thành từ suy nghĩ. Gieo suy nghĩ gặt tính cách, gieo tính cách gặt số phận. Bằng suy nghĩ, con người có thể kiến tạo ra thế giới theo cách của riêng mình".
2. Nhẫn một chút sóng yên gió lặng, lùi một bước biển rộng trời cao
Khi còn là một đứa trẻ, chúng ta thường dễ vui, dễ buồn và thường phản ứng rất nhanh với mọi thứ xung quanh theo bản năng. Càng lớn lên, việc bộc lộ cảm xúc sẽ bị hạn chế lại. Không phải chúng ta trở nên vô cảm mà đơn giản chỉ là chúng ta học được cách kiềm chế cảm xúc.
Khi cuộc sống xảy ra vấn đề, có người chọn cách phản ứng lại bằng những cảm xúc tiêu cực. Có người lại bình tĩnh, hít thở thật sâu và để cho lí trí cân nhắc phương án giải quyết. Với tuýp người thứ hai, họ có khả năng kiềm chế cảm xúc tốt, họ biết cách lùi một bước để thấy được toàn cảnh vấn đề.
Trong Phật giáo, việc lùi bước này được đúc kết thành câu châm ngôn nổi tiếng: "Nhẫn một chút sóng yên gió lặng, lùi một bước biển rộng trời cao". "Lùi một bước" không phải yếu hèn mà là cảnh giới của trí tuệ. Và đó là một triết lí của hạnh phúc.
3. Học cách chấp nhận để thấy cuộc đời tươi đẹp hơn
Theo Đạo Phật, căn nguyên của mọi nỗi khổ trên đời là do ham muốn của con người. Tâm sinh ham muốn quá nhiều mà không đạt được, ấy là khổ đau.
Vậy nên, khi đối diện với thực tế cuộc sống, những chuyện đau lòng hay sự uất ức chúng ta cần phải biết chấp nhận rằng, mọi thứ trong cuộc sống này đâu phải lúc nào cũng như ý muốn của chúng ta... Nếu bạn không thể thay đổi được sự vật, sự việc vậy thì bạn nên học cách chấp nhận nó.
Khi bạn học được cách chấp nhận bạn sẽ thấy tâm hồn mình thanh thản hơn, không ngột ngạt trước những suy nghĩ cố chấp. Hãy cứ bước về phía trước, hãy xem những gì trải qua là một bài học cho mình về sau. Học được cách chấp nhận và buông bỏ, cũng chính là lúc bạn đang tiến dần về phía chân trời hạnh phúc, an lạc.
4. Sống thật với cảm xúc của bản thân
Trong cuộc sống, đôi khi chúng ta sẽ rơi vào những tình huống không mong muốn. Điều đó đem lại những cảm xúc tiêu cực, những lo âu bất ổn. Có thể bạn sẽ tìm cách né tránh hoặc lờ chúng đi nhưng những cảm xúc tiêu cực không dễ bị mất đi.
Né tránh chưa bao giờ là cách hay để đối mặt với một vấn đề. Bởi vì con đường ngắn nhất để ra khỏi khủng hoảng là đi xuyên qua nó. Những tình huống xấu nhất chính là cơ hội để bạn thể hiện bản lĩnh và năng lực của mình.
5. Hạnh phúc chính là hiện tại, không phải quá khứ hay tương lai
Hầu hết những gì bạn suy nghĩ dường như đều hướng về tương lai hoặc quay lại quá khứ. Có rất ít những suy nghĩ được dành cho hiện tại. Tư tưởng của chúng ta có thói quen bị cuốn hút trở về quá khứ mà ta cho là tốt đẹp hơn hiện nay; hoặc là mơ mộng vươn đến tương lai với những viễn ảnh mà ta hy vọng là sẽ vượt xa hiện tại.
Nhưng một tâm trí lang thang chưa bao giờ là một tâm trí hạnh phúc. Bởi vì khi xa rời hiện tại, chúng ta bị sao nhãng khỏi các hoạt động hàng ngày, khỏi mục đích sống mà mình đề ra.
Đức Phật dạy rằng: "Bí quyết để có sức khỏe cho cả tinh thần lẫn thể xác không phải là hờn trách quá khứ hay lo sợ về tương lai, mà là sống trong giây phút hiện tại một cách khôn ngoan và nghiêm túc".
6. Tình yêu thương là cội nguồn của hạnh phúc
Phật dạy rằng: "Hận thù không thể hóa giải bởi hận thù, mà bằng tình yêu; đây là chân lý muôn đời". Lòng ta ôm hận thù, ghét bỏ, vậy thì chính chúng ta mới là người cảm thấy mệt mỏi đầu tiên. Hãy suy nghĩ lạc quan, tích cực hơn, bạn sẽ thấy cuộc đời mình thay đổi. Không phải lời nói, những gì bạn làm mới là thứ tạo nên con người của chính bạn.
Phật răn rằng, con người ta sống trên đời phải biết yêu thương, chia sẻ với mọi người. Khi ấy, hạnh phúc sẽ được nhân đôi còn niềm đau sẽ giảm đi một nửa, cũng giống như một ngọn nến có thể thắp sáng hàng ngàn ngọn nến khác, cuộc đời của ngọn nến ấy được tiếp nối và không bao giờ tàn lụi. Hãy lắng nghe lời Phật dạy và để yêu thương, hạnh phúc lan tỏa khắp thế giới này.
Đức phật đã dạy: Hạnh phúc hay đau khổ đều do chính bản thân mình quyết định
Trong cuộc sống, có thể có những lúc chúng ta ở vào tình huống "thân bất do kỷ", tức là chúng ta phải làm những việc mà trong lòng không mong muốn, nhưng ai có thể hạn chế được nội tâm của bạn đây?
Trong lòng mình như thế nào chỉ có thể là do mình tự định đoạt mà thôi. Không nên duyên phận với một người nào đó, bỏ lỡ hay làm sai một việc nào đó vốn là sự tình bình thường trong đời, không cần phải quá đau khổ và thẹn thùng như vậy đâu! Khi đã qua đi rồi quay đầu nhìn lại mới thấy những người và sự việc ấy sớm đã tan vào những nếp nhăn của năm tháng rồi.
Cuộc sống càng bình thản thì nội tâm sẽ càng sáng lạn. Đâu cần phải phô trương, nội tâm an bình mới là an bình thực sự. Hạnh phúc chính là sự bình an của thân thể và sự yên tĩnh của tâm hồn. Sự an khang, khỏe đẹp của thân thể chính là niềm hạnh phúc trong thế tục. Sự thanh thản, an hòa trong tâm linh chính là chốn cực lạc.
Thật ra, cuộc sống này là của chúng ta, do chính chúng ta định đoạt nó. Chính bản thân chúng ta chọn lựa, không làm bạn với niềm vui, mà chỉ làm bạn với gánh nặng tinh thần. Chính bản thân ta lựa chọn gắn kết với nỗi buồn mà không can đảm nắm lấy niềm vui.
Hạnh phúc đâu phải điều xa la, đôi khi chỉ cần liếc nhìn mọi thứ xung quanh cũng đủ bất giác để ta hé một nụ cười. Ranh giới giữa niềm vui và nỗi buồn thật ra rất mong manh, tiến lên một bước là niềm vui đón chờ, lùi lại một bước lại là cảm giác đau khổ bao chùm và nhấn chìm.
Hạnh phúc hay đau khổ là do ta lựa chọn, chính vì khó khăn nên bản thân ta mới trở nên quan trọng như thế. Chính vì có quá nhiều thứ chi phối, nên những quyết định mới khó khăn đến như vậy.
Và càng trưởng thành, chúng ta lại càng trở thành những con người khác. Dấu vết khắc nghiệt của cuộc đời bắt đầu khiến chúng ta phải khước từ ước mơ, khước từ những mong muốn của bản thân, để ép mình mau lớn.
Theo Minh Ngọc/Khỏe & Đẹp
Mỗi người chỉ sống một lần trong đời, đừng ngần ngại buông bỏ 10 điều này để sống an nhiên Đôi khi cuộc sống mệt mỏi là do ta quá coi trọng mọi thứ, tâm còn nặng thì cuộc sống sẽ chẳng thể nào thanh thản, đó là lẽ dĩ nhiên ở đời. 10 điều cần buông bỏ 1. Buông bỏ thể diện Đôi khi chúng ta cúi đầu là để nhìn thật chuẩn con đường dưới chân. Rất nhiều người cho rằng...