Người thầy mang hạnh phúc cho hàng nghìn trẻ mồ côi
Người thầy ấy không đứng trên giảng đường, không miệt mài bên những trang giáo án, nhưng lại mang lại cuộc sống hạnh phúc cho hàng nghìn trẻ em nghèo mồ côi.
Là Giám đốc của Trung tâm dạy nghề nhân đạo tại ngõ Linh Quang (phường Văn Chương, quận Đống Đa, TP. Hà Nội) nhưng ông Trần Duyên Hải luôn được mọi người ưu ái và quý trọng gọi là “thầy”.
Phải khó khăn lắm chúng tôi mới tìm thây Trung tâm dạy nghề nhân đạo của thầy, nơi được xem là mái ấm tình thương đã từng cưu mang hàng chục nghìn người có số phận bất hạnh.
Trung tâm dạy nghề nhân đạo cua thây Hai được thành lập đã gần 40 năm. Trong suốt khoảng thời gian ấy, trung tâm đã gặp không ít khó khăn do thiếu kinh phí trầm trọng. “Thâm chi, co luc cái máy bơm nước hỏng mà không thể kiếm đâu ra tiền để sửa”, thầy Hải nhớ lại những ngày đầu khó khăn.
Hiện nay, Trung tâm đang là mái ấm của hơn 100 em nho cơ nhỡ, có hoàn cảnh khó khăn, khuyết tật hay bị bố mẹ bỏ rơi, đo la chưa kể đến những người lớn làm thuê tại TP. Hà Nội nhưng không có chô ở cũng được cưu mang tại đây.
Ngoài việc chăm lo nơi ăn chôn ơ cho mọi người tai đây, Trung tâm còn chăm lo ca việc dạy nghề, hoc văn hóa và giới thiệu việc làm cho những học sinh đã trưởng thành.
Video đang HOT
Thầy Hải nhẩm tính, từ khi thành lập cho tới nay, Trung tâm đã giúp hàng nghin các em cơ nhỡ trưởng thành và có công ăn việc làm ổn định, hàng chục nghin người không nơi nương tựa cũng đều được cưu mang, giúp đỡ.
Hẳn nhiều người chưa thể quên câu chuyện về ba cha con “người rừng” Sùng A Páo từng sống lay lắt trong một hang đá như thời nguyên thủy trên vùng núi cao của xã Mông Ân, huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng. Nếu không có thầy Hải thì có lẽ, cuộc sống tăm tối của họ vẫn mãi tiếp diễn như thế. Từ khi về dưới mái ấm của thầy, người cha được dạy nghề, còn 2 đứa trẻ được học văn hóa đầy đủ.
Nói về hoàn cảnh của ba cha con họ, thầy Hải nhớ lại: “Hồi ấy biết tin qua một tờ báo, tôi thấy day dứt lắm. Tôi đã khóc khi chứng kiến cậu bé Sùng A Lự mới 7 tuổi mà hăng ngày đã phải vác trên lưng gánh củi nặng gấp 3-4 lần trọng lượng cơ thể để đi bán, đổi lấy 10.000 đồng. Vậy là ngay ngày hôm sau, tôi cùng ban lãnh đạo trung tâm quyết định làm cuôc hành trình dài sau ngày lên tận nơi ở của cha con Sùng A Páo để đón họ về Trung tâm, với mong muốn thay đổi cuộc sống cho họ”.
Giờ đây, dưới sự quan tâm của thầy và sự dạy dỗ của trung tâm,cậu bé Sùng A Lự vui vẻ khoe răng: “Ở đây thích lắm, được ăn no lại còn được học lớp một nữa, em đa biết đọc chữ rồi nhé”.
20/11 không quà, và không hoa
Tại Trung tâm nhân đạo của thầy Trần Duyên Hải, những mảnh đời cơ nhỡ, những người nghèo khó hay thất nghiệp sẽ được thầy cho học nghề, chủ yếu là nghề may, tạo công ăn việc làm cho hàng trăm người ngay trong trung tâm. Còn đối với những trẻ em cơ nhỡ, thầy đã lo cho các em được học văn hóa đầy đủ, nhờ có sự giúp đỡ của các bạn sinh viên, họ tình nguyện đến dạy học cho các em vì cảm kích tấm lòng nhân ái bao la của thầy Hải.
Mọi người ở đây, từ già đến trẻ đều tự nhận mình là học trò của thầy Hải, bởi đối với họ, thầy không chỉ mang lại con chữ, mà còn cho họ cả nghề nghiệp, cả cuộc sống ấm áp như ngày hôm nay.
Moi ngươi trong Trung tâm đêu trầm trồ thán phục: “Hiếm có được người nào như thầy Hải lắm. Cái tâm của thầy sáng như ngọc. Giờ đã bước qua tuổi 60 nhưng dường như thầy vẫn còn nhiều tâm huyết lắm bơi thây tưng noi đến bao giờ trên đất nước này còn những mảnh đời bất hạnh thì chừng ấy thầy vân sẽ tiếp tục tìm kiếm va cưu mang họ”.
Ngày 20/11 là ngày tri ân dành cho những người giáo viên nhân dân. Thầy Hải tuy không làm trong nghề giáo nhưng lại luôn được coi là một tấm gương sống mẫu mực trong mắt các “học trò” ở trung tâm.
Ngày nhà giáo Việt Nam 20/11, các thành viên của trung tâm nhân đạo được thầy Hải cưu mang không có quà và hoa để dâng tặng thầy, nhưng niềm vui, niềm hạnh phúc và sự biết ơn ánh lên trên đôi mắt của họ đã là một món quà vô giá đối với một người thầy tận tâm như thế.
Theo Đời Sống & Pháp Luật
Cám ơn những người truyền cảm hứng vĩ đại!
Tình cờ dự lễ kỷ niệm Ngày nhà giáo Việt Nam tại trường THCS Nguyễn Trường Tộ, (Q.Đống Đa, Hà Nội) tôi thấy sống mũi cay cay khi có một học trò cũ về thăm các thầy cô đã chân thành tâm sự: "Con không thể quên những giọt nước mắt vui mừng của thầy cô khi nghe tin chúng con đỗ cao trong kỳ thi học sinh giỏi. Là do các thầy cô đã truyền cảm hứng học tập cho chúng con, những người truyền cảm hứng vĩ đại."
Quả đúng vậy, nếu chỉ đơn giản là dạy học trò những kiến thức trong sách vở, thì đó chỉ là những người thầy bình thường, nhưng với tôi, hay bất cứ thế hệ học sinh nào, luôn trong lòng có ít nhất một người thày truyền cảm hứng học tập và vươn lên trong cuộc sống, đó là những người thầy vĩ đại.
Các học trò cũ tặng thầy Hiệu trưởng Nguyễn Thắng bó hoa tri ân
những người truyền cảm hứng cho các em trong những năm học cấp 2...
Còn nhớ năm tôi học lớp 6, khi cô giáo ra đề văn, hãy nói về cảm nghĩ của em về người mẹ, tôi đã thực sự tự tin khi làm bài. Một bài văn dài, lưu loát, chữ viết bay bướm như nhiều bài văn khác của tôi với những điểm 8 cao nhất lớp. Khi trả bài, như thường lệ, cô giữ lại một bài văn mẫu, điểm cao nhất lớp để đọc cho cả lớp nghe, và tôi tin chắc đó là bài văn của mình. Nhưng khi cô giáo bắt đầu đọc những dòng đầu tiên, tôi chợt nhận ra, đó là bài của bạn Ngọc Sâm, ngồi gần tôi, nhà cùng trong khu tập thể, thoáng ngạc nhiên vì đã bao giờ Sâm vượt tôi môn văn đâu?
Cô giáo đọc những lời văn giản dị, chân thành, bạn Sâm kể về mẹ bạn, như bao người khác như khi mẹ bạn cho bạn đi chơi công viên Lê-nin, gội đầu cho bạn khi trời trở gió... Có điều, đó chỉ là những chi tiết tưởng tượng, khi cuối bài là lời tâm sự vì mẹ bạn đã mất từ khi bạn còn rất nhỏ, khi bạn chưa kịp nhớ đến điều gì... Cả lớp lặng đi, và tôi còn nhớ mắt cô giáo và bao bạn cùng lớp đỏ hoe. Và cô giáo văn đã truyền cho chúng tôi tình yêu thương, chân thành và cảm xúc thật khi đưa vào một bài văn trên lớp. Kỷ niệm đó làm tôi nhớ mãi không bao giờ quên.
Hoạt động mừng Ngày nhà giáo Việt Nam tại trường THCS Nguyễn Trường Tộ
Khi tôi nhớ lại kỷ niệm xưa, thì cô học trò Trà My, một học sinh cũ về thăm trường có nhắn nhủ các em học trò khóa dưới: "Chị biết có những lúc các em chán nản, thất vọng trong học tập, nhưng các em hãy nhớ, đó là những điều bình thường, và sau này, chúng ta sẽ hiểu, đó là những kỷ niệm không thể quên trong đời học sinh. Đằng sau các em, luôn có những thầy cô chia sẻ và truyền lửa cho các em, như chị đã từng được như thế. Em không thể quên khi vào phòng thi thầy giáo viết vào sau tấm ảnh hai chữ "cố lên" và giơ lên cho chúng em nhìn thấy, chúng em đã quên đi nỗi lo lắng để làm bài thi thật tốt..." Những lời tâm sự giản dị, chân thành của các em học trò khi về thăm lại trường xưa thực sự làm bao phụ huynh cũng như các thầy cô và học sinh xúc động.
Tôi nhớ lần vào thi vào đại học, thầy giáo dặn tôi, con cứ làm bài thi hết sức vì thầy tin là con làm được. Và bao năm, tôi vẫn mang trong lòng niềm tin ấy của thầy, và mỗi khi vấp ngã, gặp sóng gió trong cuộc đời lại đứng lên vì trong tôi luôn có niềm tin mà các thầy cô đã truyền cho từ thủa học trò. Cám ơn các thầy cô, những người truyền cảm hứng vĩ đại cho các thế hệ học trò!
Theo ANTD
Giáo viên vùng lũ nào dám mơ hoa ngày 20-11 Ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11, trong khi học trò cả nước đang náo nức lập nhiều thành tích trong học tập và dâng lên các thầy cô giáo những bó hoa tươi thắm, thì ở vùng ngập lũ Quảng Ngãi, các thầy cô giáo, phụ huynh và các em học sinh vẫn phải ra sức khắc phục hậu quả sau lũ để...