Người thầy cảm hóa nam sinh lầm lạc
Đang là sinh viên (SV) năm 3 của 1 Trường Đại học (ĐH) Sư phạm, Phạm Hoàng Long (SN 1988, quê Thái Nguyên) bị bắt rồi lãnh án 18 năm tù về tội “mua bán trái phép chất ma túy”.
Bốn năm sau, mẹ của Long cũng bị bắt về tội này. Không chỉ tuyệt vọng vì cánh cửa tương lai đóng sập trước mặt, cựu SV Văn khoa còn vô cùng ân hận bởi hơn ai hết, cậu hiểu vì sao người mẹ gần 70 tuổi vướng vòng lao lý. Nhưng nhờ được những người thầy đặc biệt tại trại giam luôn theo sát để động viên, Long đã quyết tâm đứng dậy sau vấp ngã.
Sinh ra trong 1 gia đình nề nếp ở Hà Nội, bố là công nhân công ty vận tải, mẹ là giáo viên đã nghỉ chế độ, lúc nhỏ Phạm Hoàng Long luôn là con ngoan trò giỏi, trở thành niềm tự hào của cả nhà, cho đến khi sóng gió ập đến: bố mất khi Long mới 10 tuổi nên ba mẹ con dắt díu nhau về tá túc nhờ bên ngoại ở TP. Thái Nguyên.
Dù cuộc sống còn thiếu thốn trăm bề nhưng Long luôn là cậu trò chăm ngoan, đoạt nhiều giải cao trong các kỳ thi học sinh giỏi của thành phố và tỉnh. Theo truyền thống gia đình, Long có nguyện vọng được đứng trên bục giảng và đã thi đỗ vào khoa Văn – Trường ĐH Sư phạm Thái Nguyên với số điểm rất cao.
Ngỡ rằng cánh cửa tương lai sẽ rộng mở, nhưng bất ngờ, năm 2007 người mẹ bị tai nạn giao thông, phải nằm liệt giường gần năm trời, trở thành trụ cột gia đình, cậu SV khoa Văn vừa lo cơm áo gạo tiền cho cả nhà vừa phải đảm bảo việc học nên khó khăn càng thêm chồng chất.
Nhà Long ở lại địa phận cầu Gia Bảy – “điểm nóng” về tệ nạn ma túy (MT), chính vì thế chẳng mấy chốc cậu SV Sư phạm đã bị cuốn vào vòng xoáy của chất gây nghiện. Sau này, Long tâm sự: “Cứ thế, tôi ngày càng lún sâu vào con đường tội lỗi mà không ý thức được những đồng tiền kiếm ra dễ dàng ấy cũng chính là những miếng ván ghép lại thành chiếc quan tài chôn cất tương lai mình”. Long bắt đầu bê trễ học hành, lao vào mua bán trái phép chất MT ngày càng nhiều hơn.
Năm 2009, Long bị bắt quả tang trong lúc đang bán 1 bánh heroin. “Khi cánh cửa sắt nặng nề của trại giam đóng sầm lại sau lưng, tôi mới thảng thốt nhận ra âm thanh khô khốc ấy cũng chính thức khép lại cánh cửa tương lai đầy hoài bão và ước mơ trong tôi”, Long viết.
Phạm nhân học nghề trong trại
Video đang HOT
Thi hành án tại Trạm giam Phú Sơn 4, Long cảm nhận trại giam cũng như trường học lớn cho đủ mọi lứa tuổi, thành phần xã hội, “cũng có tiếng kẻng, tiếng trống như trường cấp 3 tôi từng học, cũng có bóng xà cừ xanh mát mắt và hàng phượng vĩ đỏ rực mỗi khi hè sang…, chỉ khác ở chỗ học sinh của trường toàn “cá biệt” và những người thầy nơi đây là những chiến sĩ Công an khoác trên mình bộ cảnh phục xanh”.
Nhưng biến cố cuộc đời vẫn chưa dừng lại. Tháng 4-2013, Long biết tin mẹ bị bắt cũng do liên quan đến MT. Hiểu được nguyên nhân, Long càng thêm xót xa: “Vậy là tôi đã 2 lần mang trọng tội với mẹ. Khi bị bắt, tôi đã chôn vùi niềm tin và hy vọng của mẹ về thằng con trai mà bà đã đặt hết tình thương yêu và sự chăm sóc trong suốt 20 năm trời. Chẳng ngờ 4 năm sau, tôi lại tiếp tục trở thành gánh nặng đối với mẹ già, khiến bà phải lo lắng, tìm đủ kế sinh nhai để tôi yên tâm cải tạo và phạm sai lầm”.
Nỗi ân hận, xót xa ấy khiến Long quyết tâm đứng dậy sau khi vấp ngã và cho biết, phải trải nghiệm cuộc sống trong trại giam mới thấm thía nỗi vất vả, nhọc nhằn của người chiến sĩ làm công tác quản lý, giáo dục, cảm hóa giúp phạm nhân vơi đi phần nào mặc cảm tội lỗi, nhận thức đúng đắn về hành vi vi phạm pháp luật của mình để “sống lại” một cách ý nghĩa hơn.
Long kể, trong 1 lần họp mặt phạm nhân toàn trại, đại tá Nguyễn Xuân Trường – Giám thị trại – đã phát biểu: “Tôi mong muốn Trại giam Phú Sơn 4 sẽ là trường học lớn trong cuộc đời mỗi anh chị phạm nhân từng cải tạo ở đây. Dù chẳng ai muốn nhắc đến quãng thời gian thụ án trong trại giam, nhưng Ban giám thị và hàng trăm cán bộ nhân viên đang công tác tại đây luôn hy vọng khi hoàn lương trở về, các anh chị sẽ nhớ đến nơi này như một địa chỉ nhân văn, thấm đẫm tình đất, tình người, tình đời; trong khi các cán bộ như những người thầy thực sự trong công cuộc đưa phạm nhân trên con đường tìm về nẻo thiện, trở thành những công dân có ích cho cộng đồng và xã hội”.
Và lời nói từ đáy lòng ấy đã làm những trái tim lầm lạc như Nguyễn Hoàng Long lay động, cố gắng phấn đấu trở lại làm người lương thiện, sống có ích cho xã hội.
"Có tiền trong balo á, lấy chia ra đi": Câu chuyện từ cô hiệu trưởng ở TP. HCM khiến nhiều phụ huynh xôn xao trong dịp 20/11
Đằng sau chuyện chiếc phong bì ngày 20/11 đôi khi là bao nhiêu tâm tư trĩu nặng của những người thầy, người cô chân chính.
Mỗi khi tới dịp 20/11, những học trò thế hệ 7x, 8x... vẫn thường nhắc lại và tiếc nuối những giá trị ngày xưa cũ. Đó là những ngày cuộc sống còn nhiều khó khăn nhưng tình thầy trò thì vô cùng giàu có. Có lẽ chẳng ai quên được hình ảnh từng lớp học trò rủ nhau đến nhà thầy cô, mang theo những đặc sản vườn nhà, tấm thiệp tự làm mà trân quý.
Còn ngày nay, quà tặng thầy cô hầu như đều quy ra... phong bì. Gần tới dịp này, cứ dạo quanh vài hội nhóm phụ huynh, chắc hẳn ai cũng dễ dàng nhận ra chuyện được bàn tán sôi nổi nhất chính là "đi phong bì bao nhiêu là đủ?". Ngày nhà giáo Việt Nam với nhiều người vô tình thành ngày "đổi chác". Bên mất tiền sẽ mong đổi được sự quan tâm, chăm sóc của giáo viên đối với con mình. Bên nhận sẽ phải có trách nhiệm hơn để làm thỏa mãn lòng mong muốn.
Điều này, chắc hẳn sẽ làm buồn lòng những người giáo viên chân chính.
Có lẽ đó cũng là lý do chia sẻ "ruột gan" về chuyện quà cáp ngày 20/11 từ cô Nguyễn Thị Thanh Nga, chủ nhóm trẻ Thiên thần nhỏ, quận 9, TP. HCM gây sốt mạng xã hội. Dù đây chỉ là "tâm tư và suy nghĩ của bản thân" như cô Nga đã nói, nhưng cũng là tâm trạng chung của rất nhiều giáo viên khác trong ngày được coi là Tết nghề của mình.
"Hổm rày thấy mọi người bàn về vấn đề phong bì 20/11 rất nhiều. Cô buồn lắm nên xin trải lòng như sau:
Ngày này là ngày nhớ ơn thầy cô nên chỉ cần ba mẹ yêu thương và tôn trọng các cô là đủ. Ba mẹ không có điều kiện thì chỉ cần 1 nhánh hoa và 1 lời chúc cũng làm cho cô ấm lòng. Ba mẹ có điều kiện thì cho cô một chút gì đó gọi là kỉ niệm. Xin ba mẹ đừng đặt nặng vấn đề quà cáp phong bì quá. Mỗi người mỗi gia đình mỗi hoàn cảnh, làm sao chúng ta làm giống nhau được hết.
Chỉ cần 1 nhánh hoa và 1 lời chúc cũng làm cho cô ấm lòng. (Ảnh minh họa)
Cô xin kể chuyện khi cô làm cô giáo hơn 10 năm trước:
Cô làm cho nhóm nhỏ, các em đa số con nhà nghèo. Học phí hồi đó chỉ 600 ngàn đồng/tháng cả tiền ăn mà ba mẹ rất tôn trọng, yêu thương cô. Có một trường hợp làm cô nhớ mãi. Mẹ cháu mua bán ve chai hàng ngày bằng xe đạp.
Hôm ấy, cũng lễ 20/11, con cũng đi học như bình thường. Sáng vô thì con cũng hào hứng như bình thường (con lớp chồi). Nhưng tầm nửa ngày con rất buồn, cô hỏi thì con nói con nhớ mẹ. Cô dỗ dành an ủi thì con không buồn nữa. Đến chiều mẹ rước bé về. "Anh chàng" giận dỗi mẹ và chạy về trước. Tầm 30, 45 phút sau thì bé và mẹ quay lại. Bé cầm 1 nhánh hoa và 1 tờ 50 ngàn đồng với vẻ mặt hớn hở và nói "con tặng cô". Cô bất ngờ lắm vì cô hiểu rõ hoàn cảnh của mẹ và cô mời mẹ lại nói chuyện.
Mẹ tâm sự: "Bé giận em vì không tặng hoa cho cô, các bạn đều có mà con không có. Mà cô ơi, tặng hoa không thì em thấy kì lắm. Mà có tiền thì em không đủ điều kiện. Về nó giận em không thèm nói chuyện, nên em ráng mua 1 cây bông và 50 ngàn đồng tặng cô. Tặng cô mà có 50 ngàn đồng em cũng thấy kì lắm cô ơi".
Cô đã khóc, ôm chặt đứa bé vào lòng và cảm ơn con. Sau đó cô nhận bông hoa, xin gửi lại cho mẹ 50 ngàn đồng để mẹ về mua sữa cho con và cô nói: Chỉ cần như thế là cô đã hạnh phúc rồi.
Ba năm sau, cô làm hiệu trưởng của một trường mang danh quốc tế ở trung tâm thành phố. Học phí chưa bao gồm ăn đã 8 triệu. Con của ngôi sao ca sĩ, MC... (nói chung người nổi tiếng) cho con học rất nhiều. Cũng ngày lễ đó, bất ngờ cô đi qua 1 lớp của con cô MC đó và nghe người ta nói chuyện với cô giáo của mình: "Có tiền trong balo á, lấy chia ra đi".
Ôi, nghe xong mà tan nát cõi lòng. Sau khi tìm hiểu thì mỗi cô được họ cho 500 ngàn đồng mà giống như ban phát. Không có chút gì gọi là tôn trọng.
Cuối cùng, vì quá nản mà cô đã về nơi hẻo lánh để mở 1 nhóm trẻ nho nhỏ. Thứ nhất là để phụ huynh vẫn tôn trọng mình. Thứ hai, đem tình cảm và chuyên môn của mình để hướng dẫn các con dù mức học phí trung bình".
Nói ra để mong ba mẹ hiểu nghề giáo và trân trọng các cô hơn
Cô Nga chia sẻ: " Mấy hôm nay cô buồn, suy nghĩ dữ lắm mới viết ra tâm sự của bản thân mình, mong ba mẹ hiểu thêm nghề giáo và tôn trọng các cô hơn. Thật sự khi ba mẹ tặng quà thì các cô cũng rất vui, không phải vui vì được tiền ít hay nhiều mà chỉ nghĩ ba mẹ yêu quý mới tặng mình. Nhưng bản thân phụ huynh chắc nghĩ rằng các cô có quà, có tiền nên mừng vậy".
Đối với cô, tri ân là nhớ ơn. Ngày trước, mỗi lần đến lễ là cô rất nôn nao vì các con và ba mẹ luôn dành cho cô những tình cảm chân thật nhất, tôn trọng nhất. Có những bạn đã ra trường (lên lớp 1) hàng năm ngày 20/11 vẫn đến tặng cho cô 1 bó hoa nho nhỏ. Còn ngày nay, ba mẹ tặng đa số là để cô giáo chăm chút con hơn, chứ sự tôn trọng đối với nghề giáo không còn cao quý như trước.
"Cũng không trách được phụ huynh, bởi cũng do một số thành phần đã làm xấu đi hình ảnh của nghề giáo. Cô chỉ muốn nói rằng, nghề nào cũng vậy, cũng có người này, người nọ nên đừng quy chụp tất cả. Có nhiều cô giáo cũng có tâm lắm, chỉ là họ không lên tiếng thôi", cô Nga bày tỏ.
Nhóm trẻ của cô Nga rất nhỏ, chỉ tầm 20 bé, nhưng cô Nga tâm sự, hiện tại cô thấy mình an nhiên và hạnh phúc vì ở đó ba mẹ đều yêu thương cô như một người chị. Cô cho rằng, chỉ mong được sự thông cảm và tình cảm chân thành của phụ huynh dành cho giáo viên bởi một chút tôn trọng quan tâm thôi cũng đã khiến thầy cô giáo hạnh phúc mà gắn bó với nghề rồi.
Những bài hát ý nghĩa nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 từ lâu đã trở thành một dịp đặc biệt để nhiều thế hệ học trò bày tỏ sự kính trọng, quý mến dành cho thầy cô giáo. Vào dịp này, những giai điệu thân quen về thầy cô lại vang lên, khiến nhiều người xúc động. Ngày 20/11 là sự kiện mang rất nhiều ý nghĩa đặc...