Người thấp khớp dễ bị hẹp van tim
Phần lớn trường hợp hẹp van hai lá là ở người từng bị thấp khớp cấp. Các triệu chứng của bệnh tiến triển từ không có triệu chứng gì rõ rệt cho đến phù phổi cấp, khiến bệnh nhân phải nhập viện cấp cứu.
Tim là cơ quan quan trọng, giữ chức năng bơm máu tới nuôi tất cả bộ phận trong cơ thể. Ở người, tim có 4 buồng và được chia làm 2 nửa bên phải và bên trái. Van hai lá ngăn giữa tâm nhĩ trái và tâm thất trái là van một chiều giúp cho máu đi theo một chiều từ tâm nhĩ xuống tâm thất.
Hẹp van hai lá là bệnh lý trong đó van hai lá không mở được hoàn toàn, làm cản trở dòng máu từ tâm nhĩ trái xuống tâm thất trái. Hậu quả là máu bị ứ ở thượng nguồn làm giãn tâm nhĩ trái và ứ máu ở phổi gây ra khó thở, đồng thời làm giảm lượng máu đến các cơ quan.
Phẫu thuật tim tại Trung tâm Tim mạch BV ĐH Y dược TP HCM. Ảnh: T.A
Ở người Việt Nam, phần lớn các trường hợp hẹp van hai lá là người từng bị thấp khớp cấp, một biến chứng của nhiễm trùng hô hấp trên (do vi khuẩn liên cầu nhóm A) không được điều trị đầy đủ. Bệnh là một quá trình kéo dài nhiều năm, làm tổn thương van hai lá dần dần, khiến cho van mất đi khả năng di chuyển mềm mại, các lá van sẽ vôi hóa dần theo thời gian.
Các triệu chứng của van hai lá tiến triển từ không có triệu chứng gì rõ rệt cho đến khi phù phổi cấp, một tình trạng khó thở dữ dội do ứ máu ở phổi quá nặng khiến cho bệnh nhân phải nhập viện cấp cứu. Bên cạnh đó, người bệnh còn có thể có các triệu chứng sau:
- Ho, ho nhiều hơn khi nằm đầu thấp.
- Khó thở khi gắng sức.
Video đang HOT
- Đau ngực.
- Phù hai chân.
- Tim đập nhanh và không đều.
Để chẩn đoán bệnh lý van hai lá cho đến nay người ta chủ yếu dựa vào siêu âm tim. Siêu âm tim có thể được thực hiện trên thành ngực hoặc qua thực quản (bác sĩ đưa đầu dò qua miệng xuống thực quản) để khảo sát tốt hơn hình thái của lá van hai lá nhằm đưa ra hướng điều trị thích hợp. Bên cạnh đó, còn có thể sử dụng những xét nghiệm khác để hỗ trợ cho chẩn đoán như chụp X quang tim phổi, đo điện tâm đồ…
Tùy theo tình trạng bệnh của bệnh nhân và mức độ tổn thương van hai lá trên siêu âm tim mà bác sĩ sẽ quyết định phương pháp điều trị thích hợp. Hiện nay, có 3 phương pháp điều trị chính:
- Điều trị nội khoa: Cho các bệnh nhân có tổn thương van 2 lá nhẹ và chưa có triệu chứng rõ rệt. Bệnh nhân sẽ được bác sĩ cho thuốc uống và theo dõi định kỳ tiến triển của bệnh bằng siêu âm tim.
- Nong van hai lá bằng bóng qua da: Khi bệnh tiến triển nặng hơn, người bệnh khó thở nhiều hơn và van 2 lá tổn thương rõ nhưng vẫn còn mềm mại. Bác sĩ sẽ dùng ống thông đưa một bóng nong từ đùi của bệnh nhân lên đến tim, vào van 2 lá và nong rộng lỗ van để giúp cải thiện triệu chứng cho bệnh nhân.
- Phẫu thuật sửa van/thay van hai lá: Khi hình thái của van 2 lá không còn thích hợp để nong van, bác sĩ sẽ khuyên bệnh nhân phẫu thuật để sửa lại các lá van hoặc thay bằng một van nhân tạo. Van nhân tạo này sẽ thay thế hoạt động của van tự nhiên và đảm bảo dòng máu lưu thông một chiều từ tâm nhĩ trái đến tâm thất trái.
ThS.BS Nguyễn Anh Dũng – Ths.BS. Võ Tuấn Anh
Khoa Phẫu thuật Tim mạch, Trung tâm Tim mạch BV ĐH Y dược TP HCM
Theo VNE
Người nào dễ bị sốc thuốc?
Làm thế nào để hạn chế nguy cơ sốc thuốc và khi bị sốc thuốc nên làm gì, TS-BS Phạm Duệ - Giám đốc Trung tâm Chống độc (Bệnh viện Bạch Mai) trao đổi xung quanh vấn đề trên.
Các tác dụng có hại có thể là tác dụng có hại thật sự của thuốc, là tác dụng phụ hoặc dị ứng. Do đó mỗi người cần để ý để phòng tránh, phát hiện ra tác dụng không mong muốn có hại và có biện pháp xử trí đúng.
TS-BS Phạm Duệ
Khi bị sốc phản vệ cần được xử trí kịp thời tại chỗ theo phác đồ của Bộ Y tế. Các cơ sở khám chữa bệnh đều có hộp thuốc cấp cứu sốc phản vệ trong trường hợp bệnh nhân bị sốc phản vệ.
Ngoài ra cũng cần nghĩ tới tác dụng có hại do thuốc khi thấy xuất hiện các dấu hiệu bất thường sau khi hoặc khi đang dùng thuốc. Các biểu hiện này có thể là các biểu hiện mới xuất hiện, không phải các biểu hiện bệnh đang bị hoặc có thể người bệnh chỉ thấy bệnh nặng hơn.
Những đối tượng nào dễ bị dị ứng hoặc sốc thuốc, thưa bác sĩ?
Sốc thuốc, dị ứng thuốc có thể gặp ở bất cứ ai. Tuy nhiên, đối tượng dễ bị sốc và dị ứng thuốc thường là người có cơ địa dị ứng, nghĩa là những người dễ bị dị ứng với bất kỳ tác nhân nào như bụi, phấn hoa, hóa chất... và tất nhiên là thuốc trị bệnh.
Biểu hiện của dị ứng thuốc rất đa dạng, có thể từ nhẹ ví dụ buồn ngủ, hơi mệt, đến nặng, ví dụ khó thở, tụt huyết áp, loạn nhịp tim... thậm chí có thể tử vong.
Trong trường hợp bị dị ứng thuốc do tự điều trị, bệnh nhân cần làm gì?
Khi đó, người bệnh nên nhanh chóng đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời, mang theo thuốc và các giấy tờ, thông tin liên quan để thông báo cho nhân viên y tế, gọi điện tới trung tâm chống độc để được hướng dẫn, thông báo cho bác sỹ đã kê đơn và dược sỹ liên quan hoặc mang theo bệnh nhân tới cơ sở y tế.
Cách nào để phòng tránh tốt nhất nguy cơ sốc thuốc và dị ứng thuốc, thưa ông?
Trước khi dùng thuốc hoặc dùng thêm một thuốc mới, bệnh nhân cần cung cấp cho bác sĩ, dược sĩ hoặc nhân viên y tế đầy đủ quá trình bệnh tật của mình đang bị, trạng thái đặc biệt của cơ thể, đặc biệt là có thai, cho con bú; những bệnh mắc trước đây; thuốc và các biện pháp chữa trị mới hoặc đang áp dụng. Thuốc bao gồm thuốc bệnh nhân tự mua hoặc mua theo đơn, vitamine, chế phẩm bổ sung dinh dưỡng.
Khi chưa rõ, người bệnh cần hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ các câu hỏi liên quan đến thuốc sẽ dùng, diễn biến bệnh tật khi dùng thuốc, cách theo dõi khi dùng thuốc, chế độ ăn, uống, sinh hoạt.
Theo VNE
Sự gia tăng hormone DHT khiến nam giới dễ bị rụng tóc "Thủ phạm" hàng đầu gây nên 95% các trường hợp rụng tóc ở nam giới chính là do sự gia tăng Dihydrotestosterone (DHT) - một hormone nội sinh trong cơ thể, do testosterone chuyển hóa thành. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng, dưới tác động của enzym 5alpha-reductase, hoóc môn nam sẽ biến đổi thành DHT, ngăn cản nang tóc hấp...