‘Người thắng, kẻ thua’ sau cuộc tấn công đáp trả của Iran với Israel
Cuộc tấn công đáp trả của Iran giúp Israel tiếp tục nhận được sự hỗ trợ chính trị và quân sự từ phương Tây cũng như đảm bảo sự hiện diện liên tục của Mỹ ở Trung Đông.
Người dân xếp hàng chờ mua bánh mỳ tại thành phố Gaza ngày 14/4/2024. Ảnh: THX/TTXVN
Theo nhận định của nhà nghiên cứu Burak Elmalı thuộc Trung tâm Nghiên cứu Thế giới TRT nhận định với hãng thông tấn Anadolu (Thổ Nhĩ Kỳ) ngày 18/4, cuộc tấn công trả đũa của Iran nhằm vào Israel là lần đầu tiên Tehran nhắm mục tiêu trực tiếp vào Israel mà không cần nhờ đến các lực lượng ủy nhiệm của họ trong khu vực, đồng thời làm bộc lộ rõ “người thắng và kẻ thua” từ hành động này.
Nhà nghiên cứu Elmalı cho rằng bên hưởng lợi lớn nhất trong động thái này là Israel, đặc biệt là Thủ tướng Benjamin Netanyahu. Ông Netanyahu đã khiến nhiều người ủng hộ ông trong giới chính trị phương Tây tức giận trong những tuần gần đây liên quan đến thương vong dân sự ở Dải Gaza. Nhưng cuộc tấn công của Iran tạo cơ hội cho Israel để phương Tây tiếp tục hỗ trợ Tel Aviv về mặt quân sự và chính trị, cũng như sự hiện diện liên tục của Mỹ.
Mặc dù cuộc đáp trả của Iran một phần là phản ứng trước cuộc tấn công của Israel vào Gaza, nhưng điều đó cũng tạo ra những lý do để Mỹ duy trì sự hiện diện quân sự của mình trong khu vực, bất chấp những tuyên bố gần dây về việc họ rút khỏi Trung Đông, vốn được nhiều cử tri Mỹ ủng hộ trước thềm cuộc bầu cử tổng thống sắp diễn ra.
Chính quyền Iran cũng là bên hưởng lợi qua việc khôi phục được uy tín đối với công chúng trong nước và trong mắt những người có cảm tình với họ ở Trung Đông. Nếu Iran không trả đũa cuộc tấn công lãnh sự quán ở Syria, hoặc phủ nhận nó bằng một vài cuộc tấn công mang tính biểu tượng cao thông qua lực lượng Hezbollah nhằm vào miền bắc Israel, thì uy tín của Tehran sẽ bị nghi ngờ và lời biện minh là “tránh căng thẳng khu vực” sẽ không có tác dụng.
Với hành động đáp trả vào cuối tuần trước, Tehran đã củng cố hình ảnh của mình như một nhân tố có khả năng tấn công trực tiếp vào Israel, điều mà chỉ có Tổng thống Iraq Saddam Hussein trước đây từng làm trong Chiến tranh vùng Vịnh lần thứ nhất.
Video đang HOT
Hơn nữa, trong tuyên bố của mình, Iran đã đề cập đến Điều 51 của Hiến chương Liên hợp quốc (LHQ) và nhắc lại rằng hành động trả đũa là để đáp trả vụ tấn công lãnh sự quán của họ. Iran đã thực hiện cam kết tránh leo thang chiến tranh lan rộng ngoài Gaza như đã hứa với Mỹ trong những tuần sau ngày 7/10 năm ngoái. Vì vậy, Iran đặt động thái của mình bên ngoài cuộc xung đột Israel – Hamas và nhấn mạnh rằng hành động trả đũa nên được nhìn nhận theo cách này.
Nhưng điều này đi kèm với việc những thường dân bị ảnh hưởng bởi chiến dịch quân sự của Israel ở Gaza trở thành bên thua cuộc. Nhà nghiên cứu Elmalı nhận định: Khả năng Israel trả đũa nhằm vào các cơ sở hạt nhân của Iran đang đặt ra câu hỏi và suy đoán về cách Iran sẽ phản ứng trước các cuộc tấn công như vậy hoặc làm thế nào nước này sẽ duy trì ảnh hưởng trong khu vực thông qua các lực lượng ủy nhiệm ở Syria và Iraq. Những cuộc thảo luận về các vấn đề này sẽ thu hút sự tập trung vào Gaza sang một vấn đề khác, cơ làm giảm sự chú ý của dư luận phương Tây về thương vong dân sự và nhân đạo ở Gaza.
Những vấn đề nổi lên sau cuộc tấn công của Iran và dự báo hành động đáp trả từ Israel
Đây là lần đầu tiên Iran thực hiện cuộc tấn công trực tiếp vào Israel, cho thấy sự thay đổi quy tắc đối đầu, đồng thời thể hiện năng lực tên lửa đạn đạo của Tehran cũng như khả năng phòng thủ của Tel Aviv.
Tên lửa được phóng từ Iran về phía Israel tối 13/4/2024. Ảnh: IRNA/TTXVN
Chuyển từ đối đầu "bí mật" sang "công khai"
Theo bình luận của tờ Wall Street Jornal ngày 14/4, cuộc tấn công bằng máy bay không người lái và tên lửa do Iran phát động đêm 13/4 là lần đầu tiên Tehran tấn công trực tiếp vào Israel từ lãnh thổ Iran. Israel đã tiến hành hàng trăm cuộc không kích nhằm vào các mục tiêu của Iran và các nhóm dân quân thân nước này trên khắp Trung Đông, một chiến dịch mà Israel hiếm khi thừa nhận.
Tuy nhiên, cuộc không kích vào tòa nhà lãnh sự trong đại sứ quán Iran ở Syria đã thúc đẩy cuộc tấn công trả đũa của Tehran vào Israel đêm 13/4. Đòn "ăn miếng, trả miếng" giữa Israel và Iran trên có khả năng sẽ định hình lại các quy tắc can dự trong cuộc chiến "bí mật" kéo dài giữa Iran và Israel.
Đồng quan điểm trên, Jonathan Panikoff, Giám đốc Sáng kiến An ninh Trung Đông Scowcroft thuộc Hội đồng Đại Tây Dương, từng là sĩ quan tình báo quốc gia khu vực Cận Đông tại Hội đồng Tình báo Quốc gia Mỹ nhận định trên trang web Atlanticcouncil.org cùng ngày rằng , việc Iran phóng tên lửa đạn đạo, cùng với hàng trăm máy bay không người lái nhằm vào Israel, đã đẩy khu vực này đến bờ vực của một cuộc chiến tranh rộng lớn hơn mà dường như hầu như không ai thực sự muốn; điều mà hầu hết các bên liên quan - Mỹ, các quốc gia Arab, thậm chí cả lực lượng Hezbollah - đã tìm cách tránh né trong 6 tháng qua.
Thực tế là, theo chuyên gia Panikoff, điều này đánh dấu lần đầu tiên Iran tiến hành một cuộc tấn công trực tiếp vào Israel và hành động đó đã phá vỡ ngưỡng xung đột trước đây trong cuộc đối đầu kéo dài giữa Israel và Iran, đưa vấn đề này từ "bóng tối ra ngoài ánh sáng".
Chuyên gia Panikoff lưu ý, trong kịch bản dễ xảy ra nhất, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu sẽ đáp trả và thực hiện các bước tấn công những mục tiêu của Iran, có thể là ở trong hoặc ngoài Iran, theo cách cụ thể nhưng có kiềm chế và sẽ không dẫn đến một phản ứng đáng kể nào khác của Iran. Trong trường hợp xấu nhất, phản ứng của Israel sẽ rất dữ dội và bao gồm việc bắn phá các địa điểm quan trọng của Iran.
Tuy nhiên, phản ứng cuối cùng của Israel có thể sẽ được quyết định bởi tác động trên thực địa ở Israel. Tổn thất dân sự và quân sự sẽ làm tăng mức độ phản ứng của Israel. Dù trong hoàn cảnh nào, điều rõ ràng đây là sự khởi đầu của một kỷ nguyên mới, một kỷ nguyên trong đó Iran sẵn sàng đáp trả trực tiếp các cuộc tấn công của Israel và khi làm như vậy nguy cơ bị tấn công đáp trả vào trong lãnh thổ Iran sẽ tăng lên.
Về phần mình, Carmiel Arbit, thành viên cấp cao của Chương trình Trung Đông và Sáng kiến An ninh Trung Đông Scowcroft tại Hội đồng Đại Tây Dương cũng nhận định cuộc tấn công của Iran vào Israel là một sự leo thang đáng kinh ngạc giữa hai nước, chuyển từ cuộc xung đột bí mật giữa hai bên sang công khai. Diễn biến tiếp theo sẽ phụ thuộc vào ba yếu tố: Thương vong ở Israel thế nào, liệu các hệ thống phòng thủ của nước này kết hợp với sự hỗ trợ của Mỹ có ngăn chặn được thiệt hại đáng kể hay không và cuối cùng là cách Israel lựa chọn phản ứng đáp trả.
Trong khi đó, người phát ngôn Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) Daniel Hagari ngày 14/4 thông báo "một cơ số" máy bay của không quân nước này đã sẵn sàng trên bầu trời để phản công lại Iran. Ông Hagari khẳng định: "Vừa mới đây Iran đã phóng tên lửa từ lãnh thổ nước này nhắm tới lãnh thổ Nhà nước Israel. Tại thời điểm này, một cơ số máy bay của không quân đã trên bầu trời, sẵn sàng đáp trả bất cứ mối đe dọa nào".
Năng lực tên lửa của Iran và khả năng phòng thủ của Israel
Ngoài ra, theo Wall Street Journal, việc Iran sử dụng tên lửa đạn đạo tấn công Israel cuối tuần này cho thấy khả năng quân sự của Tehran. Iran có năng lực tên lửa đạn đạo lớn nhất ở Trung Đông, phần lớn là tự sản xuất ở trong nước. Các quan chức Mỹ ước tính nước này có hơn 3.000 tên lửa.
Iran đã chế tạo được tên lửa có tầm bắn 2.000 km nhưng các chuyên gia tin rằng nước này có thể nhanh chóng thích ứng và triển khai tên lửa đạn đạo có tầm bắn xa hơn đáng kể.
Tên lửa đạn đạo của Iran ngày càng có khả năng tấn công chính xác hơn trong thập kỷ qua và Tehran đã cung cấp vũ khí này cho một số lực lượng ủy nhiệm trong khu vực. Các quan chức Mỹ đã cảnh báo rằng Tehran có thể sớm gửi tên lửa cho Nga.
Năm 2020, Iran đã sử dụng tên lửa đạn đạo để tấn công lực lượng Mỹ ở Iraq sau khi cuộc không kích của Mỹ khiến quan chức quân sự hàng đầu Iran Qassem Soleimani thiệt mạng. Iran cũng đã sử dụng tên lửa để tấn công các mục tiêu ở Syria và Iraq vào tháng 1 vừa qua.
Bình luận về cuộc tấn công mới nhất của Iran, hãng tin AP cho rằng đây là thách thức mới nhất đối với hệ thống phòng không của Israel, vốn đã phải hoạt động liên tục để đối phó với các cuộc tấn công bằng tên lửa, máy bay không người lái và đạn cối trong suốt cuộc chiến kéo dài sáu tháng với Hamas và các nhóm vũ trang khác trong khu vực.
Tuy nhiên, hệ thống phòng không nhiều lớp của Israel đã bảo vệ nước này trước cuộc tấn công bằng máy bay không người lái và tên lửa của Iran. Hệ thống phòng thủ của Israel với sự hỗ trợ của Mỹ và Anh được cho là đã ngăn chặn thiệt hại hoặc thương vong nghiêm trọng.
Các quan chức Israel và Mỹ cho biết hàng chục máy bay không người lái và phần lớn tên lửa do Iran bắn đã bị Israel, Mỹ và các lực lượng đồng minh khác bắn hạ trước khi tới lãnh thổ Israel. Quân đội Israel thông báo chỉ một số lượng nhỏ tên lửa rơi xuống lãnh thổ Israel, gây thiệt hại nhỏ cho một căn cứ quân sự ở miền Nam nước này.
Mỹ áp dụng biện pháp trừng phạt mới với Iran Mỹ đã áp dụng các biện pháp trừng phạt mới đối với Iran vào ngày 18/4. Hệ thống đánh chặn Iron Dome của Israel ngăn các vụ tấn công tên lửa và thiết bị bay không người lái của Iran trên bầu trời Jerusalem. Ảnh: THX/TTXVN Kênh CNN (Mỹ) đưa tin vòng trừng phạt mới của Washington nhắm đến 16 cá nhân và...