Người tham gia BHXH tự nguyện ở TP.HCM giảm hơn 6.000 người
Báo cáo của Bảo hiểm xã hội TP.HCM cho thấy số người tham gia BHXH tự nguyện tăng từ 8.283 người năm 2017 lên 51.401 người năm 2021.
Tổng số người thuộc hộ nghèo, cận nghèo tham gia BHXH tự nguyện trong 10 tháng chỉ còn 848 người, giảm hơn 6.000 người so với năm 2021.
Ngày 16.11, Bảo hiểm xã hội (BHXH) TP.HCM có báo cáo kết quả thực hiện chính sách BHXH tự nguyện trên địa bàn giai đoạn 2017 – 2021.
Video đang HOT
Báo cáo cho thấy số người tham gia BHXH tự nguyện tăng từ 8.283 người năm 2017 lên 51.401 người năm 2021. Tuy nhiên, trong 10 tháng năm 2022, số người tham gia BHXH tự nguyện chỉ còn 30.170 người, giảm tới 21.231 người so với năm 2021. Nếu so với 4,9 triệu lao động tại TP.HCM thì số người tham gia BHXH tự nguyện hiện chỉ chiếm 0,6% lực lượng lao động. Đáng lưu ý, tổng số người thuộc hộ nghèo, cận nghèo tham gia BHXH tự nguyện trong 10 tháng chỉ còn 848 người, giảm hơn 6.000 người so với năm 2021.
Trong khi đó, theo chỉ tiêu Nghị quyết 28 của Ban Chấp hành T.Ư và Kế hoạch 2558 của UBND TP.HCM, số người tham gia BHXH tự nguyện đến năm 2025 tại TP.HCM phải chiếm khoảng 2,5% lực lượng lao động trong độ tuổi, tương ứng 150.000 người, trong 3 năm 2023 – 2025 bình quân phải tăng 50.000 người/năm.
BHXH TP.HCM phân tích có tình trạng giảm sâu này là do người dân gặp khó khăn vì dịch Covid-19. Đặc biệt, nhóm người lao động tự do không có nguồn thu nhập ổn định, bị mất việc làm; trong khi đó, giá cả tiêu dùng tăng nên họ hầu như không có khả năng tiếp tục tham gia BHXH tự nguyện hoặc phải tạm dừng đóng.
Ngoài ra, theo quy định của Chính phủ về chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021 – 2025, từ năm 2022, mức chuẩn hộ nghèo khu vực nông thôn là 1,5 triệu đồng/người/tháng, nên mức đóng BHXH tự nguyện tối thiểu năm 2022 có sự điều chỉnh theo hướng tăng lên (tăng 2,14 lần). Trong đó, mức đóng cho đối tượng thuộc hộ nghèo tăng từ mức 107.800 đồng/người/tháng lên 231.000 đồng/người/tháng; đối tượng thuộc hộ cận nghèo tăng từ mức 115.500 đồng/người/tháng lên 247.500 đồng/người/tháng; đối tượng khác tăng từ mức 138.600 đồng/người/tháng lên mức 297.000 đồng/người/tháng.
BHXH TP.HCM cũng đề cập việc mức đóng tăng nhưng chế độ không thay đổi, khiến chính sách về BHXH tự nguyện chưa hấp dẫn. Hiện, người tham gia BHXH tự nguyện chỉ được hưởng 2 chế độ hưu trí và tử tuất (trái với BHXH bắt buộc có các chế độ khác như trợ cấp thất nghiệp, thai sản, ốm đau…); thời gian để hưởng chế độ hưu trí khá dài (20 năm tham gia BHXH).
BHXH TP.HCM đề ra hàng loạt giải pháp để hoàn thành mục tiêu chung song song với kiến nghị Quốc hội, Chính phủ sửa đổi luật BHXH năm 2014, xem xét giảm thời gian tham gia BHXH để hưởng lương hưu đối với người tham gia BHXH tự nguyện ngắn hơn so với người tham gia BHXH bắt buộc; mở rộng thêm chế độ ngắn hạn cho người tham gia BHXH tự nguyện. Đồng thời, đề nghị Thành ủy, HĐND, UBND TP.HCM xem xét hỗ trợ thêm kinh phí tham gia bảo hiểm tự nguyện so với mức hỗ trợ theo quy định của Chính phủ cho người tham gia BHXH tự nguyện từ ngân sách TP.
TP.HCM phát hiện cơ sở phẫu thuật thẩm mỹ 'chui' trong căn nhà 4 tầng
Thanh tra Sở Y tế TP.HCM phối hợp PC06, Công an TP.HCM, Phòng Y tế, UBND P.12 và Công an P.12 (Q.Gò Vấp) kiểm tra đột xuất cơ sở thẩm mỹ chui, không bảng hiệu tại số 256/69 Phan Huy Ích, P.12, Q.Gò Vấp.
* Quý 1/2022, các bệnh viện tiếp nhận gần 3,4 triệu lượt khám, chữa bệnh
Ngày 8.4, Thanh tra Sở Y tế TP.HCM cho biết nơi này phối hợp với Phòng Cảnh sát QLHC về TTXH (PC06), Công an TP.HCM, Phòng Y tế, UBND P.12 và Công an P.12 (Q.Gò Vấp) kiểm tra đột xuất cơ sở thẩm mỹ "chui" chuyên nâng mũi, cắt mắt... không bảng hiệu tại số 256/69 Phan Huy Ích, P.12, Q.Gò Vấp.
Tại đây, đoàn ghi nhận cơ sở thẩm mỹ "chui" này có khoảng 8 nhân viên tại khu lễ tân, không xuất trình được hồ sơ pháp lý (giấy đăng ký kinh doanh, chứng chỉ hành nghề, giấy phép hoạt động). Đoàn phát hiện nhiều phòng có trang bị các thiết bị y tế, đèn phẫu thuật, thuốc... nên đã niêm phong 8 thùng thuốc, vật tư y tế và 9 trang thiết bị y tế.
Thanh tra Sở Y tế yêu cầu cơ sở thẩm mỹ trên ngưng ngay việc khám, chữa bệnh về phẫu thuật thẩm mỹ. Giao Phòng Y tế Q.Gò Vấp phối hợp chính quyền địa phương theo dõi, giám sát việc ngưng hoạt động tại cơ sở. Thanh tra Sở Y tế phối hợp PC06 tổng hợp điều tra để làm rõ các hành vi sai phạm và xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật đối với cơ sở thẩm mỹ "chui" trên. Trước đó, ngày 26.3, Thanh tra Sở Y tế phối hợp Công an TP.HCM, các cơ quan chức năng Q.Gò Vấp cũng phát hiện Thẩm mỹ viện Sài Gòn C.R (70 đường số 7, khu dân cư CityLand, P.7, Q.Gò Vấp) hoạt động không phép.
Cùng ngày 8.4, Sở Y tế TP.HCM tổ chức sơ kết hoạt động nổi bật quý 1/2022 và phương hướng hoạt động quý 2/2022. Theo đó, trong quý 1/2022, các bệnh viện (BV) ở TP.HCM tiếp nhận gần 3,4 triệu lượt khám, chữa bệnh nội trú và ngoại trú, giảm hơn 25% so với quý 1/2021. Số chi phí khám, chữa bệnh là 3.763 tỉ đồng, giảm hơn 16% so với quý 1/2021. Quý 2/2022, bên cạnh tiếp tục đẩy mạnh hoạt động phòng chống dịch, nâng cao năng lực khám, chữa bệnh... thì ngành y tế TP.HCM tăng cường thanh tra, kiểm tra quản lý hành nghề y, dược tư nhân. Dự kiến quý 2/2022 sẽ khánh thành BV Truyền máu huyết học và đưa BV Ung bướu cơ sở 2 và khối nhà Trung tâm tim mạch trẻ em của BV Nhi đồng 1 đi vào hoạt động.
Tài xế nửa đêm chở bé trai sốt, co giật đi cấp cứu chẳng màng tiền bạc Gần 4 giờ sáng, đang ngủ trên xe, anh Ngọc thấy có người gõ cửa xe đi Bệnh viện Nhi đồng 2, TP.HCM anh sốt sắng chở ngay. Đến nơi anh không nghĩ đến chuyện tiền bạc, chỉ mong bé được cấp cứu kịp thời. Mạng xã hội chia sẻ câu chuyện và hành động đẹp của nam tài xế nhận được nhiều...