Người Thái Lan tự tử nhiều thứ ba thế giới
Nhật Bản đứng đầu thế giới về số người tự tử. Kế đó các nước vùng Scandinavia, thứ ba là Thái Lan.
Người Thái có tỉ lệ tự tử nhiều thứ ba thế giới. Trong ảnh: Bến tàu điện tại Bangkok – Ảnh: Lam Yên
Theo The Nation (Thái Lan) ngày 28.2, đau tim, bia rượu, người già không muốn làm gánh nặng cho con cái, bạo lực gia đình, thất tình… là những nguyên nhân nhân chính khiến người Thái tự tử, trung bình hơn 10 người/ngày, xếp thứ 3 thế giới, theo Bộ Y tế cộng đồng Thái Lan.
Nhật Bản đứng đầu về số người tự tử. Kế đó các nước Scandinavia: Đan Mạch, Na Uy và Thuỵ Điển.
Trong đó, 70% tự tử bằng treo cổ, 20% bằng thuốc độc và 10% bằng súng, phần lớn người tự tử là đàn ông.
Wipawan, 25 tuổi, là một trường hợp tự tử được cứu sống kể lại. Sau khi cãi vã với bạn trai, cô cảm thấy bế tắc và uống chai thuốc tẩy rửa nhà vệ sinh. May mắn cô được phát hiện kịp thời.
Video đang HOT
“Tôi đã phải nhập viện hơn ba tuần. Dù thoát chết, nhưng tôi không thể ăn uống, thậm chí nuốt nước bọt đau chịu không được, tựa như sống trong địa ngục”, cô nói.
Bác sĩ Yongyuth Wongpiromsan, người phát ngôn Bộ Y tế cộng đồng cho biết: “Tại Thái Lan, các trường hợp tự tử đều trong độ tuổi lao động từ 20-50, nguyên nhân là do thất tình, vỡ nợ, buồn chuyện gia đình, căng thẳng công việc… Tỉ lệ độ tuổi lao động tự tử là 6/100.000. Điều này làm ảnh hưởng đến tình hình lao động tại Thái Lan. Vì thế, mọi người nên gọi điện đến các đường dây nóng để được tư vấn khi có chuyện khó giải quyết”.
Lam Yên
(Văn phòng Bangkok)
Theo Thanhnien
342.800 cử nhân cao đẳng chuyên nghiệp, đại học thất nghiệp
"Quý 3/2015, nguồn cung lao động có bằng cấp đại học và cao đẳng chuyên nghiệp đang thừa so với nhu cầu của thị trường lao động. Số liệu hơn 340.000 cử nhân chuyên nghiệp và đại học thất nghiệp đã nói lên điều này"
tỉ lệ thất nghiệp cử nhân CĐ chuyên nghiệp tăng trong Quý 3/2015
Bà Nguyễn Thị Lan Hương - Viện trưởng Viện Khoa học lao động (Bộ LĐ-TB&XH) trao đổi tại Buổi công bố Bản tin thị trường lao động VN Quý 3/2015, chiều 24/12 tại Hà Nội.
Số liệu thất nghiệp của nhóm đại học và cao đẳng trên tăng nhiều so với kết quả của Quý 2/2015. Đặc biệt, nhóm lao động có bằng đại học thất nghiệp đã tăng từ 199.400 người lên tới 225.500 người (tăng 20 %) và lao động có bằng cao đẳng chuyên nghiệp tăng từ 93.200 người lên 117.300 người.
"Về khách quan, con số tăng cũng bởi quý 3/2015, nhiều trường đại học và cao đẳng làm lễ tốt nghiệp cho sinh viên ra trường" - bà Nguyễn Thị Lan Hương nói.
Trong khi đó, số lương lao động có chuyên môn kỹ thuật nghề lại giảm tỉ lệ thất nghiệp. Bản tin công bố: Quý 3/2015, cả nước có 645.100 người thất nghiệp không có chuyên môn kỹ thuật. Số liệu này giảm 24 nghìn người so với quý 2/2015.
Giải thích điều này, đại diện Viện Khoa học lao động khẳng định: "Điều này phản ánh xu hướng ngược lại, chúng ta đang thiếu lao động qua đào tạo nghề và chuyên môn kỹ thuật bậc trung. Vai trò đào tạo nghề phải tăng lên để phát triển đội ngũ thợ bậc trung nhằm phục vụ cho ngành xây dựng và công nghiệp đang phát triển".
Số lượng thất nghiệp trong độ tuổi lao động theo trình độ
Tuy nhiên, Bản tin thị trường lao động phản ánh tín hiệu không tốt về thị trường lao động, thể hiện ở tỉ lệ thất nghiệp, tỷ lệ thất nghiệp nhóm chuyên môn kỹ thuật cao, thanh niên và nhóm có bằng cấp cao tăng hơn.
Tỷ lệ thất nghiệp thanh niên (15-24 tuổi) tiếp tục tăng, lên đến 7,30% (so với 6,68% quý 2/2015), cao gấp 3,1 lần so với tỷ lệ thất nghiệp chung. Đặc biệt tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên thành thị tăng từ 11,84% quý 2/2015 lên 12,12% trong quý 3/2015.
Tỷ lệ thất nghiệp cao ở nhóm có trình độ cao đẳng, đại học trở lên cho thấy giữa cung và cầu của nhóm này tiếp tục bất cập. Tỷ lệ thất nghiệp cao và gia tăng ở nhóm thanh niên cho thấy cần tiếp tục tập trung hỗ trợ việc chuyển tiếp cho thanh niên từ nhà trường đến thị trường lao động.
So với quý 2/2015, tình trạng thất nghiệp dài hạn (trên 12 tháng) trầm trọng hơn (từ 22,7% lên 25%). Tỷ trọng người thất nghiệp dưới 12 tháng là 75%.
"Quý 3/2015, tỷ lệ thất nghiệp của những người trong độ tuổi lao động tiếp tục giảm, còn 2,35% (so với 2,42% quý 2/2015). Tỷ lệ thất nghiệp của nữ và nam đều giảm (tương ứng giảm từ 2,35% xuống 2,27% và từ 2,48% xuống 2,41%); tỷ lệ thất nghiệp thành thị và nông thôn cũng giảm, còn 3,38% và 1,86%" - Theo Bản tin thị trường lao động VN Quý 3/2015.
Hoàng Mạnh
Theo Dantri
Vẻ đẹp của 10 quốc gia thịnh vượng nhất thế giới Bảng xếp hạng Chỉ số thịnh vượng thế giới 2015 là một trong các tiêu chí giúp du khách lựa chọn điểm đến. Năm nay, Việt Nam đã thăng hạng từ vị trí 56 lên vị trí 55. 1. Na Uy: Quốc gia vùng Scandinavia này lại một lần nữa dành vị trí đầu bảng trong 7 năm liên tiếp. Đây cũng là...