Người Thái chấp thuận bản hiến pháp mới
Kết quả trưng cầu dân ý ngày 7.8 cho thấy đa số người dân Thái Lan (61%) đồng ý bản hiến pháp mới do chính quyền quân đội soạn thảo.
Kết quả sau khi 94% số phiếu được kiểm cho thấy 61% người Thái Lan bỏ phiếu đồng ý với bản hiến pháp mới do quân đội soạn thảo – Reuters
Tính đến tối 7.8, tờ Bangkok Post dẫn kết quả kiểm phiếu từ Uỷ ban bầu cử (EC) cho hay đã có hơn 15,5 triệu người dân Thái Lan bỏ phiếu (khoảng 61%) chấp thuận bản hiến pháp mới, trong khi chỉ có hơn 9,7 triệu phiếu phản đối. Có 94% tổng số phiếu bầu đã được kiểm. Kết quả đầy đủ dự kiến được công bố vào ngày 10.8. Theo The Washington Post, có khoảng 50 triệu người đăng ký tham gia trưng cầu nhưng chỉ có 55% số này đi bỏ phiếu.
Sau khi 90% số phiếu được kiểm tra, ông Somchai Srisutthiyakorn, chủ tịch EC tuyên bố khoảng cách trên đủ lớn để không làm thay đổi kết quả cuối cùng, theo Reuters. Chính quyền cũng đưa ra câu hỏi phụ trong cuộc trưng cầu lần này, hỏi rằng người dân có đồng ý việc Thượng viện được quyền chọn ra thủ tướng. Có 52% đồng ý và 42% phản đối, theo chủ tịch EC Somchai.
Video đang HOT
Cơ quan lập pháp do quân đội kiểm soát, còn gọi là Hội đồng hòa bình và trật tự quốc gia (NCPO) đã cấm các cuộc biểu tình liên quan đến vấn đề hiến pháp ngay trước cuộc trưng cầu dân ý lần này. Chính quyền cũng bắt giữ và truy tố hàng chục người bao gồm các chính trị gia và các nhà hoạt động sinh viên lên tiếng chống lại cuộc trưng cầu.
Cuộc trưng cầu dân ý ngày 7.8 được xem là phép thử độ tín nhiệm của người dân đối với chính quyền Thủ tướng Prayuth Chan-ocha, tướng quân đội lên nắm quyền lãnh đạo đất nước sau cuộc đảo chính năm 2014. Chính quyền của ông Prayuth tuy vậy cũng được cho là mang lại sự ổn định cho Thái Lan và chấm dứt những cuộc bạo động diễn ra thường xuyên và chia rẽ chính trị tại xứ sở chùa vàng trong nhiều năm trước đó.
Quân đội Thái Lan cho rằng bản hiến pháp mới được soạn thảo nhằm hàn gắn những chia rẽ chính trị kéo dài hơn một thập niên tại Thái Lan, khiến tình hình tăng trưởng gặp khó khăn và nhiều người thiệt mạng vì xã hội bất ổn. Những người phản đối thì cho rằng bản hiến pháp này sẽ giúp tăng cường vai trò chính trị của quân đội trong những năm tới.
Sau khi kết quả trưng cầu cho thấy phần lớn người dân ủng hộ hiến pháp mới, các nhóm đối lập đã tỏ ra thất vọng. Chủ tịch Mặt trân dân chủ chống độc tài (UDD) Jatuporn Prompan nói rằng cuộc trưng cầu không nên diễn ra vào thời điểm này. Ông cũng bác bỏ kết quả cuộc trưng cầu khi cho rằng “đây không phải chiến thắng mà ông Prayuth (thủ tướng Thái Lan) có thể tự hào vì những đối thủ đã không thể chiến đấu với khả năng tốt nhất do bị đe doạ và quấy nhiễu”.
Theo Thanh Niên
Đa phần người Thái chấp thuận hiến pháp mới của quân đội
Cuộc trưng cầu dân ý ở Thái Lan chuẩn bị kết thúc với kết quả đa phần người dân đều đồng tình với hiến pháp mới do quân đội soạn thảo.
Người dân Thái Lan hôm nay đi bỏ phiếu trong cuộc trưng cầu dân ý về hiến pháp mới. Ảnh: Reuters
Kết quả tổng hợp từ 91% số phiếu đã qua kiểm điếm cho thấy 61% người tham gia trưng cầu dân ý chấp thuận hiến pháp mới của quân đội, theoBBC.
Quân đội Thái Lan bãi bỏ hiến pháp cũ từ khi lên nắm quyền lực sau cuộc đảo chính hồi năm 2014. Những người ủng hộ bản hiến pháp mới cho biết họ tin rằng nó sẽ giúp mang lại ổn định cho Thái Lan. Tuy nhiên, một số người chỉ trích lại nói hiến pháp mới sẽ gia tăng quyền lực cũng như sự kiểm soát của quân đội đối với đất nước.
Các cử tri dường như cũng ủng hộ đề xuất thứ hai trong lá phiếu, cho rằng thượng viện được bổ nhiệm phải tham gia vào quá trình lựa chọn thủ tướng. Ủy ban kiểm phiếu cho hay 58% số phiếu tính đến thời điểm hiện tại đồng thuận với ý kiến này.
Cuộc trưng cầu dân ý hôm nay là bước khởi đầu, mở đường cho một cuộc tổng tuyển cử sẽ diễn ra vào năm sau ở Thái Lan. Chính phủ mới có nghĩa vụ tuân thủ những quy định, điều luật trong bản hiến pháp này.
Bên cạnh đó, cuộc trưng cầu cũng là thử nghiệm đầu tiên về phản ứng của người dân Thái Lan với chính quyền Thủ tướng Prayuth Chan-ocha, kể từ khi ông nắm quyền. Ông Chan-ocha tuyên bố sẽ không từ chức nếu người Thái bác bỏ hiến pháp, tổng tuyển cử sẽ vẫn diễn ra bất kể kết quả thế nào.
Vũ Hoàng
Theo VNE
Nước nào có thể tổ chức trưng cầu ý dân? Sau chiến thắng của phe Brexit trong trưng cầu ý dân ở Anh, Marine Le Pen ở Pháp (đảng Mặt trận Quốc gia), Geert Wilders ở Hà Lan (đảng Vì tự do), Matteo Salvini ở Ý (đảng Liên minh phương Bắc) đã đòi tổ chức trưng cầu ý dân như Anh. Thật ra không phải muốn là được! Theo nghiên cứu của Viện...