Người Thái biểu tình bất chấp Covid-19 tăng mạnh
Hàng trăm người biểu tình tuần hành hôm nay ở thủ đô Bangkok để phản đối chính phủ, bất chấp cảnh báo về ca Covid-19 đang tăng nhanh trong nước.
Biểu tình diễn ra vào dịp kỷ niệm 89 năm Cách mạng Xiêm, cuộc nổi dậy đưa Thái Lan từ chế độ quân chủ chuyên chế sang chế độ quân chủ lập hiến. Hàng trăm người tập trung tại Đài tưởng niệm Dân chủ ở Bangkok, tuần hành hướng về tòa nhà quốc hội để phản đối Thủ tướng Prayut Chan-O-Cha, cựu chỉ huy quân đội lên nắm quyền sau cuộc đảo chính năm 2014.
Những người biểu tình sớm tập trung tại ngã tư trước bình minh để làm lễ thắp nến. Som, một học sinh 16 tuổi tham gia biểu tình, cho biết cô không lo lắng nguy cơ Covid-19.
“Chúng tôi chưa bao giờ có nền dân chủ thực sự nào. Đất nước sẽ chẳng đi đến đâu”, Som nói.
Hàng trăm người Thái Lan biểu tình tại thủ đô Bangkok hôm nay. Ảnh: AFP .
Video đang HOT
Thủ lĩnh sinh viên Parit “Penguin” Chiwarak, người đang phải đối mặt với cáo buộc bôi nhọ hoàng gia và được tại ngoại tháng trước, diễu hành theo nhịp trống, đội chiếc vương miện bằng nhựa màu vàng và mang theo một lá cờ.
Một người biểu tình ăn mặc giống tượng Nữ thần Tự do ở Mỹ, trong khi những người khác đốt bản hiến pháp giả, vào tuần quốc hội Thái Lan tranh luận về những thay đổi hiến pháp.
“Yêu cầu của chúng tôi sẽ không giảm. Hiến pháp phải đến từ người dân”, Jatupat Pai Boonpattararaksa nói qua loa.
Một số người biểu tình mang các biển hiệu “Bãi bỏ 112″, đề cập luật khi quân của Thái Lan với mức án tối đa lên tới 15 năm tù đối với những người bị kết tội xúc phạm hoàng gia.
Ngoài ra, còn có các cuộc biểu tình được lên kế hoạch trên khắp đất nước, từ thành phố du lịch Chiang Mai ở phía bắc đến tỉnh Nakhon Si Thammarat ở phía nam.
Bangkok đã bị rung chuyển bởi các cuộc biểu tình gần như hàng ngày phản đối chính phủ của Thủ tướng Prayut vào nửa cuối năm 2020, nhưng phong trào đã lắng xuống sau khi Covid-19 bùng phát và các thủ lĩnh sinh viên lĩnh án tù. Giới chức cấm các cuộc tụ tập công khai khi đương đầu sóng Covid-19 thứ ba, với ca nhiễm hàng ngày dao động quanh mốc 3.000.
Khoảng 150 người đã bị truy tố kể từ khi phong trào biểu tình bắt đầu. Các thủ lĩnh chủ chốt phần lớn bị truy tố theo luật khi quân.
Hungary có thể hoãn xây trường đại học Trung Quốc
Hungary có thể lùi dự án xây cơ sở Đại học Phúc Đán tại Budapest tới sau bầu cử năm 2022, sau khi hàng nghìn người biểu tình phản đối.
Theo bản ghi cuộc phỏng vấn của tuần san Mandiner với Bộ trưởng Nội các Hungary Gergely Gulyas được công bố hôm 6/6, chính phủ của Thủ tướng Viktor Orban ủng hộ tổ chức trưng cầu dân ý ở thủ đô Budapest trong khoảng 18 tháng về việc xây cơ sở của Đại học Phúc Đán tại thành phố này.
Theo Mandiner, chính phủ đã sẵn sàng trình kế hoạch dự án tới các cử tri Budapest vào năm 2023, giúp phổ biến vấn đề một cách hiệu quả trước cuộc bầu cử quốc hội gay cấn nhất trong hơn một thập kỷ.
"Chúng tôi không muốn làm điều gì đó tốt nhưng trái với ý nguyện của người dân, bao gồm người dân Budapest. Đó là lý do chúng tôi ủng hộ trưng cầu dân ý. Một khi các khoản đầu tư rõ ràng, cử tri Budapest sẽ quyết định liệu họ có muốn đặt cơ sở Đại học Phúc Đán trong thành phố hay không", Gulyas nói.
Hàng nghìn người biểu tình tại thủ đô Budapest, Hungary hôm 5/6 để phản đối xây cơ sở Đại học Phúc Đán. Ảnh: Reuters .
Đại học Phúc Đán ở Thượng Hải, một trong ba trường đại học tốt nhất Trung Quốc, lên kế hoạch mở cơ sở đầu tiên tại châu Âu, đặt tại Hungary. Một khu đất ở thủ đô Budapest dự kiến là nơi đặt cơ sở của Đại học Phúc Đán trong khu phức hợp rộng nửa triệu mét vuông vào năm 2024, theo thỏa thuận được ký giữa Hungary và hiệu trưởng Đại học Phúc Đán.
Kế hoạch xây cơ sở của Đại học Phúc Đán gây bất an ngày càng tăng tại Hungary, khi nhiều người lo ngại chiến lược ngoại giao ngả từ Tây sang Đông cũng như khoản nợ ngày càng cao của chính phủ nước này với Trung Quốc.
Các cuộc thăm dò cho thấy đa số người dân phản đối xây cơ sở và dự án cũng trở thành vấn đề lớn trong cuộc bầu cử quốc hội năm 2022. Phe đối lập cho rằng việc dùng tiền thuế xây cơ sở này là bằng chứng nữa cho thấy Thủ tướng Orban đã rời xa các giá trị phương Tây.
Thị trưởng Budapest Gergely Karacson, người đứng đầu phe đối lập thách thức Orban trong cuộc bỏ phiếu năm tới, đã đổi tên các đường phố xung quanh nơi dự kiến đặt cơ sở Đại học Phúc Đán thành những vấn đề Trung Quốc bị phương Tây chỉ trích, như Hong Kong, người Duy Ngô Nhĩ, khiến cả chính phủ Orban và Trung Quốc khó chịu.
Hàng nghìn người Hungary tham gia biểu tình tại Budapest hôm 5/6 để phản đối dự án. Đây là cuộc biểu tình lớn đầu tiên từ khi các hạn chế ngăn Covid-19 được nới lỏng.
10.000 người Thái biểu tình trước ngân hàng Vua nắm cổ phần Hơn 10.000 người Thái Lan biểu tình trước ngân hàng thương mại Siam để yêu cầu điều tra tài sản cũng như chi tiêu của Vua Vajiralongkorn. Biểu tình diễn ra từ khoảng 15h ngày 25/11 bên ngoài trụ sở Ngân hàng Thương mại Siam (SCB) ở phía bắc thủ đô Bangkok, làm tắc nghẽn giao thông ở khu vực này. Trụ sở...