Người tài xế bất đắc dĩ đưa F1 đi cách ly tập trung, nhận “cơn mưa lời khen” từ CĐM
Tối 6/6, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC) chia sẻ một câu chuyện về người tài xế “bất đắc dĩ” thực hiện công tác chuyên chở các trường hợp F1 đi cách ly tập trung.
Theo đó, nội dung câu chuyện được Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP.HCM chia sẻ như sau: Lúc 18 giờ chiều, sau cơn mưa tầm tã, tại một con hẻm đang tạm thời phong tỏa ở phường Tăng Nhơn Phú A, thành phố Thủ Đức (thuộc địa bàn quận 9 cũ), một chiếc xe cấp cứu đã đứng chờ, sẵn sàng chở các trường hợp F1 chuẩn bị đi cách ly tập trung.
Một điều đặc biệt, anh Khánh Hậu – người đang thực hiện nhiệm vụ lái xe lại là nhân viên y tế chuyên trách phòng chống dịch, công tác tại khoa Kiểm soát bệnh tật của Trung tâm Y tế quận 9 cũ.
Trung bình mỗi ngày tại mỗi phường, anh Hậu phải thực hiện từ 2-5 chuyến xe mới kịp đưa hết các trường hợp F1 đi cách ly. Ảnh: Yến Thư, Thủy Tiên/HCDC
Tại đây, anh Hậu vừa làm cán bộ chuyên trách vừa nắm được công tác phòng chống dịch nên khi làm tài xế bất đắc dĩ, Khánh Hậu phải tự làm tất cả từ vận chuyển đến khử khuẩn, … nhằm hạn chế thêm nhân sự để làm việc khác.
Trong những ngày qua, TP.HCM ghi nhận thêm nhiều trường hợp nghi nhiễm. Để phục vụ xử lý truy vết, các địa điểm mở rộng giám sát các hộ gia đình, các khu vực xung quanh nơi người nghi nhiễm cư trú hoặc làm việc ngày càng nhiều, vì vậy trường hợp tiếp xúc với các ca nghi nhiễm cần đưa đi cách ly tập trung ngày càng tăng thêm.
Anh Hậu – người tài xế “bất đắc dĩ”. Ảnh: Yến Thư, Thủy Tiên/HCDC
Anh Hậu cho biết: “Người đi cách ly tăng nhanh, các anh em tài xế cũng không kịp chở, thấy người dân phải chờ đợi lâu, anh em làm không kịp việc, tôi thì biết lái xe nên được Bệnh viện Trưng Vương hỗ trợ xe cấp cứu chống dịch, tôi nhận lái luôn. Hiện tôi đã thực hiện nhiệm vụ này được gần 1 tuần qua. 8 năm trong ngành, đây là lần đầu tiên tôi làm tài xế xe cấp cứu, công việc bất đắc dĩ nhưng đang trong thời gian chống dịch cấp bách, làm được việc gì mình làm hết”.
Theo lời anh Hậu, từ lúc anh nhận xe đến nay, xe đã hoạt động liên tục mỗi ngày chạy gần hết một bình dầu. Hầu như 13 phường thuộc địa bàn quận 9 cũ đều có F1 cần được đưa đi cách ly tập trung. Trung bình mỗi ngày tại mỗi phường anh Hậu phải chở từ 2-5 chuyến thì mới kịp đưa hết các trường hợp F1 đi cách ly. Lần chở người đi cách ly đông nhất của anh Hậu chính là lúc nhận nhiệm vụ hộ tống 140 người ở công ty may Phong Phú đi cách ly trong đêm.
Các trường hợp F1 chuẩn bị đồ đi cách ly tập trung, tất cả đều mặc đồ bảo hộ. Ảnh: Yến Thư, Thủy Tiên/HCDC
Video đang HOT
Khánh Hậu tâm sự, công việc này tưởng chừng như đơn giản nhưng lại khó khăn, tốn thời gian, công sức vô cùng: “Có những trường hợp F1 phản đối, không chịu hợp tác đi cách ly tập trung, mình phải giải thích nhiều lần, rồi giải thích xong đã đồng ý, đến giờ đi cách ly lại đổi ý, không chịu đi. Có nhiều lúc phải nhờ đến lực lượng chức năng ở khu phố ra nói chuyện thì họ mới hợp tác”.
Nhưng bên cạnh đó cũng có nhiều người dân hợp tác và chung tay chia sẻ khó khăn cùng ngành y tế. “Mấy hôm trước mình có chở các trường hợp F1 đi cách ly tập trung tại khu cách ly thuộc phường Long Thạnh Mỹ nhưng chẳng may lại hết phòng, liên hệ khu cách ly tại quận 2 và cũng được báo hết phòng. 12 người trên xe lúc đó phải đợi để chờ chuyển sang cách ly trong một hội trường lớn và chấp nhận ngủ tạm dưới đất để chờ thành phố kích hoạt khu cách ly tại Đại học văn hoá TP.HCM. Rồi có những khu cách ly mới mở chưa kịp có chiếu, có gối, người dân cũng chấp nhận vào ở chứ không kêu ca phàn nàn”, anh Hậu kể.
Tạm gác lại bữa ăn chiều, chiếc xe cấp cứu do anh Hậu cầm lái lại bắt đầu lăn bánh. Anh Hậu sẽ hộ tống 21 trường hợp F1 đi cách ly tập trung trong nhiệm vụ chiều 6/6. Ảnh: Yến Thư, Thủy Tiên/HCDC
Với bộ đồ bảo hộ ướt mồ hôi, ánh mắt anh tài xế bất đắc dĩ toát lên vẻ tự hào: “Địa bàn quận 9 cũ của thành phố Thủ Đức đang thực hiện truy vết cực tốt. Hy vọng đợt dịch này sẽ nhanh chóng dập dịch được”.
Trong nhiệm vụ 6/6, anh Hậu sẽ hộ tống 21 trường hợp F1 đi cách ly tập trung, chia làm 2 chuyến, tất cả đều đã mặc đồ bảo hộ.
Tạm gác lại bữa ăn chiều, chiếc xe cấp cứu do Khánh Hậu cầm lái lại bắt đầu lăn bánh, tiếng còi xe cấp cứu vang vọng, dự báo tiếp tục một đêm không ngủ của một tài xế bất đắc dĩ.
Ngay sau khi câu chuyện được chia sẻ, nhiều người đã có những bình luận, chia sẻ và động viên anh Khánh Hậu.
Nhiều bình luận cảm ơn và chia sẻ đến với anh Hậu. (Ảnh chụp màn hình)
“Trong lúc chúng ta ở nhà để giãn cách xã hội thì ở ngoài kia, đâu đó có những nhân viên y tế như anh Hậu, những con người đang ngày đêm ở tuyến đầu chống dịch bệnh. Vậy nên mọi người hãy ý thức việc giãn cách xã hội, trong trường hợp là diện F1 phải cách ly tập trung thì nên hợp tác với nhân viên y tế. Em xin gửi lời chúc sức khỏe đến anh Hậu và các anh chị y tế. Cầu chúc mọi người dân Việt Nam đoàn kết để vượt qua dịch bệnh”, bạn Lê Tuyết Linh chia sẻ.
Lo lắng cho công việc cường độ cao của anh tài xế, bài khoản Trân Trân bày tỏ: “Anh vất vả quá rồi! Nếu không có thời gian ăn thì anh có thể ngậm socola trong miệng lúc lái xe để nạp chút năng lượng”.
Đứa trẻ vụt chạy ra đường, mẹ nổi giận tát con té bật ngửa: Giáo dục bằng đòn roi sẽ gây ra tác động tiêu cực đến mức nào?
Hành động tức giận của người mẹ này khiến cho người đi đường hết sức phẫn nộ và nhận về nhiều chỉ trích gay gắt.
Thời gian không lâu trước đây trên mạng xã hội Trung Quốc đã lan truyền một đoạn video làm cho bất cứ ai cũng phải bức xúc. Đoạn phim được trích ra từ camera hành trình của một tài xế.
Người này cho biết hôm đó khi xe anh đang lưu thông trên con đường nhỏ thì bất giác một bé trai từ bên trong lề lao thẳng ra đường. Mẹ của đứa bé đang đứng gần đó và cả tài xế tim như thắt lại vì sợ hãi. Cũng may tài xế này chạy với tốc độ chậm nên đã đạp phanh kịp thời.
Người mẹ sau khi túm được đứa con đã vô cùng tức giận. Có thể một phần cũng vì lo cho con, một phần muốn con trai học được bài học nhớ đời nên người mẹ đã tát đứa trẻ một bạt tai rất mạnh. Đứa bé khoảng 3 tuổi loạng choạng sau cái tát liền té ngửa ra đường. Người mẹ vẫn chưa hả được cơn giận, tiếp tục kéo con vào lề đánh đứa trẻ té lăn quay. Cậu con trai phải khó khăn lắm mới lồm cồm bò dậy được.
Đoạn video sau khi được chia sẻ đã trở thành tâm điểm bàn tán của cộng đồng mạng, đặc biệt là các bậc phụ huynh. Ai cũng xót xa trước cảnh tượng đứa nhỏ không hiểu chuyện bị mẹ đánh tới tấp. Nhiều người đau đáu một câu hỏi: "Liệu người mẹ này có biết mình đang phạm sai lầm nghiêm trọng khi dạy con bằng những cái tát như vậy hay không?"
Dạy con bằng đòn roi sẽ mang đến hậu quả gì?
Nghiên cứu cho thấy, trẻ thường xuyên bị bố mẹ đánh trước 3 tuổi thì khả năng sau 5 tuổi, trẻ sẽ bắt đầu có hành vi đánh người khác, cao hơn 5 lần so với những đứa trẻ bình thường. Hơn thế nữa, việc bị đánh sẽ in sâu vào tiềm thức của trẻ, thay vì dạy cho con sửa sai thì bố mẹ lại dạy cho con rằng chúng có thể dùng bạo lực để giải quyết sự việc.
Đứa trẻ bị đánh sẽ không hiểu được mình sai ở chỗ nào mà chỉ càng thúc đẩy chúng hình thành tâm lý phản kháng, chống đối. Vì lý do này, việc điều chỉnh hành vi xấu của trẻ sẽ cần phải tốn nhiều thời gian và công sức của phụ huynh hơn nữa.
(Ảnh minh họa)
Theo một nghiên cứu phân tích tổng hợp được công bố trên Tạp chí Tâm lý học Gia đình vào năm 2016, sau khi loại trừ các trường hợp liên quan về bạo lực gia đình, người ta phân tích rằng bố mẹ nuôi dạy con cái bằng cách đánh mắng, không những không có tác dụng cải thiện hành vi của trẻ mà còn gây ra nhiều tác động tiêu cực.
Hệ quả bao gồm: Trẻ có thể phát triể tâm lý lệch lạc, tính cách hung hăng, có tâm lý và hành vi chống đối xã hội. Sự nhận thức về tình cảm của trẻ cũng không đúng đắn. Sau này lớn lên, trẻ cũng có khả năng trở thành con người bạo lực.
Ngoài ra, các nghiên cứu vào năm 2009 và 2010 cho thấy trẻ bị tát sẽ làm giảm chất xám ở vùng não trước trán - đây là vùng chịu trách nhiệm chính cho khả năng phán đoán và tư duy của con người. Khi chất xám giảm sẽ khiến kết quả học tập và trí thông minh của trẻ bị giảm sút.
(Ảnh minh họa)
Khi trẻ sai, thay vì đánh mắng, bố mẹ có thể áp dụng hình phạt hạn chế sẽ có tác dụng tích cực hơn.
Thói quen đánh đập, mắng mỏ được truyền từ đời này sang đời khác, nhưng đó không phải là cách giáo dục hiệu quả và chắc chắn sẽ gây ra hậu quả không tốt cho sự phát triển thể chất và tinh thần của trẻ em. Thay vì đánh mắng, bố mẹ nên tìm cách hiệu quả nhất để trừng phạt trẻ đồng thời khuyến khích hành vi tốt để trẻ có sự nhận thức sâu sắc hơn về việc mình đang làm.
- Cho trẻ đứng vào vị trí phạt, yêu cầu trẻ suy nghĩ về hành động sai trái. Sau khi hết thời gian (khoảng 5-10 phút tùy vào độ tuổi), yêu cầu trẻ phải xin lỗi và trẻ cần phải nhận biết được điều mình làm là sai. Ví dụ: "Con xin lỗi. Con sẽ không đánh em nữa".
- Đưa trẻ ra khỏi vị trí phạt. Nói với trẻ rằng bạn đang rất tức giận vì trẻ đã làm một việc rất nguy hiểm. Hãy yêu cầu trẻ tự quan sát hành vi của con đã gây ra điều gì. Ví dụ: "Con có thấy con làm em đau và em đang khóc không? Con có muốn là người bị đánh như thế không?"
- Khi trẻ muốn được sự tha thứ, trẻ cần phải thực hiện một số nhiệm vụ như dọn dẹp nhà cửa, thu dọn đồ chơi, giúp bố mẹ làm một số công việc nhà...
(Ảnh minh họa)
Bên cạnh đó, phụ huynh có thể áp dụng việc hạn chế các hoạt động yêu thích của trẻ như một hình phạt. Chẳng hạn:
"Chơi xong con không dọn dẹp, vứt đồ bừa bãi, lần tới con sẽ không được chơi món đồ này nữa".
"Giày đi về con vứt lung tung, không cho vào kệ. Mẹ đã nhắc nhiều rồi, lần này con sẽ không được ra ngoài công viên chơi nữa".
Khi trẻ có hành vi không tốt, việc đầu tiên phụ huynh cần làm chính là phải bình tĩnh để phân tích vì sao con lại làm như vậy trước khi nhảy vào đánh hoặc trách mắng trẻ ngay lập tức. Khi giao tiếp với trẻ, hãy tận dụng tốt sự đồng cảm, đừng lúc nào cũng cố để sửa trẻ ngay từ đầu bởi nó khiến cho một số trẻ cảm thấy khó chịu và khó khăn hơn khi nhận lỗi.
Trời mưa tài xế xe tải cố tình đi vào chỗ trũng tạt nước lên xe máy Trời mưa, không ít người đi xe máy bị "ám ảnh" khi di chuyển chung làn đường với các loại ô tô. Nếu chẳng may dính vào vùng trũng nào đọng nước thì xác định "ướt như chuột lột." Hai thanh niên lái xe máy đi giữa trời mưa. (Ảnh: TikTok C.4.) Mạng xã hội đã chia sẻ đoạn video ghi lại hình...