Người tái sinh sự sống
Chứng kiến nỗi đau của các sản phụ phải bỏ con ngay khi mang thai vì biến chứng, bác sĩ Nguyễn Thị Sim, Phó Giám đốc Trung tâm Sàng lọc, chẩn đoán trước sinh và sơ sinh, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, rất băn khoăn, trăn trở.
Từ đó, bác sĩ Nguyễn Thị Sim đã không ngừng học hỏi, triển khai nhiều kỹ thuật khó trong lĩnh vực y học bào thai, giúp tái sinh sự sống cho nhiều thai nhi.
Bác sĩ Nguyễn Thị Sim thăm khám cho một sản phụ.
Chung nỗi đau, niềm vui cùng sản phụ
Phóng viên Báo Hànộimới hẹn gặp bác sĩ Nguyễn Thị Sim ngay sau khi chị vừa kết thúc ca can thiệp thành công cho một sản phụ bị thiểu ối. Bước ra từ phòng phẫu thuật, trên gương mặt nữ bác sĩ ánh lên nụ cười hạnh phúc. Bác sĩ Nguyễn Thị Sim cho biết, từ khi Bệnh viện Phụ sản Hà Nội triển khai kỹ thuật truyền ối vào cuối năm 2019 đến nay, đã có khoảng 20 sản phụ tránh được nguy cơ phải bỏ thai, thai chết lưu.
Tỷ lệ sản phụ bị thiểu ối trong quá trình mang thai chiếm 4-5%. Khi bị thiểu ối, thai nhi chậm phát triển, ngôi thai bất thường hoặc bị biến dạng mặt, chân tay. Ở thể nặng, thiểu ối có thể cướp đi sự sống của thai nhi. Trước đây, đa số các thai bị thiểu ối, bác sĩ khuyên các bà mẹ chủ động đình chỉ thai nghén, trước khi thai chết lưu. Sau đó, có những cặp vợ chồng phải mất hàng chục năm làm IVF (thụ tinh trong ống nghiệm) mới có thai…
Thực tế đó đã thôi thúc bác sĩ Nguyễn Thị Sim và Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Hà Nội Nguyễn Duy Ánh quyết tâm nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật truyền dịch ối, tức là đưa dịch đẳng trương vô khuẩn vào buồng ối để tăng thể tích nước ối cho bào thai.
Video đang HOT
Cho chúng tôi xem hình ảnh của một bé trai kháu khỉnh khoảng 3-4 tháng tuổi, bác sĩ Nguyễn Thị Sim kể: “Bé trai này là một trong những ca can thiệp thiểu ối đầu tiên thành công. Vào cuối năm 2019, mẹ bé là sản phụ H. (ở tỉnh Hà Nam) đứng trước quyết định đình chỉ thai nghén. Chị đến Bệnh viện Phụ sản Hà Nội mong tìm một phép màu cuối cùng. Tại phòng can thiệp bào thai, sản phụ H. đã reo lên sung sướng khi cảm nhận rõ sự cử động của con mình, sau khi được bác sĩ truyền dịch ối. Sau đó, đến tuần thai thứ 35, chị H. đã sinh một bé trai kháu khỉnh, hoàn toàn khỏe mạnh”.
Niềm vui vô bờ bến đã đến với người mẹ. Vì thế, cứ mỗi tháng, khi con tăng được một cân, hay bé bắt đầu biết hóng chuyện, biết lẫy…, chị H. lại gửi những tấm hình về sự thay đổi đó của con cho bác sĩ Sim. “Dù công việc bận rộn, có những lúc phải đối mặt với những cuộc phẫu thuật căng thẳng, cân não, nhưng khi nhìn thấy các bé được sinh ra và lớn lên mạnh khỏe, tôi lại tự nhủ với bản thân phải cố gắng nhiều hơn nữa”, bác sĩ Nguyễn Thị Sim tâm sự.
Nỗ lực chinh phục các kỹ thuật đỉnh cao
Không chỉ thành công với kỹ thuật truyền dịch ối, trong 12 năm công tác tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, bác sĩ Nguyễn Thị Sim đã có nhiều thành tích, sáng kiến góp phần nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh. Một trong những kỹ thuật gây tiếng vang trong ngành sản khoa mà chưa có bệnh viện công nào triển khai được, đó là kỹ thuật nội soi can thiệp bào thai để điều trị hội chứng truyền máu song thai và hội chứng dải xơ buồng ối mà bác sĩ Nguyễn Thị Sim cùng kíp phẫu thuật của Bệnh viện Phụ sản Hà Nội thực hiện thành công.
Để thực hiện được kỹ thuật này – một kỹ thuật được đánh giá là khó nhất trong lĩnh vực sản khoa, bác sĩ Nguyễn Thị Sim đã phải xa gia đình, xa con nhỏ hơn 1 năm để sang Bệnh viện Necker (Pháp) học hỏi. Bác sĩ Nguyễn Thị Sim nhớ lại, thời điểm đó, Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Hà Nội Nguyễn Duy Ánh đặt ra yêu cầu rất cao cho sự thành công của kỹ thuật này. Ngày 4-10-2019 là một ngày lịch sử với Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, khi hai ca đầu tiên được thực hiện can thiệp y học bào thai thành công. Đến nay, kỹ thuật này đã thực hiện thường quy tại bệnh viện.
“Với kỹ thuật này, nếu phát hiện sớm các dị tật và bất thường của thai nhi thông qua khám sàng lọc, chúng ta có thể cứu chữa được thai nhi với tỷ lệ thành công tới 90%, trẻ sinh ra sẽ không còn bị dị tật hoặc tử vong”, bác sĩ Nguyễn Thị Sim nói.
Khi kể về bác sĩ đã giúp mình “mẹ tròn, con vuông”, sản phụ H. (quê ở tỉnh Nghệ An) – người đã được can thiệp bào thai thành công nhớ lại: “Thời điểm tôi tưởng như vô vọng, phải đình chỉ thai nghén, bác sĩ Sim không chỉ dùng kiến thức, kinh nghiệm, tay nghề của mình, mà còn chăm sóc tôi và thai nhi từ bữa ăn, giấc ngủ cho đến ngày tôi vượt cạn thành công”.
Khả năng chinh phục các kỹ thuật đỉnh cao trong lĩnh vực y học bào thai cùng tấm lòng “lương y như từ mẫu”, hết lòng vì bệnh nhân của bác sĩ Nguyễn Thị Sim đã mang lại niềm vui cho nhiều gia đình, góp phần làm tỏa rạng vẻ đẹp của ngành Y tế Thủ đô.
Bác sĩ xuyên kim, truyền dịch trực tiếp vào buồng ối cứu thai nhi
Các bác sĩ xuyên kim qua buồng tử cung, truyền dịch vô khuẩn vào buồng ối. Nhờ đó, thai nhi bị thiểu ối được cứu sống kịp thời.
BSCKI Nguyễn Thị Sim, Phó giám đốc Trung tâm Chẩn đoán sàng lọc trước sinh và sơ sinh, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, cho biết có tới 4-5% sản phụ có nguy cơ rơi vào tình trạng thiểu ối.
Tình trạng này khiến thiểu sản phổi thai nhi thai chậm phát triển, ngôi thai bất thường hoặc bị biến dạng mặt, chân tay. Ngoài nguyên nhân thiểu ối do bệnh lý của mẹ, bất thường thận thai nhi giảm sản xuất nước ối, 30% trường hợp không rõ nguyên nhân.
Trước đây, khi gặp tình trạng thiếu ối, các sản phụ được tư vấn nên uống nước, nghỉ ngơi nhiều hoặc truyền dịch vào tĩnh mạch. Nhưng biện pháp này hiệu quả thấp và chỉ kéo dài vài ngày. Vì thế, đa số bác sĩ khuyên bà bầu chủ động đình chỉ thai nghén trước khi đứa bé chết lưu trong cơ thể người mẹ. Do đó, nhiều gia đình phải chấp nhận mất con trong tuyệt vọng, gây ảnh hưởng lớn đến tâm lý của sản phụ và người thân trong gia đình.
Giúp ối trở về trạng thái sinh lý bình thường là phương pháp hiện đại đang được các nước tiên tiến trên thế giới áp dụng. Với can thiệp này, thai nhi sẽ tiếp tục phát triển an toàn trong bào thai mà không bị mắc các dị tật.
PGS.TS Nguyễn Duy Ánh và BSCKI Nguyễn Thị Sim và ê-kíp đang thực hiện kỹ thuật truyền ối cho sản phụ. Ảnh: BV.
Tại Việt Nam, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội là bệnh viện công lập đầu tiên của cả nước thực hiện phương pháp này.
Với phương pháp truyền ối, dưới hướng dẫn của siêu âm, các bác sĩ xuyên kim siêu nhỏ vào buồng tử cung, truyền dịch vô khuẩn vào buồng ối. Khi lượng nước ối trở về bình thường, các bác sĩ dừng thủ thuật, đồng thời lấy 10 ml mẫu ối làm xét nghiệm di truyền cho thai.
Sau truyền ối, sản phụ được đánh giá tình trạng nhiễm trùng, toàn trạng mẹ và thai trong hai ngày, nếu ổn định thì được ra viện. Sản phụ được tư vấn chế độ sinh hoạt, lao động, chế độ ăn uống phù hợp.
Đồng thời, các bác sĩ sẽ giải thích kết quả xét nghiệm ối - em bé. Khi bộ nhiễm sắc thể của em bé bình thường, các bố mẹ có thể yên tâm giữ thai. Trong trường hợp bất thường, thiểu ối do di truyền, các bác sĩ sẽ có định hướng quyết định sớm cho sản phụ. Nếu 1-2 tháng sau, sản phụ tiếp tục thiếu ối, có thể sẽ được chỉ định truyền lại.
Thủ thuật này được thực hiện trong một phòng can thiệp vô trùng tuyệt đối. Đây là điều kiện quan trọng để bảo đảm thủ thuật an toàn. Tuy nhiên, điều tiên quyết cho sự thành bại của can thiệp buồng ối là cần phải có những bác sĩ tay nghề chuyên môn cao, nhiều kinh nghiệm can thiệp bào thai.
Hiện tại, kíp thực hiện chính kỹ thuật này ở Bệnh viện Phụ sản Hà Nội là PGS.TS Nguyễn Duy Ánh - Giám đốc bệnh viện và BSCKI Nguyễn Thị Sim.
Bác sĩ Sim kể ca truyền ối đầu tiên được thực hiện cuối năm 2019 cho một thai phụ mang thai ở tuần 24. Tại thời điểm này, thai phụ có biểu hiện cạn ối sớm, thai suy dinh dưỡng. Sau khi được can thiệp truyền ối thành công, thai nhi đã sinh ra khỏe mạnh, sinh lý bình thường như những em bé khác. Đến nay, gần 20 trường hợp "mẹ tròn, con vuông" nhờ kỹ thuật này.
"Thủ thuật truyền ối phải xuyên kim chính xác. Khi em bé bị bó sát trong buồng ối như bị mặc áo chật, khe ối còn lại rất bé chỉ chừng 1 cm, chúng tôi phải bảo đảm kỹ thuật đưa kim vào đúng khe ối đó thì mới truyền được dịch mà không làm tổn thương cho bào thai. Nhưng nhờ kinh nghiệm chọc ối lâu năm, dù khó đến mấy, chúng tôi chỉ cần xuyên kim đúng một lần duy nhất là truyền ối được luôn", bác sĩ Sim chia sẻ.
Theo BS Sim, kỹ thuật này được chỉ định cho những sản phụ thiểu ối còn nguyên màng ối và tuổi thai từ 16-32 tuần. Các bác sĩ cũng chống chỉ định can thiệp kỹ thuật này cho các thai phụ dưới 16 tuần, tử cung ngắn có dấu hiệu dọa đẻ non, rỉ ối, vỡ ối, thai dị dạng, nhiễm trùng cấp.
Hy vọng cho sản phụ có thai thiểu ối 24 tuần thai, sản phụ T.T.H (Hà Nam) phải đứng trước quyết định đình chỉ thai nghén vì thiểu ối. Dù chỉ có 1% hy vọng cứu sống con mình, chị đã tìm đến Bệnh viện Phụ sản Hà Nội để tin vào một phép màu cuối cùng. Và mối duyên của hai mẹ con chị đã không bị "đứt" giữa đường, khi...