Người tạc tượng Đại tướng ở Tây Nguyên
Ở Tây Nguyên có tượng đài Đại tướng Võ Nguyên Giáp rất uy nghiêm. Người tạc bức tượng đó là điêu khắc gia Lê Sĩ Soái ở số 7 đường Ung Văn Khiêm Pleiku – Gia Lai.
Nhà điêu khắc Lê Sĩ Soái dành hết tâm huyết để tạc tượng Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Tấm lòng với Đại tướng
Ở Tây Nguyên, ai cũng biết có một tượng đài Đại tướng Võ Nguyên Giáp tuyệt đẹp đặt trang trọng trước nhà của nghệ sĩ Lê Sĩ Soái. Bức tượng bán thân này là sự tri ân sâu sắc mà anh và đồng bào Tây Nguyên dành cho vị Tướng đáng kính của dân tộc.
Lê Sĩ Soái kể, bức tượng Đại tướng được tạc khi Người còn sống. Và cho đến nay, bức tượng Đại tướng trở thành một địa chỉ để nhân dân địa phương đến thắp hương tưởng nhớ Người.
Những ngày bức tượng mới hoàn thành, bà con khắp thành phố Pleiku nườm nượp kéo đến chiêm ngưỡng. Khi Đại tướng qua đời, vì đường xá xa xôi, nhân dân các tỉnh Tây Nguyên không có điều kiện ra Quảng Bình hay Hà Nội để phúng viếng tưởng nhớ nên đã cùng nhau đến nhà nghệ sĩ Lê Sĩ Soái thắp nén nhang trước tượng Đại tướng.
Lê Sĩ Soái tốt nghiệp Trường đại học Nghệ thuật Huế năm 1996, được phân công công tác ở Sở Xây dựng rồi Công ty tư vấn thiết kế nhưng cuối cùng Soái vẫn bỏ. Với cá tính sáng tạo của mình, anh không thích gò mình vào đời sống công chức, Soái không chỉ sống được bằng nghề mà còn ghi dấu sức sáng tạo của mình bằng hai công trình mỹ thuật lớn: Tượng đài Nguyễn Huệ ở di tích Tây Sơn thượng đạo và “Tháng ba” ở thành phố Kon Tum…
Lê Sĩ Soái kể: “Ngay từ lúc ra trường anh đã nuôi ý tưởng sáng tác một bức tượng về Đại tướng. Ngoài lẽ là một danh tướng hàng đầu thế kỷ, Đại tướng còn là người đồng hương (Lê Sĩ Soái quê ở xã Xuân Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình)”.
Được biết, bức tượng Đại tướng Võ Nguyên Giáp được tạo hình bằng chất liệu thạch cao, có chiều cao 1,2 m, rộng 90 cm với trọng lượng 120 kg. Bức tượng nêu bật được thần thái và sự uy nghiêm của một vị tướng, đồng thời, cũng tỏ rõ được sự nhân hậu, khoan dung của một vĩ nhân.
Lê Sĩ Soái cho hay: “Thú thật, mình vẫn chưa hài lòng. Bức tượng chưa toát lên hết cái “thần” của Đại tướng. Mình đang tục hoàn chỉnh và trên hình mẫu tác phẩm này, sẽ sáng tác tiếp một bức tượng Đại tướng bằng chất liệu đá. Và xa hơn sẽ là một tác phẩm thể hiện mối quan hệ giữa Đại tướng với Bác Hồ”.
Ngoài điêu khắc, Lê Sĩ Soái còn là một họa sỹ tài năng
Video đang HOT
Nhân dân cung kính
Từ khi Đại tướng về với tổ tiên, đến những ngày khi đất nước kỷ niệm 60 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, rất nhiều người đã đến thắp nén nhang trước tượng Đại tướng. Đem đến một lẵng hoa tươi, cung kính đặt lên ban thờ dưới bức tượng Đại tướng, sau khi thắp hương tưởng niệm xong, ông Trần Minh Quân (70 tuổi) ngụ tại TP Pleiku tâm sự: “Tôi quê ở Quảng Trạch, Quảng Bình, mảnh đất mà Đại tướng chọn làm nơi yên nghỉ cuối cùng, tôi thấy sung sướng, tự hào quá. Đại tướng trở về Quảng Bình là nơi chôn nhau cắt rốn là tình cảm rất tốt đẹp, vì quê hương là nơi nuôi dưỡng, dạy dỗ chúng ta những bài học làm người sâu sắc nhất. Hôm Đại tướng ra đi, tôi định về quê để cùng bà con đón linh cữu Đại tướng vào và đốt nén hương thơm dâng lên Đại tướng để tỏ lòng biết ơn. Nhưng biết tin nhà điêu khắc Lê Sĩ Soái đã làm tượng Đại tướng và lập ban thờ, tôi đã cùng vợ con đến đây dâng hương tưởng niệm. Chuyện anh Soái và nhiều người dân trên đất nước mình lập ban thờ Đại tướng để tri ân, hiếu nghĩa tôi thấy rất hay, đó là nét đẹp văn hóa của dân tộc, tưởng nhớ vị Đại tướng mà họ vô cùng kính yêu”.
Ông Phạm Xuân Vũ – Giám đốc Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai cho biết: “Bức tượng bán thân Đại tướng Võ Nguyên Giáp mà nghệ sỹ Lê Sĩ Soái sáng tạo đã nói lên tất cả, từ cuộc sống dung dị đến tâm hồn thanh cao của Đại tướng, một con người vĩ đại của dân tộc, cả cuộc đời vì nước vì dân. Tôi rất cảm phục tác giả đã tạc bức tượng Đại tướng có hồn như thế!”.
Theo ANTD
Lấp bãi biển, khách viếng mộ Đại tướng tiếc nuối
Dự án khu neo đậu tàu thuyền tránh bão ở sông Roòn (Quảng Phú, Quảng Trạch, Quảng Bình) nạo vét hơn 250.000 tấn bùn thải. Đáng lý ra lượng bùn thải đó phải được tập kết và có bãi thải đầy đủ thì nhà thầu đưa 110.000m3 bùn bẩn đổ lên bãi tắm các thôn Nam Lãnh, Phú Xuân khiến bãi biển nguyên sơ bị bức tử.
Một bãi biển cát vàng đã bị bức tử bằng bùn thải ở Quảng Phú, Quảng Trạch, Quảng Bình, giáp với biển Vũng Chùa-Đảo Yến xã Quảng Đông.
Điều này góp phần làm bồi lấp thêm cửa sông Roòn khiến tàu thuyền ngư dân thường xuyên bị mắc cạn, gãy vỡ. Đồng thời khiến du khách thất vọng.
Bãi biển nguyên sơ bị tàn phá
Nhiều người dân thôn bãi ngang Nam Lãnh cho biết, biển Nam Lãnh là bãi biển thu hút nhiều du khách đến tắm và thưởng thức hải sản sau khi hành hương về mộ Đại tướng Võ Nguyên Giáp ở khu vực Vũng Chùa (Quảng Đông). Từ bãi biển Nam Lãnh nhìn rất gần núi Rồng, Đảo Yến.
Tuy nhiên, các nhà thầu đảm trách nạo vét bùn thải là Công ty Việt Lào (Nghệ An), Minh Đạt (Quảng Bình) đã ồ ạt đưa bùn thải từ khu vực âu thuyền đang thi công cách đó 5km ra đổ đầy bãi biển khiến bãi cát vàng hoang sơ trên biển gần như biến mất, đất đai chảy nhầy nhụa khi mưa xuống làm ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
Trưởng thôn Nam Lãnh, Lê Nhớ Thương nói: "Họ đổ từ đầu năm 2013 đến cuối năm thì dừng đổ vì dân phản ứng dữ làm mất cảnh quan".
Một người đàn ông vừa đi lưới thuyền thúng về nói: "Ngày trước, tui đi thuyền thúng mỗi sáng cũng có chút tôm cá, từ ngày có núi đất bùn thải ni, mưa sóng làm đất chuồi xuống biển, cá cũng chả còn được nhiều. Bình thường thì không có mùi gì, nhưng nắng nóng xong mưa thì bùn tanh bốc mùi khó chịu lắm. Từ chỗ ni nhìn ra Vũng Chùa đẹp rứa mà họ phá nát rồi chú ơi".
Có mặt tại vùng biển làng Nam Lãnh, hàng ngàn ụ đất bùn đen ngổn ngang. Từ một bãi biển hình vòng cung rất đẹp với bãi cát mịn màng thì nay ở đây không còn cảnh xưa nguyên sơ. Bùn và đất bẩn quện chặt, cao như núi, như đồi. Có những đống bùn còn tươi mới dấu vết đổ trộm khiến bãi biển gần vùng Đèo Ngang này hoàn toàn bị bức tử một cách không thương tiếc. Người dân thì xót xa, còn du khách đến đây thì tiếc nuối.
Ngư dân cáo buộc lạch cửa Roòn vốn cạn, nay bị khó khăn hơn khi bùn thải bị sóng đánh chìm xuống đáy.
Việc đổ trộm bùn thải này không chỉ diễn ra trên bãi biển kéo dài hàng ngàn mét mà xe bùn từ âu thuyền này còn đổ trộm ở cả dọc đường ra bãi biển, nghĩa địa của làng, cũng như từ một số đất canh tác của người dân.
Ngư dân gặp khó
Theo nhiều ngư dân đánh bắt cá trên biển, cửa sông Roòn vốn bị bồi lấp lâu nay nhưng từ một năm qua, khi bãi bùn thải khổng lồ án ngữ ở đây, luồng lạch ra vào càng khó khăn hơn do triều cường cuốn bùn đất xuống lòng sông cửa biển, làm đáy nền dâng cao, cửa ra vốn cạn nay cạn thêm.
Ngư dân Nguyễn Ngọc Phú ở xã Cảnh Dương nói: "Tàu thuyền của tui ra vô thường xuyên bị mắc cạn. Trước đây cũng mắc cạn vì hồ Vực Tròn ngăn nước. Chừ có bãi thải ni nước Vực Tròn về ít, dòng chảy yếu, sóng biển mùa đông dâng lên, cuốn chuồi đất xuống, đáy cửa lạch ra vào bị bồi cao hơn vì nước chảy ít, thuyền mắc cạn nhiều hơn".
Ông Trần Trung Thành, Chủ tịch xã Cảnh Dương cho biết: "Từ ngày họ đổ đất thải bên Quảng Phú, ngư dân báo với tôi dòng nước ở cửa lạch nổi màu đất biên hòa đỏ quạch. Thuyền chìm mà tôi nắm được là một chiếc còn gãy chân vịt, mắc cạn thì rất nhiều".
Còn theo Trưởng thôn Phú Xuân (Quảng Phú) Nguyễn Minh Thê, mới đây có 3 tàu cá của người làng bị chìm ở cửa ra vào. Còn mắc cạn thì có 12 chiếc. Các ngư dân cho rằng, chính bãi bùn thải này có một phần nguyên nhân gây ra sự việc trên.
Chủ tịch xã Quảng Phú Lê Thanh Xuân cho hay, xã đang yêu cầu chủ đầu tư là Sở NN-PTNT Quảng Bình trả lại nguyên trạng hiện trường bãi biển nhưng đến nay chưa có báo cáo tác động đánh giá môi trường.
Mới đây, xã Quảng Phú cùng chủ đầu tư, đại diện lãnh đạo huyện, ban quản lý dự án âu thuyền này họp với một số hộ dân tại xã. Ở đây, nhiều hộ dân làm muối liền kề khu vực âu thuyền đang thi công cho biết, muối của họ bị bùn, bụi bay lấp muối làm ô nhiễm, muối không bán được khiến thua lỗ.
Trong khi đó, đường liên xã mà các đội xe chở bùn thải đi đổ có trọng tải 13 tấn nhưng hàng chục xe trên 30-60 tấn vẫn lưu hành rầm rộ qua trường học, mầm non, nhà người dân không che đậy khiến bụi bay mù mịt, mưa xuống thì đường sá nhão nhoẹt, mặt đường bị tàn phá lầy lội.
Đường có trọng tải 13 tấn nhưng xe 30-60 tấn của công trình âu thuyền chở bùn thải vấn chạy băm nát đường.
"Việc đổ thải bùn đất trên biển huyện không hề hay biết. Hiện huyện đang xúc tiến các biện pháp để đơn vị xả thải trả lại bãi biển nguyên trạng ban đầu", ông Đậu Minh Ngọc, Chủ tịch UBND huyện Quảng Trạch nói.
Đổ lỗi cho nhau
Ông Nguyễn Thanh Xuân, Chủ tịch UBND xã Quảng Phú nói địa phương không đồng ý với bãi thải bùn trên biển và có yêu cầu chủ đầu tư, các nhà thầu phải hoàn trả nguyên mặt bằng bờ biển như trước đây.
Trong khi đó, ông Trần Thanh Hải, Giám đốc Ban quản lý dự án âu thuyền cửa Roòn lại cho rằng, khi đi tìm địa điểm đổ bùn thải, chính lãnh đạo xã Quảng Phú muốn đổ bùn thải ở bờ biển đó để họ "đưa UBND tỉnh vào thế đã rồi nhằm "chạy" dự án bờ kè ven biển này nhưng hiện tại không có kinh phí làm kè".
Ông Hải cũng cho hay, việc đổ bùn thải đó có sự đồng ý của UBND tỉnh Quảng Bình, nhưng khi cung cấp các hồ sơ liên quan, hoàn toàn không có bất cứ văn bản nào của tỉnh Quảng Bình cho phép lấp bãi biển bằng bùn thải.
Liên lạc với VP UBND tỉnh về vấn đề trên, chúng tôi cũng nhận được thông tin không hề có cho phép việc trái khoáy như thế. Tiếp tục truy vấn, ông Trần Thanh Hải cho biết, UBND tỉnh phê duyệt âu thuyền, còn việc bãi thải này là có phê duyệt đánh giá tác động môi trường từ Sở TN-MT. Ông Hải thừa nhận, trong đổ thải bùn này, nhà thầu phải san ủi với độ cao 2m, nhưng cho đến nay, sau nhiều lần yêu cầu, các nhà thầu không thực hiện.
Về việc ngư dân cáo buộc cửa lạch bị bồi lấp thêm, ông Hải cho rằng, cần có quan trắc, nghiên cứu thêm mới có thể khẳng định, không thể nói như thế được. Nhưng ông Hải cũng nhấn mạnh: "Năm 2013, siêu bão số 10 đã làm sạt bùn đất xuống nên sau bão chúng tôi cho đổ tiếp". Giải thích đường bị hư hỏng, xe hàng chục tấn băm nát trọng tải đường 13 tấn, ông Hải nói, sau khi dự án hoàn thành, đường bị hỏng thì chủ đầu tư sẽ bỏ tiền làm lại.
Lượng lớn bùn thải bị sóng biển cuốn trôi gây thêm tình trạng bồi lắng khiến tàu thuyền ra vào cửa Roòn rất khó khăn và mắc cạn.
Hiện các lời nói trên đang dừng lại ở mức hứa. Và dư luận thấy một điều rõ ràng là bãi biển cát vàng đã bị bức tử bằng bùn đen. Khi chúng tôi hỏi ông Trần Thanh Hải, cá nhân ông nghĩ như thế nào khi biến một bãi biển cát vàng hoang sơ thành bãi bùn thải đen sì, ông Hải im lặng.
Theo MTG
60 bức ảnh Điện Biên bên mộ Đại tướng Võ Nguyên Giáp Hướng tới kỷ niệm 60 Chiến thắng Điện Biên Phủ, ngày 4/5, tại Vũng Chùa - Đảo Yến, nơi Đại tướng Võ Nguyên Giáp yên nghỉ, tạp chí Nhiếp Ảnh phối hợp với Thông tấn xã Việt Nam tổ chức triển lãm ảnh "Điện Biên Phủ - Thiên sử vàng chói lọi". Buổi triển lãm trưng bày 60 bức ảnh chọn lọc về...