Người suy tim nặng – Ăn gì cho đỡ mệt?
Suy tim xảy ra khi cơ tim không còn đủ sức để đảm bảo nhu cầu của cơ thể về ôxy ngoại biên nữa. Đây là biến chứng cuối cùng của tất cả các bệnh về tim, động mạch và các bệnh toàn thân.
Suy tim xảy ra khi cơ tim không còn đủ sức để đảm bảo nhu cầu của cơ thể về ôxy ngoại biên nữa. Đây là biến chứng cuối cùng của tất cả các bệnh về tim, động mạch và các bệnh toàn thân. Do tình trạng của từng bệnh mà tim có thể suy một bên trước rồi dẫn đến suy tim toàn bộ hoặc suy tim toàn bộ ngay từ đầu.
Khi suy tim nặng bệnh nhân rất khó thở, gan to có khi có cổ trướng, tràn dịch màng phổi, có thể còn khả năng hồi phục hoặc không còn khả năng hồi phục nếu vào giai đoạn cuối.
Chế độ ăn gồm sữa, quả ngọt nhiều kali, nhiều đường giúp bệnh nhân suy tim chuyển hóa tốt.
Nguyên tắc ăn uống khi suy tim nặng
Ăn nhạt hoàn toàn: lượng muối từ: 0,2g – 0,5g/ngày.
Năng lượng: nhỏ hơn 1.500Kcalo/ngày; Protein: 0,8g/kg/ngày và protein làm tăng chuyển hoá cơ bản làm tăng lưu lượng máu. Nên dùng protein từ sữa, cá; gluxit: dùng loại đường đơn dễ hấp thu (hoa quả, mật); chất béo: không cho thêm vào khi chế biến thức ăn
Rau quả: nên dùng nhiều để tạo môi trường kiềm chống lại tình trạng toan của cơ thể, rau quả lại chứa nhiều kali nên có tác dụng lợi tiểu rất tốt cho bệnh nhân suy tim.
Tránh dùng các thức ăn sinh hơi, các loại thức ăn lên men: trứng, đậu đỗ.
Không dùng các loại thức ăn chế biến sẵn có nhiều muối: dưa cà, mắm tôm, bánh mì, thịt hun khói, patê, xúc xích, lạp xường; hạn chế các chất kích thích như cà phê, trà…
Một chế độ ăn có sữa, rau quả, khoai sẽ thoả mãn được các nguyên tắc trên vì chứa ít muối lại có nhiều kali, nhiều yếu tố kiềm chống được tình trạng toan và có ít protein, có nhiều đường giúp cho chuyển hoá tốt, ít năng lượng để cho bộ máy tiêu hoá được nghỉ ngơi.
Chế độ ăn cho bệnh nhân suy tim độ 3
Lượng muối 1 – 2g, protein: 40g, năng lượng: 1.200 – 1.300Kcalo.
Video đang HOT
Thực đơn mẫu:
6 giờ: Sữa hỗn hợp: 150ml (sữa đậu nành: 75, sữa bò: 75ml, đường: 10g)
9 giờ: sữa hỗn hợp: 150ml
12 giờ: Phở thịt nạc: 1 bát (bánh phở: 120g, thịt nạc: 30g, nước xương: 300ml)
15 giờ: Sữa hỗn hợp: 150ml
18 giờ: Cháo cá: 300ml (gạo: 30g, cá: 50g, dầu ăn 5g)
21 giờ: Sữa hỗn hợp: 100ml
Chế độ ăn cho bệnh nhân suy tim độ 4:
Dùng chế độ Karen gồm có sữa, nước quả, glucoza trong những ngày đầu sau đó thêm ngũ cốc, trứng, thịt:
Mẫu thực đơn trong 2 – 3 ngày đầu:
6 giờ: Sữa hỗn hợp: 100ml (sữa đậu nành: 50ml, sữa bò: 50ml, đường: 10g)
9 giờ: Sữa hỗn hợp: 100ml
12 giờ: Sữa hỗn hợp: 100ml
15 giờ: Sữa hỗn hợp: 100ml
18 giờ: Sữa hỗn hợp: 100ml
21 giờ: Glucoza 20%: 100ml
Mẫu thực đơn trong những ngày sau:
6 giờ: Sữa hỗn hợp: 100ml (sữa đậu nành: 50ml, sữa bò: 50ml, đường: 10g)
9 giờ: Sữa hỗn hợp: 100ml
12 giờ: Sữa hỗn hợp: 100ml
Cháo trứng: 200ml (gạo lẻ: 20g, trứng gà: 1 quả)
15 giờ: Sữa hỗn hợp: 100ml
18 giờ: Sữa hỗn hợp: 100ml
Cháo đường: 200ml (gạo: 20g, đường: 30g)
21 giờ: Glucoza 20%: 100ml
Giá trị dinh dưỡng của thực đơn: năng lượng: 1.025Kcal; protein: 26,7g; muối: 0,8g.
Theo Sức Khỏe và Đời Sống
5 lý do bạn nên ăn mít vào những ngày mưa gió
Trong mít có chứa các chất chống ung thư, tốt cho tiêu hóa, tốt cho xương và làn da của bạn.
Ảnh minh họa
Mít là một loại trái cây nhiệt đới và có thể được tìm thấy ở hầu hết các nước có loại khí hậu này. Mít có nguồn gốc từ Ấn Độ, Sri Lanka và Bangladesh.
Mít không chỉ là một loại trái cây bình thường, nó có nhiều lợi ích cho sức khỏe và được mệnh danh là siêu thực phẩm. Mít là một nguồn giàu các chất dinh dưỡng và khoáng chất. Trang Healthmeup đã đăng tải bài viết trong đó chỉ ra 5 lợi ích của mít đối với sức khỏe con người như sau:
1. Mít tăng cường hệ miễn dịch:
Mít là một trái cây giàu vitamin C nên có chức năng kháng virus và kháng khuẩn tuyệt vời. Vitamin C có thể tăng cường hệ miễn dịch và tăng cường chức năng của hệ miễn dịch. Một hệ thống miễn dịch khỏe mạnh có thể bảo vệ bạn chống lại bệnh tật và nhiễm trùng.
2. Mít có chứa chất chống lại ung thư
Cùng với vitamin C, mít cũng chứa các dưỡng chất chống ung thư đặc biệt như là lignans, isoflavones và saponins. Các dưỡng chất này không chỉ làm chậm các gốc tự do gây ung thư mà còn thúc đẩy các tế bào khác trong cơ thể.
3. Ăn mít cải thiện tiêu hóa
Mít chứa rất nhiều chất xơ. Điều này giúp cải thiện tiêu hóa và ngăn ngừa táo bón.
4. Mít bảo vệ sức khỏe làn da
Hằng ngày làn da của bạn tiếp xúc nhiều với ô nhiễm, tia cực tím, khói... Chúng làm tổn hại đến làn da và phát triển quá trình lão hóa da. Trái cây giàu chất chống oxy hóa như mít giúp làm chậm hoạt động của các gốc tự do gây lão hóa.
5. Mít tốt cho sức khỏe của xương
Mít cũng chứa một số lượng canxi giúp củng cố và tăng cường sức khỏe cho xương. Nếu bạn bị các vấn đề về rối loạn xương như loãng xương, hãy thêm mít vào chế độ ăn uống của bạn. Bên cạnh đó, mít cũng chứa kali giúp giảm sự đào thải canxi qua thận.
Theo Gia đình Việt Nam
5 thực phẩm cải thiện chứng táo bón Táo bón là một vấn đề thường gặp trong cuộc sống hằng ngày, là chuyện tưởng đơn giản nhưng thực tế nó khá phiền phức. Nó khiến bạn vừa đau đớn lại vừa ngượng. Trước khi cần đến sự can thiệp của bác sĩ, hãy thử "kết bạn" với 5 loại thực phẩm sau để cải thiện chứng táo bón của bạn nhé....