Người sống sót vụ đắm phà ám ảnh cảnh nước cuốn trôi các học sinh
Một người sống sót trong thảm họa chìm phà ngoài khơi Hàn Quốc cho biết anh đã nhìn thấy các học sinh bị mắc kẹt tại khu vực nhà ăn, nơi nhiều người bị nước cuốn đi và vẫn bị ám ảnh bởi cảnh tượng này.
Anh Eun-su Choi.
Eun-su Choi, một tài xế xe tải, cũng miêu tả việc anh phải thực hiện một quyết định đau đớn là cứu sống chính mình khi chiếc phà bị lật và cảnh nước cuốn các học sinh đi trong khi anh đang cố gắng cứu họ.
“Chúng tôi đang cố gắng kéo họ lên… nhưng rất khó khăn. Sau đó chúng tôi quyết định trèo lên và giờ đây tôi hối tiếc vì điều đó”.
Anh Choi đã đi phà từ Incheon ở tây bắc Hàn Quốc tới đảo Jeju ở miền nam hàng trăm lần. Trong chuyến đi định mệnh này, anh vừa ăn sáng và lên boong để hút thuốc thì thảm họa xảy ra.
“Phà đột ngột bị nghiêng và bắt đầu chìm. Các công-ten-nơ hàng bắt đầu rơi xuống biển và tôi nhận ra rằng chúng tôi sắp bị lật úp”.
“Tôi đang bám vào lan can. Tôi đã cố gắng cứu một số học sinh tại nhà ăn. Họ bị ngã khuỵu gối và đang bị xô đẩy tại khu vực bàn thu ngân”.
“Chúng tôi đang cố gắng kéo họ lên bằng vòi cứu hỏa, nhưng rất khó để giải cứu họ. Sau đó chúng tôi quyết định trèo lên và giờ tôi hối tiếc vì điều đó.
Choi cho hay bạn anh đã cố gắng kéo một bé gái 6 tuổi tới nới an toàn sau khi cô bé được bố mẹ và các hành khách khác truyền tay từ bên trong phà ra ngoài.
Theo anh Choi, bố mẹ và các hành khách, vốn không sống sót trong thảm họa, là “những người dũng cảm nhất”.
Video đang HOT
Tất cả những người mà anh nhìn thấy đã trợ giúp bé gái đề bị nước cuốn đi, anh Choi nhớ lại.
Chiếc phà Sewol đã gặp nạn vào sáng ngày 16/4 khi đang di chuyển từ cảng Incheon tại tây bắc Hàn Quốc tới hòn đảo nghỉ dưỡng Jeju ở miền nam.
Giới chức Hàn Quốc cho biết 476 người đã có mặt trên phà, trong số đó 179 người đã được cứu sống. Tính tới ngày 23/4, tổng cộng 128 người được xác nhận đã thiệt mạng trong vụ tai nạn và gần 200 người vẫn đang mất tích.
Theo Dantri
Hàn Quốc: Phà bị đắm từng được sửa chữa để thêm một tầng
Các nguồn tin cho biết chiếc phà bị đắm hôm 16/4 đã được sửa chữa để thêm một tầng nhằm tăng sức chứa hành khách. Trong khi đó, giới chức đã mở rộng cuộc điều tra về nguyên nhân thảm họa sang gia đình chủ phà và cấm 44 người có liên quan xuất cảnh.
Ông Kim Han-shik, giám đốc điều hành công ty hàng hải Chonghaejin, hãng điều hành phà Sewol.
Các công tố viên ngày 21/4 đã cấm gia đình sở hữu công ty hàng hải Chonghaejin rời khỏi Hàn Quốc. Chonghaejin là hãng điều hành chiếc phà xấu số Sewol.
Văn phòng công tố quận Incheon đã thực hiện biện pháp trên trong khuôn khổ một cuộc điều tra mở rộng nhằm xác định xem liệu việc sửa chữa chiếc phà và sự thiếu đào tạo về an toàn đối với các thành viên thủy thủ đoàn có góp gần gây ra thảm họa hay không.
Có tới 44 quan chức và cổ đông của công ty Chonghaejin đã bị cấm rời khỏi Hàn Quốc, trong đo có Giám đốc điều hành Kim Han-shik, 72 tuổi, người đã không xuất hiện trước công chúng sau một cuộc họp báo hồi thứ Năm tuần trước.
"Biện pháp trên là nhằm để thấm vấn họ và buộc họ phải chịu trách nhiệm về việc quản lý tồi chiếc phà", một quan chức từ cơ quan công tố nói với hãng tin Yonhap.
Các công tố viên cũng cấm cổ đông lớn nhất của công ty Chonghaejin, được xác định là một người đàn ông họ Yoo, rời khỏi Hàn Quốc.
Các công tố viên nghi ngờ rằng công ty Chonghaejin do ông Yoo và em trai gián tiếp sở hữu. Cha của họ từng là chủ công ty hàng hải Semo, công ty mẹ của Chonghaejin và bị phá sản vào năm 1977.
"Chúng tôi đang xem xét việc quản lý chung của công ty và công tác giám sát đội ngũ nhân viên", cơ quan công tố cho hay.
Phà Sewol được bổ sung một tầng
Công ty Chonghaejin đã mua lại chiếc phà Sewol 20 năm tuổi của Nhật vào năm 2012 và bổ sung một tầng nữa trong đợt sửa chữa kéo dài 4 tháng, nâng tổng sức chứa hành khách từ 840 lên 956 người.
Việc bổ sung trên cũng khiến chiếc phà nặng hơn 239 tấn so với thiết kế ban đầu, gây ra các nghi ngờ rằng điều đó có thể ảnh hưởng tới việc giữ thăng bằng chiếc phà.
Trực thăng và các tàu cứu hộ tại hiện trường vụ lật phà.
Hàng hóa và hành khách quá tải rất có thể là nguyên nhân khiến phà bị lật, ông Kim Hee-soo, một cựu công tố từng đứng đầu cuộc điều tra một thảm họa phà lớn khác vào năm 1993, nhận định.
"Có những điểm tương đồng giữa 2 vụ tai nạn, trong đó có thông tin cả 2 chiếc phà đều bị quá tải. Chiếc phà Seohae vào năm 1993 dường như cũng bị mất thăng bằng sau khi chở quá tải 10 tấn hàng hóa", ông Kim nói trong cuộc phỏng vấn với một đài truyền hình địa phương.
Nếu nhà điều hành bị quy trách nhiệm về việc quản lý kém chiếc phà và thiếu các cuộc diễn tập về an toàn, cuộc điều tra sẽ mở rộng sang các cơ quan nhà nước cấp phép về an toàn và hoạt động cho chiếc phà, báo chí Hàn Quốc đưa tin.
Cơ quan công tố ngày 21/4 cũng phát lệnh bắt giữ kỹ sư trưởng và 3 thành viên thủy thủ đoàn trên chiếc phà Sewol vì bị tình nghi từ bỏ phà mà không sơ tán các hành khách.
Động thái trên diễn ra sau khi thuyền trưởng Lee Joon-seok và 2 thành viên thủy thủ đoàn khác bị bắt hôm 20/4 vì tội lơ là nhiệm vụ và vi phạm các quy định hàng hải.
Thuyền trưởng Lee nhiều khả năng phải đối mặt với an tù chung thân không chỉ vì tội lơ là nhiệm vụ mà còn vì cố gắng che giấu sự thật.
Cuộc điều tra mở rộng cũng làm gia tăng áp lực đối với một kỹ sư trưởng khác, người đã âm mưu tự sát hôm 21/4. Người kỹ sư này hiện đang trong tình trạng ổn định tại bệnh viện nhưng sẽ sớm bị thẩm vấn thêm.
Thuyền trưởng Lee và các thành viên thủy thủ đoàn còn sống đã vấp phải sự chỉ trích mạnh mẽ của công chúng vì thoát khỏi chiếc mà chìm mà không trợ giúp các hành khách.
Chiếc phà Sewol chở thủy thủ đoàn gồm 29 người, trong đó có thuyền trưởng Lee. 20 người trong số họ đã sống sót.
Không thể triển khai bè cứu sinh Trong khi đó, các thành viên thủy thủ đoàn trên Sewol bị bắt ngày 22/4 khai rằng họ đã nỗ lực hết sức để trển khai các bè cứu sinh nhưng không thể, và một người cho biết các lý do kỹ thuật có khả năng là nguyên nhân khiến phà bị lật. Khi được hỏi rằng tại sao chỉ có 1 trong số 46 bè cứu sinh trên phà Sewol được sử dụng, một người cho hay các điều kiện lúc đó khiến họ rất khó triển khai. "Chúng tôi đã cố gắng tiếp cận các bè cứu sinh nhưng toàn bộ phà đã bị nghiêng quá nhiều", một thành viên thủy thủ đoàn cho biết. "Chúng tôi đã cố gắng thả bè cứu sinh nhưng tất khó tiếp cận vị trí của chúng", một người khác cho hay. Một thành viên thủy thủ khác nói rằng các nguyên nhân kỹ thuật khiến phà khó lấy lại thăng bằng một khi đã bị mất. Tính tới hôm nay 22/4, tổng số người chết do vụ chìm phà đã tăng lên 108 người, trong đó 194 người vẫn đang mất tích.
An Bình
Tổng hợp
Theo Dantri
Từ thảm kịch chìm phà ở Hàn Quốc: Những cảnh báo cho Việt Nam "Đây cũng là yêu cầu của Tổ chức Hàng hải quốc tế nhưng mình đã bỏ qua, không làm đúng", chuyên gia tàu biển Đỗ Thái Bình nói. Trao đổi với phóng viên về vụ chìm phà ở Hàn Quốc ngày 16/4, kỹ sư đóng tàu Đỗ Thái Bình, Hội Khoa học kỹ thuật Biển TP.HCM, Thành viên Hội Đóng tàu Mỹ (SNAME)...