Người sinh toàn con gái sẽ được hỗ trợ như thế nào?
Dự thảo Luật Dân số đang được đưa ra lấy ý kiến nhân dân có điều khoản quy định hỗ trợ chi phí cho những cặp vợ chồng sinh con một bề là gái
Trao đổi với phóng viên về vấn đề này, ông Lê Cảnh Nhạc, Tổng cục Trưởng Tổng cục Dân số – Kế hoạch hóa gia đình (Bộ Y tế) cho biết, trong cơ cấu dân số nước ta hiện nay có 2 vấn đề rất quan trọng nổi lên.
Thứ nhất, cơ cấu dân số về độ tuổi, tốc độ già hóa nhanh, tỷ lệ người già ngày càng cao. Trước đây, người già chỉ chiếm 5%, hiện nay người già trên 60 tuổi đã chiếm khoảng 11% dân số. Tỷ lệ trẻ em trước đây 50% thì hiện nay chỉ có 25%. Tốc độ già hóa của Việt Nam nhanh nhất so với các nước trong khu vực và đứng hàng đầu các quốc gia trên thế giới.
Dự thảo Luật Dân số có điều khoản quy định hỗ trợ những người sinh con một bề là gái (Ảnh minh họa)
Theo đó, vấn đề quan đến người cao tuổi được đặt ra rất bức thiết. Trong thực tế, người cao tuổi hiện nay có điều được chăm sóc đầy đủ, có chế độ an sinh xã hội cũng như có lương hưu chiếm tỷ lệ rất thấp. Trên 70% dân số người cao tuổi hiện nay vẫn đang còn sống dựa vào con cái, không có chế độ gì.
Vấn đề thứ hai trong cơ cấu dân số là mất cân bằng giới tính khi sinh. Sự chênh lệch về cơ cấu dân số, giới tính sẽ dẫn đến thảm họa là khoảng 15 – 20 năm nữa, Việt Nam sẽ thiếu hụt hàng triệu phụ nữ trong độ tuổi kết hôn. Điều này dẫn đến thực trạng kết hôn sớm, bạo lực giới, tội phạm liên quan đến phụ nữ, bình đẳng giới… tác động rất lớn đến đời sống an sinh xã hội.
Hai vấn đề đó xuất phát từ nguyên nhân rất sâu xa, đó là người dân có nhu cầu sinh con trai để nối dõi tông đường, thờ cúng tổ tiên, chăm sóc và bảo hiểm cho tuổi già. Chính vì vậy, người dân vẫn có tâm lý sinh con trai và sinh nhiều con.
Ông Lê Cảnh Nhạc
Theo Tổng cục Trưởng Tổng cục Dân số – Kế hoạch hóa gia đình: Thực tế đó đặt ra vấn đề: Xã hội chúng ta phải quan tâm như thế nào đối với người cao tuổi, người già sinh con một bề là con gái? Làm sao để giảm bớt tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh, ứng phó với tốc độ già hóa nhanh; có điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng người già, để người già sống khỏe, sống lâu, sống hạnh phúc với con cháu?
Điều đó đặt ra vấn đề là chúng ta phải có những chế độ quan tâm thích ứng. Đây là bài học của các quốc gia trên thế giới như Trung Quốc, Hàn Quốc…
Video đang HOT
Ông Lê Cảnh Nhạc dẫn chứng: Hàn Quốc là quốc gia duy nhất trên thế giới và ở khu vực đã thành công trong việc kiểm soát việc mất cân bằng giới tính khi sinh. Hàn Quốc là quốc gia châu Á, cũng chịu những ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo như Việt Nam. Nhưng tại sao họ thành công? Bởi Hàn Quốc nâng cao được vị thế của phụ nữ, quan tâm tới trẻ em gái và có những chính sách, chế độ rất tích cực trong việc nuôi dưỡng, chăm sóc tuổi già, để người già có được chế độ an sinh xã hội tốt. Họ không phải trông cậy vào con trai trong bảo hiểm tuổi già, hay phải đông con để nương tựa.
Mục 4, Điều 25 Dự thảo Luật Dân nêu rõ: Ngân sách nhà nước hỗ trợ chi phí phụng dưỡng cho cặp vợ chồng người cao tuổi chỉ có con gái mà không có chế độ bảo hiểm xã hội. Chính phủ quy định đối tượng, mức hỗ trợ chi phí phụng dưỡng cho cặp vợ chồng người cao tuổi chỉ có con gái mà không có chế độ bảo hiểm xã hội.
Trung Quốc từ chế độ rất hà khắc, chế độ con một, hiện nay đã chuyển sang chế độ 1,5 con và có những chính sách rất cụ thể quan tâm tới trẻ em gái, phụ nữ và đặc biệt với những người làm cha mẹ chỉ sinh con một bề là gái. Nước này có chế độ ưu tiên cho trẻ em gái vào các trường học, miễn học phí, cấp học bổng, tạo điều kiện cho phụ nữ khi ra trường có công ăn việc làm tốt hơn.
Đối với những người làm cha mẹ sinh con một bề là gái, Trung Quốc cũng có chế độ bảo hiểm xã hội khi về già. Những cha mẹ này được hưởng trợ cấp tương tự lương hưu ở mức độ nào đó, để họ yên tâm cảm thấy tuổi già không cô đơn khi không có con trai.
Ông Lê Cảnh Nhạc khẳng định: Đây là những bài học của các nước trên thế giới và Việt Nam cần phải tiếp thu, quan tâm để phát huy những lợi thế đó, tạo lực đẩy để xóa tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh hiện nay, ứng phó kịp thời với tốc độ già hóa, quan tâm tới người cao tuổi cũng như phát huy được vai trò của người cao tuổi trong hiện tại và tương lai./.
Tuổi thọ tăng nhưng chất lượng dân số kém
Ông Lê Cảnh Nhạc chia sẻ thêm, thời kỳ già hóa đem lại nhiều tiềm năng, đồng thời đặt ra những thách thức to lớn đòi hỏi phải có những phương thức tiếp cận mới trong chăm sóc sức khỏe, tuổi nghỉ hưu, lương hưu, thay đổi sự tương tác trong xã hội và mối quan hệ liên thế hệ.
“Chúng ta rất khó khăn trong việc ứng phó với tốc độ già hóa, làm sao để quan tâm, chăm sóc và phát huy người cao tuổi. Đây là vấn đề đặt ra trong khi điều kiện kinh tế – xã hội nước ta chưa phát triển bằng các quốc gia khác. Hiện nay ở nông thôn, rất nhiều vùng miền chỉ có người già và trẻ em ở nhà, còn lực lượng lao động trẻ đi lao động ở các vùng khác. Trong khi tuổi thọ bình quân là 73 tuổi, cao so với các nước trong khu vực và nhiều nước trên thế giới, nhưng tuổi thọ bình quân khỏe mạnh còn thấp, bình quân mỗi người già đang phải chịu 10 – 13 năm đau ốm. Đây chính là gánh nặng cho bản thân người già, gia đình và xã hội” – ông Lê Cảnh Nhạc nói.
Theo số liệu từ Điều tra dân số và Biến động dân số cho thấy: Việt Nam là một trong những quốc gia có tốc độ già hóa nhanh nhất châu Á và chính thức bước vào thời kỳ “già hóa” từ năm 2011, kết quả của sự sụt giảm tỷ lệ sinh, tỷ lệ chết và tuổi thọ ngày càng tăng lên. Vào năm 2012, tỷ lệ người cao tuổi chiếm 10,2% so với tổng dân số. Vào năm 2014, tỷ lệ này đã tăng lên 10,5%. Thời kỳ để Việt Nam chuyển giao từ già hóa sang dân số già ngắn hơn nhiều so với các quốc gia có cấp độ phát triển cao hơn.
Lại Thìn
Theo_VOV
Nghiên cứu cơ chế hút nhân tài cho QĐND Việt Nam
Các đại biểu Quốc hội cho rằng, cần tiếp tục nghiên cứu để có những quy định hợp lý hơn trong Luật nghĩa vụ quân sự nhằm hút nhân tài cho QĐNDVN.
Các đại biểu Quốc hội cho rằng, cần tiếp tục nghiên cứu để có những quy định hợp lý hơn trong Luật nghĩa vụ quân sự nhằm hút nhân tài cho QĐNDVN.
Sáng 23/9, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về dự án Luật Quân nhân chuyên nghiệp và công nhân, viên chức quốc phòng với những quy định hợp lý hơn nhằm thu hút nhân tài cho quân đội.
Các ý kiến cơ bản tán thành với tờ trình của Chính phủ, tuy nhiên, nhiều đại biểu cho rằng cần tiếp tục nghiên cứu để có những quy định hợp lý hơn về một số nội dung, như hạn tuổi, cấp bậc quân hàm của QNCN và CNVCQP... để có những cơ chế mở thu hút nhân tài cho quân đội.
Sự cần thiết ban hành luật
Luật Nghĩa vụ quân sự và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến QNCN và CNVCQP được ban hành trong thời gian qua đã tạo cơ sở pháp lý quan trọng để xây dựng đội ngũ QNCN và CNVCQP, góp phần xây dựng Quân đội nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại; cơ bản đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Thượng tướng Đỗ Bá Tỵ, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Tổng Tham mưu trưởng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng trình bày tờ trình của Chính phủ về dự án Luật QNCN và CNVCQP.
Trình bày tờ trình của Chính phủ về dự án Luật QNCN và CNVCQP, Thượng tướng Đỗ Bá Tỵ, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Tổng Tham mưu trưởng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng cho biết, trước yêu cầu phát triển về mọi mặt của đất nước và nhiệm vụ xây dựng Quân đội nhân dân trong tình hình mới, các quy định của pháp luật hiện hành có liên quan đến QNCN và CNVCQP đã bộc lộ nhiều vướng mắc, bất cập cần phải được nghiên cứu sửa đổi, bổ sung. Cụ thể, văn bản pháp luật hiện hành chưa quy định đầy đủ về vị trí, chức năng của QNCN và CNVCQP trong tổ chức biên chế của Quân đội. Nên trong giai đoạn vừa qua việc quản lý, sử dụng đội ngũ QNCN và CNVCQP có lúc, có thời điểm hiệu quả chưa cao, lãng phí nguồn nhân lực. Pháp luật hiện hành quy định về hạn tuổi phục vụ của QNCN đến nay không còn phù hợp với yêu cầu xây dựng Quân đội nhân dân. Việc quy định QNCN được nghỉ hưu ở độ tuổi 50 trở xuống khi tuổi đời còn trẻ, có sức khỏe, trình độ chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ giỏi đang cần cho Quân đội đã gây lãng phí nguồn nhân lực, ảnh hưởng đến chất lượng xây dựng Quân đội. Mặt khác, theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, để được hưởng mức lương hưu là 75%, người lao động phải có từ 35 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên đối với nam và 30 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên đối với nữ. Việc QNCN chỉ phục vụ tại ngũ đến 50 tuổi như quy định hiện hành sẽ không đủ điều kiện để được hưởng mức lương hưu là 75% do chưa đủ thời gian đóng bảo hiểm xã hội, nên đã ảnh hưởng lớn đến tâm tư nguyện vọng, đời sống của QNCN và gia đình.
Mặt khác, quy đinh cua phap luât hiên hanh vê chê đô, chinh sach đôi vơi QNCN và CNVCQP chưa bao đam công băng giưa cac đối tượng phuc vu trong Quân đôi; chưa thê hiên đươc tinh đăc thu quân sư là ngành lao động đặc biệt. Là công dân phục vụ trong Quân đội, song chinh sach vê tiên lương của CNVCQP chỉ được thưc hiên như công chức, viên chức nhà nước co cung vi tri, chưc danh ma không đươc hương chế độ, chính sách theo tinh chât đặc thù quân sự và chế độ phụ cấp thâm niên như một số ngành nghề và các đối tượng phục vụ khác trong Quân đội.
QNCN là đối tượng phục vụ tại ngũ theo chế độ tự nguyện, không thuôc đôi tương điêu chinh cua Luât Nghia vu quân sư, cần phải có văn bản pháp luật quy định riêng về chế độ phục vụ của QNCN.
Ngoài ra, CNVCQP là thành phần trong tổ chức biên chế của Quân đội nhân dân, nhưng chưa có văn bản pháp luật quy định, điều chỉnh riêng. Mọi chế độ, chính sách đối với CNVCQP đều phải vận dụng theo các văn bản pháp luật của Nhà nước như: Bộ luật Lao động, Luật cán bộ, công chức, Luật viên chức, Luật bảo hiểm xã hội.
Từ thực tiễn nêu trên, việc xây dựng dự án Luật QNCN và CNVCQP là cần thiết.
Cấp bậc quân hàm của QNCN như thế nào là phù hợp?
Báo cáo Thẩm tra sơ bộ dự án Luật QNCN và CNVCQP nêu rõ Thường trực Uỷ ban Quốc phòng và An ninh (UBQPAN) tán thành về sự cần thiết ban hành Luật QNCN và CNVCQP. Trong phiên thảo luận, các ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng cơ bản tán thành sự cần thiết ban hành luật.
Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường Phan Xuân Dũng nhấn mạnh đến việc tạo điều kiện thu hút nhân tài cho quân đội.
Thường trực UBQPAN cũng nhất trí với phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng như dự thảo Luật Chính phủ trình; nhất trí với việc quy định "Luật này không áp dụng đối với người lao động làm việc theo chế độ hợp đồng lao động trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân" tại Điều 2.
Thường trực UBQPAN cho rằng, dự thảo Luật về cơ bản đã xác định rõ vị trí, chức năng của QNCN, CNVCQP. Tuy nhiên, có ý kiến đề nghị xem xét lại quy định CNQP, VCQP không phải là quân nhân nhưng thuộc tổ chức, biên chế Quân đội nhân dân đã hợp lý chưa và thể hiện lại cho phù hợp với tổ chức, biên chế của quân đội và Bộ Quốc phòng; có ý kiến đề nghị gộp 3 điều này thành một điều và quy định thành 3 khoản riêng cho từng đối tượng.
Về hạn tuổi phục vụ tại ngũ của QNCN, dự thảo quy định hạn tuổi phục vụ tại ngũ cao nhất của QNCN theo cấp bậc quân hàm: Cấp uý QNCN: Nam 50 tuổi, nữ 50 tuổi; Thiếu tá QNCN: Nam 52 tuổi, nữ 52 tuổi; Trung tá QNCN: Nam 54 tuổi, nữ 54 tuổi; Thượng tá QNCN: Nam 56 tuổi, nữ 55 tuổi.
Đa số ý kiến Thường trực UBQPAN tán thành về han tuôi phuc vu cua QNCN như quy định tại dự thảo Luật, sẽ khăc phuc nhưng han chê, bât câp của quy đinh hiên hanh, đap ưng yêu câu, nhiêm vu va tranh lang phi nguôn nhân lưc, nhât la nguôn nhân lưc co chât lương cao. Tuy nhiên, Thường trực UBQPAN và tại phiên thảo luận có ý kiến đề nghị cần xem xét để bảo đảm tương thích với độ tuổi phục vụ của sĩ quan. Một số ý kiến đề nghị nâng độ tuổi của cấp úy QNCN (cả nam và nữ) lên 53 tuổi để được hưởng lương hưu là 75% vì số lượng QNCN cấp úy nhiều và đề nghị thống nhất một độ tuổi phục vụ đối với cấp thiếu tá và trung tá (cả nam và nữ) là 54 tuổi.
Theo dự thảo, cấp bậc quân hàm của QNCN được xác định tương ứng với trình độ chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ và mức lương để đáp ứng yêu cầu công tác chỉ huy, quản lý trong Quân đội nhân dân. Bậc quân hàm cao nhất của QNCN có trình độ cao cấp là thượng tá QNCN.
Thường trực UBQPAN nhất trí với dự thảo Luật quy định cấp bậc quân hàm của QNCN (cấp bậc quân hàm của QNCN là từ thiếu úy QNCN đến thượng tá QNCN) vì cho rằng, dự thảo Luật kế thừa các quy định hiện hành, tương ứng với Luật Công an nhân dân và thực tế thực hiện từ trước đến nay không có gì vướng mắc.
Tuy nhiên, tại phiên thảo luận có ý kiến đề nghị bổ sung quy định cấp bậc quân hàm đại tá QNCN cho người có học hàm giáo sư, phó giáo sư và học vị tiến sĩ để thể chế hóa Nghị quyết của Đảng về xây dựng đội ngũ trí thức trong tình hình mới. Nhiều ý kiến đề nghị cần nghiên cứu để có cơ chế tốt hơn để thu hút được nhân tài các nhà khoa học, kỹ thuật cho quân đội.
Theo QĐND
Theo_Kiến Thức
Chủ tịch nước: Thanh Hóa cần đẩy mạnh các đột phá chiến lược Đó là một trong những ý kiến nhấn mạnh của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tại đại hội Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lần thứ XVIII, nhiệm kỳ 2015 - 2020. Tỉnh Thanh Hóa phấn đấu đến năm 2020 trở thành tỉnh phát triển khá của cả nước, GDP đầu người đạt 3.600 USD trở lên... Ngày 23/9, tỉnh Thanh Hóa tổ...