Người sáng lập Zoom “bỏ túi” 3,4 tỷ USD sau hơn 2 tháng IPO
Eric Yuan, người sáng lập của Zoom Video Communications Inc. vừa lọt vào danh sách 500 người giàu nhất thế giới Bloomberg Billionaire Index với tài sản 5,3 tỷ USD, tăng từ 1,9 tỷ USD vào thời điểm công ty lên sàn Nasdaq hồi tháng 4. Từ đó đến nay, cổ phiếu Zoom đã tăng giá 180%.
Eric Yuan – Ảnh: Bloomberg.
Cổ phiếu Zoom đóng cửa phiên giao dịch ngày thứ Năm ở mức giá 100,95 USD, đưa vốn hoá lên 27,5 tỷ USD. Trước đó, ngày 17/4, Zoom huy động được 751 triệu USD khi chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) trên sàn Nasdaq ở mức giá 36 USD/cổ phiếu.
“Chúng tôi mới chỉ bắt đầu”, Yuan, 49 tuổi, nói trong một cuộc phỏng vấn. “Chúng tôi sẽ tiếp tục làm việc chăm chỉ hơn nữa”.
Zoom là một trong số ít hãng công nghệ có lợi nhuận mới niêm yết cổ phiếu tại Mỹ gần đây. Tuần trước, công ty dịch vụ hội nghị trực tuyến này báo cáo doanh thu và lợi nhuận quý 1 vượt dự báo của Phố Wall.
Theo hãng Transparency Market Research, thị trường dịch vụ hội nghị trực tuyến được dự báo sẽ tăng trưởng gần 8%/năm tới năm 2026 khi ngày càng nhiều người có xu hướng làm việc tại nhà.
Trong năm tài chính tính tới tháng 1/2019, Zoom báo lợi nhuận ròng đạt 7,6 triệu USD trên doanh thu 331 triệu USD. Công ty hiện có vốn hoá lớn gấp 27 lần so với mức định giá 1 tỷ USD trong một vòng gọi vốn vào 2 năm trước.
Video đang HOT
Trước khi thành lập Zoom vào năm 2011, Yuan là một trong những nhân viên đầu tiên của hãng cung cấp dịch vụ hội nghị trực tuyến WebEx Communications. Sau đó, ông làm việc cho Cisco Systems Inc. khi công ty này thâu tóm WebEx Communications với giá 3,2 tỷ USD vào năm 2007. Hiện Zoom có danh mục khách hàng lớn gồm nhiều công ty như Uber Technologies Inc. và Wells Fargo & Co.
30 năm trước, khi muốn đến Mỹ để thực hiện giấc mơ công nghệ trong làn sóng dot-com bùng nổ tại Thung lũng Silicon, Yuan đã bị từ chối cấp thị thực (visa) tới 8 lần. Sau 2 năm bị từ chối, doanh nhân Trung Quốc này mới được đặt chân lên đất Mỹ. Hiện ông là cổ đông lớn nhất của Zoom Video Communications Inc.
Theo vneconomy.vn
"Đã đến lúc thị trường thẻ Việt Nam cần phải bài bản hơn"
"Ngân hàng hiện chưa cho thấy quy trình xử lý bất thường thuyết phục được khách hàng. Không có tổ chức nào đứng ra bảo vệ quyền lợi cho khách hàng", luật sư của Basico nêu.
Luật sư Trần Minh Hải - Ảnh: BizLIVE.
Nhận định trên được luật sư Trần Minh Hải, Chủ tịch CTCP Đào tạo Nghiệp vụ Ngân hàng, Giám đốc điều hành Công ty luật Basico chia sẻ bên lề tọa đàm "Thị trường Thẻ tín dụng - Cuộc đua giữa các ngân hàng và cơ hội cho người tiêu dùng" do BizLIVE tổ chức mới đây tại TP.HCM.
Ông có nhận định gì về việc nhiều người dùng chưa mặn mà lắm với thẻ tín dụng nói riêng và thẻ nói chung?
Có ba vấn đề chính. Một là không thể phủ nhận về vấn đề công nghệ. Thẻ tín dụng nói riêng và thẻ nói chung có một thực tế phổ biến là cái thẻ vật lý đang phát hành đa phần là thẻ từ. Điểm này là rất lạc hậu, do người dùng hiện chưa phản ứng dữ dội chứ trên thế giới họ đã chuyển sang dùng thẻ chíp.
Thẻ chíp và thẻ từ khác nhau một trời một vực về khía cạnh an toàn.
Hiện rất nhiều hệ thống trong đó có hệ thống ngân hàng thương mại nhà nước hoặc cổ phần nhưng tiền thân là ngân hàng nhà nước đa phần có mạng lưới rất lớn, số lượng phát hành thẻ rất nhiều nhưng vẫn dùng thẻ từ. Có nhiều vụ việc vừa rồi xảy ra là do vấn đề lạc hậu về công nghệ.
Vấn đề thứ hai là nếu nhìn vào tiện ích của thẻ thì ai cũng thích, với lãi suất thấp, được thời gian ân hạn..., nhưng cuối cùng vấn đề người dùng lo ngại là sự mất an toàn. Bỗng dưng bị báo mất tiền trong tài khoản, bỗng dưng có người rút được tiền... Mà điều này đúng hay sai, được hay mất không nằm ở yếu tố khách hàng mà đều nằm ở khía cạnh ngân hàng. Vì tra soát cũng là ngân hàng, kiểm soát nắm trong tay xác minh sự thật là ngân hàng. Khách hàng hoàn toàn là bị động.
Ngân hàng hiện chưa cho thấy quy trình xử lý bất thường thuyết phục được khách hàng. Không có tổ chức nào đứng ra bảo vệ quyền lợi cho khách hàng. Đó là nguyên nhân chính nhất khiến người ta rụt rè mở thẻ.
Ngoài ra còn có một số hạn chế khác tôi cho rằng xuất phát từ việc thiếu minh bạch, bài bản trong thị trường.
Gần đây có trường hợp khách hàng sử dụng thẻ tín dụng và bất ngờ với cách tính lãi khá "sốc" của ngân hàng HSBC. Ông đánh giá ra sao về mức lãi suất, cách tính lãi phạt với thẻ tín dụng của nhiều ngân hàng hiện nay?
Các khoản cho vay thẻ tín dụng mang tính chất là tín chấp, rủi ro cực cao, yếu tố thu hồi vốn cực kỳ nguy hiểm. Thứ hai thẻ tín dụng có ưu đãi với thời hạn khoảng 40 ngày không phải trả lãi...
Về phía chủ nợ ở đây là ngân hàng, trước khoản cho vay có rủi ro cao, có tính chất ưu đãi thì đương nhiên người ta phải đặt ra các chế tài trừng phạt đối với các khách hàng có biểu hiện vi phạm. Mục đích không phải để người ta lấy tiền phạt đấy mà để ngăn ngừa trường hợp khách hàng tái phạm.
Có thể như vậy khách hàng sẽ thấy phản cảm nhưng nếu nhìn tích cực cho thấy đó là sự nhắc nhở cho khách hàng.
Nhưng phải chăng cách tính về lãi phạt lúc mở thẻ tư vấn nhân viên tín dụng chưa thông tin rõ ràng với người dùng?
Đã đến lúc thị trường thẻ cần phải bài bản hơn. Trên thực tế có quy định liên quan tới hoạt động thẻ tín dụng.
Cụ thể, Thông tư 39 quy định khi ngân hàng sử dụng hợp đồng mẫu, điều khoản giao dịch chung thì thứ nhất phải niêm yết công khai, thứ hai phải có bằng chứng chứng tỏ khách hàng đã được phổ biến tất cả các thông tin dịch vụ. Thế nhưng phải nói đa phần rất khó rất hiếm để mà người ta có được thông tin.
Ngoài ra, Điều 405 Bộ Luật Dân sự quy định các trường hợp giao dịch mẫu và điều khoản thỏa thuận chung đều đòi hỏi phải niêm yết, công khai, giải thích. Như vậy nếu ngân hàng không giải thích kỹ thì bất cứ khách hàng nào cũng có quyền kiện. Nhưng vấn đề là chính người dùng cũng không đứng lên kiện, đồng thời hiện cũng không có tổ chức bảo vệ quyền lợi người dùng.
Trông ra nước ngoài. Ví dụ thị trường Singapore, nếu khách tới giao dịch, có hàng loạt điều khoản, ngân hàng sẽ đưa cho khách bản thỏa thuận về phổ biến thông tin giữa ngân hàng và khách hàng. Như vậy buổi đầu tiên khách hàng sẽ được ngân hàng phổ biến rằng, chúng tôi có quy trình này nếu bạn trở thành khách hàng về thẻ thì bạn sẽ có cái này cái kia... Khách hàng cầm về nghiên cứu sau đó ngân hàng và khách ký xác nhận đã được ngân hàng phổ biến, sau đó mới ký hợp đồng tín dụng.
Cảm ơn ông!
HUYỀN TRÂM
Theo bizlive.vn
Giá vàng hôm nay 15/6: Tăng sốc từ 400 700 ngàn đồng, vàng SJC tiến mốc 38 triệu đồng/lượng Trong bối cảnh xung đột ở Trung Đông lại nổi lên, cộng với căng thẳng thương mại Mỹ - Trung vẫn ở mức cao, đã đặt kinh tế toàn cầu trước những rủi ro lớn. Điều này đã kích thích dòng tiền trên thị trường chảy vào các tài sản trú ẩn, trong đó có vàng, qua đó đẩy giá vàng hôm nay...