Người sáng chế vòng nguyệt quế Olympia 2020 viết thư động viên Thu Hằng: ‘Mong cháu tiếp tục bản lĩnh’
Là thí sinh nữ duy nhất ở trận chung kết Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 20 và cũng là Quán quân nữ sau 9 năm chờ đợi, Nguyễn Thị Thu Hằng ( THPT Kim Sơn A, Ninh Bình) nhận được sự quan tâm đặc biệt của khán giả.
Tuy nhiên, sau khi giành ngôi vô địch, cô gái này lại bất ngờ trở thành tâm điểm chỉ trích của một bộ phận người xem vì cho rằng cô ngông nghênh, xem thường đối thủ.
Có mặt tại trường quay để tặng chiếc vòng nguyệt quế sơn son thếp vàng cho chương trình cũng như cổ vũ cả 4 nhà leo núi, bác Trần Đình Tềcho biết: ‘Theo dõi cả 4 cháu từ những tuần thi đầu tiên, tôi nhớ Hằng là cháu rất xuất sắc, vốn hiểu biết rộng.
Bước vào Chung kết năm, ai cũng là ứng viên sáng giá cho ngôi vô địch nên ban đầu chưa khẳng định được ai sẽ có lợi thế hơn. Thế nhưng, khi đáp án Y tế của Thu Hằng được khẳng định trong phần thi Vượt chướng ngại vật, tôi đã nghĩ ngay rằng cháu sẽ là nhà vô địch’.
Ấn tượng với thí sinh nữ duy nhất, bác Tề cho biết thêm: ‘Thu Hằng có kiến thức rộng, tăng tốc rồi về đích rất chắc chắn. Phải nói là cháu ấy rất bản lĩnh, tự tin chứ không hề tự cao’.
Sau chương trình, biết được chuyện Quán quân thứ 20 của chương trình bị chỉ trích về thái độ không đúng mực, người sáng chế ra chiếc vòng nguyệt quế năm nay cảm thấy đau lòng trước những đánh giá của cộng đồng mạng, quyết định viết thư động viên cô bé:
‘Rất quý mến cháu Hằng cũng như những thành tích mà cháu đạt được nên tôi viết bức thư động viên cháu. Bức thư chưa hoàn chỉnh, tôi mới thảo ra được một đoạn thôi. Tôi sẽ sắp xếp để gửi đi sớm cho cháu. Mong cháu tiếp tục bản lĩnh’.
Video đang HOT
Bức thư bác Tề đang soạn dở.
Trước đó, MC Diệp Chi cũng đã đăng tải thông tin, ‘bảo vệ’ Thu Hằng. Nữ MC cho rằng thái độ ăn mừng chiến thắng của Thu Hằng là bình thường với cuộc thi này, cũng là phản ánh sự quyết đoán, mạnh mẽ, bộc phát, bản năng của một nữ sinh 17 tuổi.
Nói về sự ‘ném đá’ hội đồng, dùng từ ngữ nặng nề của cư dân mạng, Diệp Chi cho đó là thiếu văn minh và độc ác. MC của chương trình tin tưởng với bản lĩnh và sự cứng cỏi vốn có, Thu Hằng sẽ sớm vượt qua và tiếp tục theo đuổi ước mơ còn đang ấp ủ.
Cô cũng tiết lộ, sau khi đăng quang, Thu Hằng không đeo vòng nguyệt quế khi trò chuyện cùng 3 bạn nam còn lại, cả nhóm vẫn vui vẻ nói chuyện với nhau, chẳng hề có sự đố kỵ hay ghen ghét.
Còn Thu Hằng, em cũng đã lên tiếng về những ồn ào không đáng có bủa vây mình sau khi đăng quang, em cho biết bản thân rất buồn và chạnh lòng khi bị hiểu lầm là có thái độ không tốt.
Em giải thích rằng mình không cố tình làm như vậy, em mới 17 tuổi nên thật sự chưa thể tiết chế được cảm xúc. Thu Hằng hy vọng khán giả bớt khắt khe và cho mình có cơ hội được sống thật!
Chung kết Olympia bị nhận xét câu hỏi nhàm chán, toàn kiến thức học thuộc lòng, không có câu Tiếng Anh nào
Nhiều người cho rằng, chung kết Olympia năm nay thiếu kịch tính và không có đất để thí sinh thể hiện khả năng tư duy, logic.
Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 20 đã khép lại với việc tìm ra chủ nhân của chiếc vòng nguyệt quế sơn son thiếp vàng - nữ sinh Nguyễn Thị Thu Hằng, học sinh lớp 12B1 - Trường THPT Kim Sơn A, Ninh Bình. Sau 4 vòng thi, cô gái duy nhất của cuộc đua về đích với tổng số 235 bằng chiến thuật hợp lý và tâm lý tự tin, thoải mái.
Tuy nhiên, nhiều khán giả của chương trình đã nhận định rằng, cuộc đua đến giải thưởng 40.000 USD năm nay khá nhàm chán và không đủ gay cấn để xứng tầm với một trận chung kết kỷ niệm 20 năm phát sóng. Theo đó, các ý kiến đều cho thấy năm nay có quá nhiều câu hỏi xã hội, yêu cầu thí sinh phải trả lời các kiến thức lịch sử, xã hội. Các phần thi không nhiều câu hỏi có đất để cho thí sinh thể hiện tư duy, logic mà chủ yếu trọng tâm rơi vào các dạng hỏi thuộc lòng hay kiến thức xã hội.
Vòng thi về đích 4 thí sinh có tổng cộng 12 câu hỏi ở các mức điểm 10, 20 và 30. Tuy nhiên, sự phân bố các môn học lại không đồng đều, có đến 4 câu hỏi Lịch sử được đưa ra, trong đó có 2 câu 30 điểm dưới dạng video, còn lĩnh vực khoa học tự nhiên gồm 5 câu, trong đó chỉ có 1 câu Toán học phải dùng đến máy tính, 3 câu còn lại thuộc phần kiến thức Văn học và các kiến thức xã hội nói chung. Đặc biệt, năm nay không hề có câu hỏi tiếng Anh nào xuất hiện, dù năm ngoái có đến 2 lần tiếng Anh là đề thi của thí sinh trong trận chung kết.
Nhiều người con đưa ra ý kiến về mức độ chênh lệch giữa các bộ câu hỏi của từng thí sinh ở phần Khởi động. Theo đó, các tài khoản đều bình luận cho rằng bộ câu hỏi của Tuấn Kiệt "khó nuốt" hơn rất nhiều so với 3 thí sinh khác, do đó làm mất cô hội đoạt điểm cao. Trong phần thi này của nam sinh đến từ Quảng Trị, có đến 9 lần những câu hỏi lịch sử - văn học - xã hội xuất hiện.
Kết thúc phần thi đầu tiên của mình, Tuấn Kiệt chỉ trả lời đúng vỏn vẹn 3 câu và mang về 30 điểm. Tuy vậy, màn Khởi động xuất sắc của Quốc Anh và Thu Hằng sau đó là điều không thể phủ nhận.
Câu hỏi Toán học duy nhất mà thí sinh cần đến sự trợ giúp của máy tính nằm ở gói Về đích của Tuấn Kiệt. Câu hỏi có nội dung : "Cho các chữ cái O, L, Y, M biểu thị các chữ số khác nhau và tổng của OLYM, LOMY, YMOL, MYLO bằng 29997. Hỏi tổng của O L Y M bằng bao nhiêu?".
Nội dung câu hỏi này đã khuất phục toàn bộ đoàn leo núi và không ai đưa ra được đáp án đúng. Ngoài câu hỏi này, có đến 8 lần nữa các câu hỏi phần Về đích làm khó thí sinh và chỉ 3 lần các đáp án đúng được ra. Điều này làm khán giả cảm thấy các gói câu hỏi có tính chất đánh đố quá cao. Một khán giả nhận xét: "Đồng ý rằng trận chung kết sẽ khó hơn, hóc búa hơn và nền tảng kiến thức là vô hạn nhưng với những câu hỏi quá khó ở phần Về đích thì ai may mắn có lợi thế ở các vòng thi trước sẽ có cơ hội dành chiến thắng."
17 tuổi, chúng ta có quyền nhảy tango trên chính chiến thắng đầu đời của mình! Chỉ trích những cảm xúc chân thật mà một cá nhân bộc lộ ra khi giành được những thứ mà mình đã mãnh liệt, khát khao để đạt được. Liệu điều đó có quá khắt khe? Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 20 đã khép lại hành trình của mình với việc tìm ra Nhà tân vô địch là nữ sinh Nguyễn Thị...