Người Sài Gòn vẫn nườm nượp ăn tô ‘miến chửi’ 220.000 đồng ngay trung tâm
Bên cạnh việc nổi tiếng với hương vị thơm ngon đúng kiểu miền Bắc suốt 40 năm qua thì quán miến gà trên đường Nguyễn Du còn khiến thực khách ấn tượng bởi giá khá ‘chát’ và việc bà chủ ‘thích chửi nhân viên lúc nào là chửi’…
Dù giá cao và có thể bị nghe chửi nhưng quán luôn đông khách từ lúc mở cửa đến khi bán hết
“Ăn miến ở đây thì xác định là giá cao và dễ bị giật mình lắm, tại nhiều lúc đang ăn thì bà chủ lại hét vô mặt nhân viên bất thình lình”, là lời nhắc nhở của một vị khách vừa rời khỏi quán được mệnh danh là “ miến chửi” ở Sài Gòn.
Khu vực bếp được nằm riêng biệt với khu vực khách ngồi ăn
Tô mắc nhất 220.000 đồng
Chủ quán là người phụ nữ tên Hiền (47 tuổi), bà là người Hà Nội chính gốc, đã theo gia đình vào miền Nam từ những năm 80. Ngày trước, quán miến gà của gia đình bà chỉ là chiếc tủ kính nhỏ nằm lọt thỏm trong căn nhà thuê gần Nhà thờ Đức Bà cùng với vài bộ bàn ghế đơn sơ. Sau một thời gian buôn bán đắt khách, quán được sửa sang khang trang hơn và lấy tên Mai Xuân Cảnh, cũng chính là tên ông bà của bà Hiền.
Địa chỉ quán miến gà Mai Xuân Cảnh hiện nay nằm ở số 57 Nguyễn Du, phường Bến Thành, quận 1 (TP.HCM). Bên cạnh việc nổi tiếng với hương vị thơm ngon đúng kiểu miền Bắc suốt 40 năm qua thì quán miến gà trên đường Nguyễn Du còn khiến thực khách ấn tượng bởi giá khá ‘chát’ và việc bà chủ ‘thích chửi nhân viên lúc nào là chửi’…
Miến gà ở đây có giá từ 40.000 – 220.000 đồng/tô
Bà Hiền ngồi cạnh ngồi nước kèo đang bốc khói nghi ngút, trước mặt là chiếc tủ kính để những loại nguyên liệu, gia vị nêm nếm cho món ăn như tiêu, hành lá, hành tây, nước mắm, đồ chua và dĩ nhiên không thể thiếu… thịt gà.
Vì lượng khách rất đông, ra vào liên tục nên bà chủ luôn tay trụng miến, trụng giá, thêm thịt và chan nước lèo rồi đưa cho người phụ bán đứng ngay cạnh. Người này sẽ cho thêm chút tiêu, nhúm hành, chuẩn bị chén nước chấm ăn kèm và chuyền tô miến đã hoàn chỉnh sang cho nhân viên để đem ra phục vụ thực khách.
Video đang HOT
Mỗi tô miến đều có khá nhiều đồ ăn kèm, trứng non mềm và rất béo
Sợi miến ở đây có độ dai và sần sật, để trong nước lèo nóng lâu nhưng đặc biệt không bị mềm nhũn hay bị bở. Tuy nhiên, nếu nhai chậm và để ý kỹ sẽ cảm nhận được một chút vị chua ở phần hậu, vị chua không gắt mà lại kích thích vị giác hơn hẳn.
Gà dùng để nấu miến là gà ta, phần thịt thơm, ngọt và hơi dai. Gắp một đũa miến, ăn thêm miếng thịt gà, trứng non và húp muỗng nước lèo trong vắt, ngọt thanh rồi từ từ cảm nhận sự hòa quyện của hương vị quả là thách thức lớn đối với những cái bụng đang réo rắt vì đói.
Tô miến gà lòng, đùi có giá 180.000 đồng
Song, để được thưởng thức tô miến gà như trên thì thực khách phải chấp nhận chi khá nhiều tiền. Giá thấp nhất là 40.000 đồng cho một tô miến với nước lèo, và dĩ nhiên không có thịt. Miến gà xe có giá 70.000 đồng/tô, miến lòng xé 150.000 đồng/tô, miến lòng đùi 180.000/tô và đỉnh điểm là miến nguyên đùi có giá tận 220.000 đồng/tô.
Anh Xuân Vinh (nhân viên văn phòng) là người thường ăn ở đây, cho biết: “Tôi là người Bắc vào đây sống cũng gần 20 năm, người xa quê như tôi đôi lúc thèm được ăn món mang đúng cái vị quê nhà. Miến gà ở đây công nhận mắc thật, nhưng lại đáp ứng được điều đó. Nước dùng thanh, ít váng mỡ, vị ngọt trong nước là từ xương chứ không phải bột ngọt hay đường, bởi vì tôi dị ứng bột ngọt nên ăn vào là biết ngay. Thêm nữa là mỗi tô miến cũng tương đối nhiều, thịt gà, lòng rồi trứng non… Nếu kinh tế ổn định thì có thể ăn khoàng 2 -3 lần/tuần, không thì lâu lâu ăn một lần vẫn được”
Quán có menu ghi rõ mức gia để thực khách không bị quá… bất ngờ
Chị Ngọc Dung là một thực khách có đồng quan điểm với anh Vinh, những cũng không quên nói thêm: “Có lẽ vì nguyên liệu chế biến chất lượng và hương vị đặc biệt chỉ đây mới có, phần nữa là do mặt bằng quán nằm tại quận 1 nên giá cả nhỉnh hơn những quán khác là điều có thể hiểu. Nhưng tôi không đồng ý lắm với việc chủ quán hơi nóng tính, hay quát nhân viên rất to tiếng khiến những khách đang ăn thấy không thoải mái, mà chính những bạn nhân viên cũng sẽ ngại vì bị quát nơi đông người”. Tôi coi
nhân viên như con cháu
Từ những lời góp ý chân thành của thực khách, bà Hiền cho biết: “Tôi cũng biết bản thân mình nóng tính và đôi lúc không kiềm chế được bản thân. Tuy nhiên, đó không phải là tôi khó chịu vì toàn thể nhân viên trong quán tôi đều coi như con cháu của mình, cứ thấy sai là tôi chỉnh đốn ngay. Thương cho roi cho vọt, thay vì roi vọt tôi lại dùng cái miệng. Có thể do giọng tôi vang và cái tính nóng nảy nên đôi lúc làm nhiều thực khách thấy không thoải mái. Nhiều người góp ý thì tôi cũng suy nghĩ và thay đổi ít nhiều rồi”.
Dù giá cao và có thể bị nghe chửi nhưng quán luôn đông khách từ lúc mở cửa đến khi bán hết
Về việc bán miến với mức giá khá “chát”, bà Hiền lý giải: “Gia đình tôi bán quán ăn hơn 40 năm qua, từ thời cha mẹ đến thời tôi đều nấu từ một công thức duy nhất mà chỉ những người được truyền nghề trong gia đình mới biết. Tôi nấu cho khách cũng như nấu cho mình ăn. Toàn bộ nguyên liệu tôi đều lựa chọn sao cho tươi ngon nhất, nếu hôm nào không mua được gà ngon thì tôi nhất định nghỉ một hôm chứ không bán bừa được. Nhiều người áp dụng cách giảm liều lượng trong mỗi tô để giá rẻ, nhưng khách ăn lại không no. Tôi vẫn bán với liều lượng nhiều, giá cao nhưng tiền nào của nấy thôi”.
Ngoài miến gà, quán còn bán thêm phở gà, xôi, cánh gà nướng, chân gà nướng và lòng, mề gà nướng
Bỏ qua những điều trên, quán miến gà Mai Xuân Cảnh vẫn thu hút thực khách rất đông mỗi ngày. Và chính dòng chữ in trên biển hiệu “Ngoài 57 Nguyễn Du, không còn chi nhánh nào khác” cũng như một lời khẳng định chắc nịch, chỉ đến đây thì thực khách mới được thưởng thức tô miến gà đúng chuẩn Hà Nội và được phục vụ theo một phong cách rất Hà Nội.
Theo Thanhnien
Chuyên gia văn hóa lý giải vì sao lại cúng rằm tháng 7 bằng các món này?
Chuyên gia văn hóa, tiến sĩ Trần Hữu Sơn lý giải vì sao mọi gia đình lại cúng rằm tháng 7 bằng các món ăn phổ biến sau.
Mâm cỗ cúng rằm tháng 7 gồm:
Tuỳ mỗi gia đình có thể cúng chay hoặc cúng mặn. Nếu cúng mặn thì các gia đình thường cúng các món sau:
Đối với cúng thần linh và gia tiên:
- Gà luộc
- Xôi trắng
- Chả giò rế
- Giò lụa
- Miến gà
- Canh sườn bí đao
Gà trống và xôi là món chủ đạo trong mâm cỗ cúng rằm.
Trong mâm cỗ thường có một đĩa xôi và một con gà trống ngậm bông hồng đỏ là món chính.
Chuyên gia văn hóa, tiến sĩ Trần Hữu Sơn lý giải, sở dĩ trong mâm cỗ cúng gà trống vì trong quan niệm của người Việt Nam, gà là con vật biểu tượng của mặt trời (do gà gáy báo hiệu mặt trời lên, thần mặt trời trong văn hóa nông nghiệp là vị thần quan trọng nhất). Khi cúng gà trống là báo hiệu những điều mới mẻ nhất.
Nên lựa chọn gà trống choai, mào đỏ, mỏ vàng, chân vàng. Sự cầu kỳ trong việc lựa chọn gà cúng lễ cũng thể hiện ước của người Việt.
Bên cạnh đó, gà trống mang rất nhiều ý nghĩa biểu tượng. Gà có màu đỏ rực biểu tượng của mặt trời, tiếng gáy của nó gắn liền với tiếng hát của các thần linh.
Ngày nay nhiều gia đình thay vì cúng gà thì chọn mua một cái chân giò, hay thịt. Tuy nhiên, ở góc độ văn hóa, những thứ đó chỉ có ý nghĩa vật cúng mà không mang ý nghĩa văn hóa.
Tiến sĩ Trần Hữu Sơn cũng cho biết, món xôi cũng là món chủ đạo trong mâm cỗ cúng.
TS Sơn lý giải, Việt Nam có nền văn minh lúa nước với nền nông nghiệp phát triển mạnh mẽ ở hai miền đồng bằng vô cùng lớn là đồng bằng sông Hồng và đồng bằng Sông Cửu Long. Cuộc sống ông cha gắn liền với những cây mạ, cây lúa và đến ngày đơm bông, thu hoạch cho ra hạt nếp, hạt gạo để rồi mang lại nguồn lương thực nuôi sống bản thân gia đình với cơm, xôi.
Để cảm ơn đất trời đất trời đã ban nguồn sống cho con người nên xôi luôn được xuất hiện trong mâm cơm cúng.
Ngoài ra, đối với các món như: Món xào, món mặn, món canh....được lựa chọn trong mâm cỗ cúng, TS Sơn lý giải, trong đặc trưng trong văn hóa ẩm thực ở Việt Nam, tất cả các muốn ngon phải có hương vị, cân bằng âm dương, đã có món khô thì phải có món canh, đã có món giàu đạm thì phải có món giàu vitamin.
"Các món ăn chi phối thành quan hệ âm dương trong ẩm thực, đối lập nhau, vừa có màu sắc, hợp khí hậu, vừa có độ đạm, vừa có các vị, chua, cay, mặn, ngọt, mát nên được mọi người lựa chọn làm lễ vật cúng rằm tháng 7", chuyên gia văn hóa, tiến sĩ Trần Hữu Sơn nói.
Theo giaothong
Những thức uống này nghe thì lạ lẫm với người Hà Nội, chứ ở Sài Gòn mùa hè năm nào cũng bán khắp mọi nẻo đường Ngoại trừ các hàng trà sữa thì những thức uống dân dã giải nhiệt những ngày nóng bức ở Sài Gòn xem ra có phần hơi khác so với thủ đô đấy nhé. Theo TTVN