Người Sài Gòn thả cá chép sớm tiễn Táo quân chầu trời
Chiều 19/1, một ngày trước ngày cúng ông Công ông Táo, nhiều người Sài Gòn đã mang cá chép đi thả sớm.
Chiều 19/1, nhiều người dân Sài Gòn bắt đầu đi thả cá chép trước ngày tiễn Táo quân chầu trời. Tại bờ sông ở chùa Diệu Pháp (quận Bình Thạnh), chị Nhẫn cho biết: “Mình thả sớm vậy như cách gửi cá ở trước để mai các Táo chỉ việc ‘cưỡi’, hơn nữa còn để tránh cá bị vớt lại”.
Trước khi thả cá chép, nhiều người dành chút thời gian cầu khấn. “Tôi ngày mai mới cúng ông Táo nhưng nay đi phóng sinh với họ hàng nên mua thêm ba con cá chép đỏ thả luôn thể”, chị Vy (quận Bình Thạnh) nói.
Cá được thả là loài cá chép đỏ vì theo quan niệm dân gian, giống này là “phương tiện đi lại chính” của ông Táo trong ngày 23 tháng Chạp.
“Thực ra cúng ngày 23 tháng Chạp mới là đúng nhưng mấy năm nay tôi vẫn giữ thói quen thả cá trước một ngày, nhiều người cũng vậy, không có sao hết miễn là mình thành tâm”, chị Thanh Phương chia sẻ.
Nhiều phụ huynh dẫn theo các bé đi thả cá. Càng về chiều, nhất là sau giờ tan tầm lượng người tiễn ông Táo nhiều hơn.
Những người thả cá chép đều nhẹ nhàng nhúng xô nước xuống sông cho cá tự bơi ra. Hầu hết, mọi người đều thả ít nhất 3 con cá chép tượng trưng cho 3 ông bà Táo quân.
Trong khi đã có người thả cá trước thì tại các chợ ở TP HCM, việc mua bán cá, đồ cúng diễn ra nhộn nhịp.
Video đang HOT
Tại chợ Tân Sơn Nhất (quận Tân Bình), các tiểu thương đều nhập thêm cá chép đỏ về bán. Họ thường cho 3 con vào một bịch và bán với giá 30.000 đồng.
Mỗi tiểu thương đều bán thêm các loại hoa, xôi, trầu cau, kẹo thèo lèo… để cúng ông Táo.
Cô Lê Quỳnh Vui (53 tuổi, đường Bạch Đằng, quận Tân Bình) mua hoa, cá và bộ đồ vàng mã cúng Táo quân.
Quỳnh Trần
Theo VNE
Rác bay phấp phới, cá chết trắng Hồ Tây ngày tiễn ông Công, ông Táo
Trong khi ở một góc Hồ Tây, Hà Nội, nhiều người đang say sưa thả cá chép cúng ông Công, ông Táo thì ngay cách đó vài bước chân, cá chết nổi trắng xóa lẫn trong đám rác.
Cá chết trắng một góc Hồ Tây trong sáng 1.2 (23 tháng Chạp) trong khi bên cạnh, người dân vẫn đang thả cá chép và thả cả túi bóng - Ảnh: Thúy Hằng
"Ô, sao cá chết nhiều thế nhỉ?", một phụ nữ tất tả tay xách một túi cá chép vàng đi ngang trạm xử lý nước thải của Xí nghiệp quản lý cụm công trình đầu mối Yên Sở (phố Trích Sài, quận Tây Hồ) ngơ ngác nhìn xuống góc Hồ Tây. Bà xách túi cá chép đi xa hơn, rồi tặc lưỡi, thả cá xuống, lẩm bẩm: "Chẳng biết có sống được không nữa".
Ngay sát trạm xử lý nước thải này, không thể đếm nổi có bao nhiêu loại cá đang phơi bụng chết trắng. Xác cá nổi cùng đủ các loại rác, núi nilon, bèo tây, bốc mùi khó chịu.
Xung quanh hồ nước lớn nhất Hà Nội này, mọi người vẫn thực hiện nghi thức thả cá chép tiễn ông Công, ông Táo về trời. Túi nilon bay phấp phới khắp các đoạn đường ven hồ, công nhân vệ sinh môi trường hối hả dọn dẹp từ sáng tới giờ nhưng cứ dọn tới đâu, túi nilon lại tiếp tục thải ra đến đó.
Cá chết nổi cùng với rác trên mặt Hồ Tây, cách đó không xa, người dân vẫn đang thả cá chép và bỏ lại túi nilon - Ảnh: Thúy Hằng
Chỗ cá chết này nằm ngay sát trạm xử lý nước thải của Xí nghiệp quản lý cụm công trình đầu mối Yên Sở (đường Trích Sài, quận Tây Hồ) - Ảnh: Thúy Hằng
Người dân thả cá và thả cả hộp nhựa xuống Hồ Tây - Ảnh: Thúy Hằng
Cá thì chết nổi - Ảnh: Thúy Hằng
"Năm nay người ta tiến bộ hơn khi không ném túi nilon xuống hồ mà vất lên trên bờ kè, thế nên chúng tôi dọn dẹp đỡ vất vả hơn. 4 xe rác từ 6 giờ sáng tới giờ rồi", một nữ công nhân đang lom khom gom túi bóng bên Hồ Tây trong cái gió thổi thốc mặt nói.
Đứng ngay cạnh nữ công nhân, một người đàn ông vừa thả xong túi cá chép. Ông tiếp tục mở chiếc túi nilon thứ hai rồi thản nhiên tung đủ các thứ xuống Hồ Tây: một túi hạt sen, hai ống chè, ba hộp vàng mã. Tất cả đều có vỏ ngoài làm bằng vỏ nhựa, nilon. Xong xuôi, người đàn ông bỏ chiếc túi bóng trên bờ kè rồi... đi thẳng.
Hôm nay 1.2 (23 tháng Chạp), người Hà Nội thực hiện nghi thức cổ truyền trong năm: thả cá chép tiễn đưa ông Công, ông Táo về trời. Tuy nhiên, theo quan sát của chúng tôi, rác xả ra các sông, hồ vẫn không ngớt. Công nhân vệ sinh môi trường vẫn đang nỗ lực dọn dẹp để làm sạch lại Hồ Tây, sau ngày hôm nay.
Người Hà Nội thực hiện nghi thức truyền thống trong năm: Thả cá chép tiễn ông Công, ông Táo về trời
Thả cá chép, thả cả các tro, bụi, chân nhang từ bàn thờ xuống Hồ Tây
Hai chú cá không thể bơi ra xa vì sóng lớn
Nước Hồ Tây ven bờ đục ngầu vì tro bụi người dân thả xuống
Một chiếc xe rác "ý tứ" được đặt ngay bên Hồ Tây
Nhưng không phải ai cũng biết bỏ túi nilon vào như những người này
Một người thả túi tro xuống Hồ Tây
Dưới Hồ Tây là cảnh này
Một con cá bị bỏ chết trên bờ
Con cá này còn để nguyên trong túi nilon và bị quăng xuống Hồ Tây
Rác bay khắp nơi ven Hồ Tây
Một phụ nữ gom rác bên Hồ Tây than thở, từ sáng đến giờ chị đã gom 4 xe rác tất cả
"Năm nay người dân có tiến bộ, chỉ để rác trên bờ, chứ không quăng nhiều xuống mặt hồ như năm ngoái", chị lao công nói
Người đàn ông này thản nhiên thả các hộp nhựa xuống Hồ Tây sau khi thả cá chép xong
Cảnh rác bay phấp phới bên đường Trích Sài sáng 1.2
Những xe rác tấp nập vận chuyển rác từ Hồ Tây trong ngày ông Táo lên chầu trời - Ảnh: Thúy Hằng
Thúy Hằngthực hiện
Theo Thanhnien
[CHÙM ẢNH] Thả cá chép, thả luôn rác trong ngày tiễn ông Công, ông Táo Bất chấp nỗ lực của những công nhân vệ sinh môi trường và các bạn trẻ kêu gọi thả cá, đừng thả túi nilon, nhiều người vẫn vô tư thả cá và rác trong ngày tiễn ông Công, ông Táo. Cá "bay", rác thải cũng bay theo Những hình ảnh do chúng tôi ghi lại từ Hồ Tây, cầu Long Biên, cầu Chương...