Người Sài Gòn sắp thấy xe buýt điện trên đường phố
19 chiếc xe buýt điện chạy ở 3 tuyến khác nhau sắp được đưa vào vận hành ở TP.HCM.
Các xe buýt điện 12 chỗ ngồi sẽ sớm được đưa vào vận hành tại TP.HCM trong thời gian tới. (Ảnh minh họa: S.M Green Power)
Ngày 4.11, Văn phòng UBND TP.HCM cho biết, Chủ tịch UBND TP.HCM đã chấp thuận chủ trương thực hiện đề án thí điểm vận hành 3 tuyến xe buýt điện do Sở GTVT đề xuất. Đây là loại xe 12 chỗ ngồi gắn động cơ chạy bằng năng lượng điện, được phép hoạt động ở phạm vi hạn chế trên địa bàn thành phố.
Mục tiêu thí điểm là để so sánh và phân tích, đánh giá các ưu, khuyết điểm giữa loại hình xe buýt truyền thống và xe buýt sử dụng năng lượng điện. Trên cơ sở đó, TP.HCM sẽ lựa chọn loại hình phương tiện phù hợp với cấu trúc đô thị đặc thù của thành phố, giảm ô nhiễm môi trường và đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững hệ thống giao thông công cộng.
Trong quá trình triển khai, UBND TP.HCM giao Sở GTVT phân luồng giao thông hợp lý tại khu vực trước UBND TP.HCM (86 Lê Thánh Tôn, Q.1) cũng như giao lộ với đường Nguyễn Huệ và các tuyến đường lân cận.
Theo kế hoạch, các tuyến xe này sẽ hoạt động từ 5h – 22h hằng ngày với giá vé từ 6.000 – 10.000 đồng/lượt. Ngoài ra, hành khách cũng có thể mua vé theo giờ hoặc thuê theo giờ.
Trong đó, tuyến số 1 chạy quanh khu trung tâm thành phố sẽ có 10 xe hoạt động liên tục, tuyến số 2 chạy ở khu đô thị Phú Mỹ Hưng (Q.7) sẽ có 4 xe, và tuyến số 3 chạy trên đường Hoàng Sa sẽ có 2 xe. Ngoài ra, mỗi tuyến sẽ có thêm 1 xe dự phòng, nâng tổng số xe buýt điện trong đợt thí điểm này lên 19 chiếc.
Video đang HOT
Trước TP.HCM, các thành phố lớn như Hà Nội, Nha Trang, Huế, Đà Nẵng đã đưa xe buýt điện vào phục vụ du khách.
Lộ trình tuyến số 1:
Lượt đi: Công viên 23/9 -> Phạm Ngũ Lão -> Tôn Thất Tùng -> Lê Lai -> Hàm Nghi -> Hồ Tùng Mậu -> Tôn Đức Thắng -> Công trường Mê Linh -> Tôn Đức Thắng -> Nguyễn Huệ -> Nguyễn Thiệp -> Đồng Khởi -> Đông Du -> Hai Bà Trưng -> Nguyễn Siêu -> Thái Văn Lung -> Lý Tự Trọng -> Chu Mạnh Trinh -> Nguyễn Du -> Mạc Đĩnh Chi -> Lê Duẩn -> Thảo Cầm viên Sài Gòn
Lượt về: Thảo cầm viên Sài Gòn -> Lê Duẩn -> Công trường Công xã Paris -> Đồng Khởi -> Lê Thánh Tôn -> Nguyễn Huệ -> Tôn Đức Thắng -> Hàm Nghi -> Công viên 23/9.
Lộ trình tuyến số 2:
Có 3 lộ trình xuất phát, từ các đường Phạm Văn Nghị, Tân Phú và Hoàng Văn Thái đi qua nhiều tuyến đường ở Phú Mỹ Hưng và quay về điểm xuất phát.
Lộ trình tuyến số 3:
Chạy dọc kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè. Điểm bắt đầu là bến thuyền nội đô tại phường Đa Kao, Q.1 và điểm cuối là bến thuyền nội đô tại P.7, Q.3.
Theo Ngọc Phạm (Dân Việt)
4 phụ nữ đang mang thai nhiễm virus Zika ở TP.HCM
Tính đến chiều 3/11, tổng số ca bệnh ghi nhận trên toàn TP.HCM là 21 trường hợp trong đó có 4 thai phụ.
TP.HCM phát hiện 4 thai phụ nhiễm virus Zika
Theo PGS.TS Phan Trọng Lân, Viện trưởng Viện Pasteur TP.HCM, chiều 3/11, số nạn nhân của virus Zika tiếp tục tăng lên 21 trường hợp, trong đó có 4 phụ nữ đang mang thai, ngoài ra còn 9 mẫu nghi nhiễm chờ kết quả xét nghiệm.
Ngay trong ngày hôm nay, đã phát hiện thêm 1 ca mắc Zika và 9 bệnh nhân khác trong diện nghi ngờ. Hôm qua 2/11, thành phố cũng ghi nhận thêm 3 ca. Như vậy, hiện tại TP.HCM đã có 21 trường hợp mắc bệnh, với 11/24 quận huyện có ca bệnh.
PGS.TS Phan Trọng Lân cho biết, trong 5 tuần gần đây, những trường hợp nhiễm virus Zika liên tục được phát hiện, dự báo số người nhiễm bệnh trong thời gian tới sẽ tiếp tục gia tăng nếu không có giải pháp phòng chống dịch triệt để và hiệu quả.
Đáng lo ngại, trong những ca bệnh đã được xác định dương tính với Zika thì có 4 phụ nữ đang mang thai (1 người mang thai dưới 3 tháng).
Trước tình tình hình trên, ngành y tế tiếp tục lấy mẫu máu từ những người nghi ngờ mắc bệnh để thực hiện xét nghiệm, chủ động giám sát dịch bệnh, nhanh chóng ban hành quy trình theo dõi, chăm sóc thai phụ nhiễm Zika tại các bệnh viện sản khoa và trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản trên toàn thành phố.
Theo nhận định của Cục Y tế Dự phòng, TP.HCM có mật độ dân số đông nhưng vấn đề vệ sinh môi trường, nhà ở, ý thức phòng bệnh chưa cao nên dễ xảy ra dịch. TP.HCM đã công bố dịch ở cấp phường, xã.
Ngoài ra, thành phố cũng đang trong mùa cao điểm của dịch sốt xuất huyết, có cùng một phương thức truyền bệnh chính là qua muỗi vằn.
Ông Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, yêu cầu TP.HCM khẩn trương tìm các biện pháp cụ thể để bảo vệ phụ nữ mang thai trong giai đoạn này.
Bộ Y tế cũng nâng mức cảnh báo loại virus này với hi vọng hạn chế thấp nhất số người mắc. Bộ Y tế đã chỉ đạo hệ thống sản nhi có hướng dẫn đối với các bà mẹ mang thai trong vòng 3 tháng đầu, nếu có các biểu hiện như sốt, biểu hiện sốt phát ban, có triệu chứng của viêm kết mạc cần đến ngay các cơ sở y tế để được theo dõi.
Trong trường hợp phải đi đến các vùng có dịch, cần tìm hiểu kỹ các thông tin về dịch bệnh và các điều kiện chăm sóc y tế, đồng thời áp dụng các biện pháp phòng chống muỗi đốt để tránh lây truyền virus Zika như sử dụng kem xua muỗi, mặc quần áo dài và ngủ màn kể cả ban ngày.
Theo Diệu Thu (Dân Việt)
Đóng cửa hầm vượt sông Sài Gòn để diễn tập cứu nạn Để phục vụ diễn tập phương án PCCC và tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn năm 2016, Sở GTVT TP.HCM cấm các phương tiện lưu thông qua hầm vượt sông Sài Gòn một chiều trong đêm 3.11 và hai chiều trong tối 5.11. Hình ảnh diễn tập cứu hộ cứu nạn trong đường hầm sông Sài Gòn năm 2015. Sở GTVT TP.HCM cho...