Người Sài Gòn nườm nượp mang xe đi rửa ngày cuối năm
Ngày 26/1, nhiều người dân TP HCM tranh thủ đem xe đi rửa khiến các tiệm luôn tất bật. Giá tăng và phải đợi lâu nhưng nhiều khách hàng vẫn cảm thấy thoải mái.
Sáng 29 Tết, nhiều điểm rửa xe đông đúc người dân mang xe đến “tắm rửa”. Tại đường Trương Công Định (quận Tân Bình), lúc 9h, toàn bộ nhân viên tiệm tất bật làm việc. Loại hình rửa xe bọt tuyết ở tiệm này được khách hàng ưa thích vì xe sạch, tẩy rửa được nhiều vết bẩn hơn so với rửa bằng nước thông thường.
Khách hàng ngồi hàng dài chờ đợi. “Tôi chờ gần 30 phút rồi, đi ngang qua thấy rửa xe nhộn nhịp quá nên vào luôn. Gần nửa năm nay để xe bẩn quá”, anh Trương Thế Thành (30 tuổi, quận Tân Bình) nói.
Bình thường giá rửa mỗi xe máy ở đây là 20.000 đồng nhưng nay tăng lên 30.000 đồng.
Xe của khách xếp hàng trên vỉa hè chờ đến lượt rửa. Chị Nguyễn Thị Phụng, chủ tiệm trên đường Ni Sư Huỳnh Liên (quận Tân Bình) cho biết, nếu ngày thường chỉ 70 xe thì nay tăng đến 200 xe.
Mỗi xe máy đều có 3 người thay phiên nhau làm các công đoạn như xịt nước, rửa, lau chùi… “Bắt đầu từ 25 Tết là tấp nập khách. Bình thường tôi có 4 thợ nhưng nay phải thuê thêm 6 người nữa và trả công ít nhất phải 500 nghìn một ngày thì người ta mới chịu làm”, chị Phụng cho biết thêm.
Nhân viên kỳ cọ từng chi tiết bụi bẩn trên xe.
Video đang HOT
Tiệm rửa xe trên đường Vĩnh Viễn (quận 10) cũng đông đúc từ sáng. Mỗi xe máy cũng chỉ rửa trong khoảng 15 phút. Tuy nhiên vào lúc cao điểm, khách phải chờ trung bình nửa tiếng mới có xe sạch sẽ.
Ngoài xe máy, những người đi ôtô cũng tranh thủ làm sạch xế ngày cuối năm. Tại tiệm trên đường Hồng Lạc (quận Tân Bình), nhân viên tất bật làm việc, bên ngoài hàng chục chiếc khác đang xếp hàng chờ đến lượt.
“Bình thường mỗi ngày tiệm tôi chỉ rửa khoảng 40 ôtô thì này tăng gấp đôi. Giá cũng phải tăng từ 70.000 đồng lên 100.000 đồng”, chị Thảo (chủ tiệm) cho hay.
Những nhân viên được trả công bằng 40% giá của một xe khi rửa xong. “Mỗi xe em nhận được 40.000 đồng, mỗi ngày cũng được ít nhất 10 chiếc”, Vinh nói.
Một ôtô mất khoảng 45 phút để rửa sạch. “Tính cả thời gian chờ nữa là tôi phải mất gần 2 tiếng mới được nhận xe. Ngày Tết mà, ai cũng tất bật nên chờ lâu, giá cao tí cũng không sao”, anh Tuấn (quận Tân Phú) nói.
Quỳnh Trần – Thành Nguyễn
Theo VNE
Người Sài Gòn đội mưa tham quan đường hoa Nguyễn Huệ
Tối 28 Tết, bất chấp trời mưa, hàng nghìn người Sài Gòn vẫn đổ xô về đường hoa Nguyễn Huệ tham quan trong đêm khai mạc.
19h ngày 25/1 (28 tháng Chạp), đường hoa Tết Đinh Dậu trên phố đi bộ Nguyễn Huệ (quận 1, TP HCM) khai mạc sau gần nửa tháng thi công.
Tuy nhiên, chỉ hơn một tiếng sau, trời bất ngờ đổ cơn mưa, không quá nặng nhưng cũng khiến hàng nghìn người đang tham quan đường hoa vội chạy tìm chỗ trú. Trước đó, mưa nặng hạt cũng bất ngờ trút xuống nhiều nơi ở TP HCM.
Lực lượng bảo vệ đường hoa trú mưa dưới tấm bạt.
Mưa nhưng nhiều người vẫn nán lại ngắm đường hoa, có người đã chuẩn bị sẵn dù.
Gia đình anh Huỳnh Phương chăm chú ngắm hoa duới cơn mưa lất phất.
Bất chấp cơn mưa nặng hạt dần, cô gái vẫn say sưa chụp ảnh đường hoa.
Cặp đôi trùm áo mưa để dễ coi hình ảnh đường hoa vừa chụp. Sau khoảng nửa tiếng, cơn mưa chấm dứt.
Trong đêm khai mạc, những tiểu cảnh đủ sắc hoa thu hút mọi người vây quanh chiêm ngưỡng, chụp ảnh.
"Năm nào tôi cũng đi tham quan đường hoa đúng ngày khai mạc. Tôi thấy năm nay đường hoa đẹp hơn các năm", anh Thế Long (quận Bình Thạnh) chia sẻ.
Mô hình tuyến metro với con tàu chạy vòng quanh khiến nhiều người, nhất là trẻ em tò mò, thích thú.
Hình ảnh con gà, linh vật của năm nay tràn ngập khắp các phân đoạn của đường hoa. Mỗi chú gà được tạo hình với biểu cảm khác nhau.
Bé Lê Thanh My (4 tuổi) thích thú khi được cha cõng trên vai dạo đường hoa.
Đây là năm đầu bé Ái Vy (8 tuổi) được mẹ cho đi đường hoa nên cô bé đầy hào hứng.
Đường hoa được thi công trong 15 ngày và mở cửa phục vụ 7 ngày, từ 28 Tết đến mùng 4 Tết Đinh Dậu.
Quỳnh Trần
Theo VNE
Người Sài Gòn nấu bánh chưng khắp các con hẻm Những ngày cận Tết, nhiều gia đình ở Sài Gòn thức trắng đêm canh nồi bánh chưng, bánh tét được nhóm lửa luộc ngay trước nhà. Bắt đầu từ 27 Tết trở đi, người dân Sài Gòn nhộn nhịp gói bánh chưng. Năm nào cũng vào dịp này, gia đình chúng tôi lại quây quần gói bánh, cực nhưng mà vui, vì hiếm...