Người Sài Gòn mê mẩn món nem nướng ‘độc nhất vô nhị’
Sài Gòn có đủ loại nem nướng đến từ các miền như Nha Trang, Đà Lạt, Gia Lai, thậm chí có cả nem nướng kiểu Sài Gòn. Nếu đã từng ăn nem nướng D’ran lạ hoắc, bạn cũng sẽ thấy vô cùng hấp dẫn.
Món nem nướng kiểu D’ran mê hoặc người Sài Gòn.
SaRu Nem Nướng là tên quán của cô chủ tên Nguyễn Lan Uyên, một blogger du lịch có tiếng trên mạng xã hội. Đã từng đặt chân đến rất nhiều nơi, ăn thử rất nhiều món ngon, Lan Uyên đã “phải lòng” với món nem nướng kiểu D’ran, một thị trấn nhỏ nằm ở ngoại ô thành phố Đà Lạt (Lâm Đồng), cũng là quê chồng của cô.
SaRu Nem Nướng nằm khu dân cư Tân Quy Đông, phường Tân Phong, quận 7. Lan Uyên đặc biệt thích thú với nem nướng kiểu D’ran, khá tương đồng nem nướng Đà Lạt nên đã tìm cách đưa về Sài Gòn để giới thiệu với thực khách.
Không ngờ, chỉ trong một thời gian ngắn, món nem nướng đã khiến nhiều người Sài Gòn mê mẩn và đặt ăn thường xuyên mỗi tuần. Quán nem chỉ đông khách vào buổi chiều và tối, còn buổi trưa, khách hàng chỉ đặt giao hàng tận nơi cho đỡ nắng.
Video đang HOT
Nem nướng kiểu D’ran của Lan Uyên bao gồm 10 loại nguyên liệu ăn kèm
Lan Uyên chia sẻ: Lúc đầu khách hàng kéo đến quán rất đông, một phần vì tò mò và ủng hộ sau những chia sẻ về các chuyến đi của cô trên mạng xã hội. Và sau khi thưởng thức, họ bị chinh phục bởi một cuốn nem đầy đủ hương vị chua, cay, mặn, ngọt, béo, bùi, giòn tan, thơm ngát, cùng nước chấm nem được nấu rất kỳ công.
Một cuốn nem nướng có đến 10 loại nguyên liệu ăn kèm: xà lách, các loại rau sống, củ sắn, cà rốt, hành tím ngâm chua ngọt, khế, dưa leo, chuối chát, bánh tráng chiên giòn, thịt heo nướng đã có tẩm ướp gia vị gọi là nem, cuốn tất cả để trong miếng bánh tráng trắng, chấm với loại tương đặc biệt nấu từ đậu phộng và gan, thịt…
Đặc sắc nhất là món nước tương được nấu kỳ công với bí quyết riêng
Món nước tương để chấm được nấu kỳ công nhất để khiến bạn có đi khắp Sài Gòn cũng không kiếm được vị tương giống như vậy, độ sền sệt vừa đủ, không loãng, không đặc, mặn ngọt vừa đủ, hơi có vị chua, có vị béo, bùi. Để rồi khi chấm cuốn nem đầy màu sắc vào nước chấm, món ăn trở thành tổng thể tuyệt vời.
Chị Thuỳ Trang (quận 8, TPHCM) sau một lần ăn thử đã bị “ghiền” món nem nướng của quán, đặc biệt là phần nước tương: “Những hạt đậu phộng to nhỏ trong tương cho thấy quán nấu tương bằng đúng đậu phộng rang, xay nhuyễn, chứ không phải thay thế bằng các nguyên liệu tạo hương đậu phộng khác. Quán làm kì công, nhưng bù lại nước tương có vị béo bùi ngon xuất sắc”.
Cuốn nem nướng nhiều màu sắc nhìn đã thấy ngon và bắt mắt
Còn anh Hữu Nhân (quận 7) thì lại đánh giá cao phần nem nướng: “Nem có gia vị vừa phải, ăn thấy thơm. Theo mình chắc là do tỉ lệ thịt và mỡ trong nem được quán làm cân bằng nên ăn không bị khô, hay quá ngấy. Mình đã từng ăn nem nướng ở một quán rất đông khách ở D’ran mà về Sài Gòn gặp được món này mừng quá”.
Trung bình mỗi ngày quán nem nướng bán được khoảng 200-300 phần. Những ngày lễ, Tết, dịp đặc biệt có thể lên tới 600-700 phần.
Theo như lời Lan Uyên chia sẻ, quyết định nghỉ việc ở một tập đoàn lớn để mở quán nem nướng D’ran có lẽ là một trong những quyết định đúng đắn nhất của cuộc đời cô. Bởi nhờ quán ăn nhỏ này mà vợ chồng cô có nguồn thu ổn định để “nuôi” ước mơ du ngoạn vòng quanh thế giới.
Theo Thanhnien
Quán bún thịt nướng ngon nhất chợ Bàn Cờ
Ngang qua khu chợ Bàn Cờ, Sài Gòn vào giờ cơm trưa, bạn sẽ bị mùi thơm "nức mũi" của thịt nướng quyến rũ.
Nằm một góc đường bên trong chợ, không có biển hiệu, hay địa chỉ cụ thể nhưng chỉ cần hỏi người dân tiệm bún thịt nướng gần khu bán đồ si (đồ cũ) là ai cũng biết. Có ít chỗ ngồi vì không gian hẹp, quán thường xuyên phải "mượn" tạm bàn ghế của hàng nước bên cạnh, đổi lại thực khách phải gọi nước uống nhưng ai cũng vui vẻ.
Điểm mấu chốt làm nên "thương hiệu" của quán là thịt nướng và nem nướng vừa chín tới, nóng hổi, mềm, không khô cứng. Nem, thịt ướp sẵn, không nhồi bột, gia vị vừa phải, nướng tại chỗ. Thực khách được xem toàn bộ quá trình nướng nên khá an tâm. Bếp nướng được thiết kế riêng bằng nhôm, có ống khói nên dù ngồi gần bếp khách vẫn không bị ám khói, lại vừa che bớt phần nào bụi bặm.
Nước mắm hơi kẹo, chua ngọt vừa phải. Thêm tí mỡ hành và đậu phộng rang bùi bùi giúp tô bún thêm vị. Khi ăn thực khách không thể quên ăn kèm rau thơm và giá cho đỡ ngán. Thông thường, chủ quán tự nêm nếm nên không cho thêm chén mắm chấm, nếu muốn bạn có thể xin thêm để ăn cho vừa khẩu vị riêng của mình.
Giá 30.000 đồng/tô, phần ăn trông hơi nhỏ, người ăn khỏe có thể gọi đến hai tô. Quán bán từ 11h đến khoảng 14h thì hết sạch. Đây là địa chỉ quen thuộc của các bà nội trợ, những người bán hàng, học sinh, nhân viên văn phòng gần đó. Cách dễ tìm nhất là từ chợ đồ si hẻm trên đường Bàn Cờ vào một đoạn, quán nằm bên tay trái.
Theo VnE
Tìm tô bún bò ngon nhất Sài Gòn Phở Hà Nội và bún bò Huế "di cư" vào Sài Gòn đã làm cho hủ tiếu bớt đi phần nào vị trí thống trị. Phở thì có vẻ hơi "khó tính" một chút, tức là hàng quán phải tươm tất, thành phần tô phở hùng hậu nên giá bán cũng khá cao. Còn với món bún bò thì tiệm sang cũng có,...