Người Sài Gòn lo thiếu nước ngọt vì mặn xâm nhập
Nước mặn xâm nhập sâu vào hệ thống sông Sài Gòn – Đồng Nai có thể khiến các hoạt động cấp nước bị ngưng trệ.
Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn TP HCM vừa đưa ra cảnh báo, tình trạng nhiễm mặn sẽ ảnh hưởng lớn đến kế hoạch cung cấp nước sạch cho người dân thành phố những ngày tới. Cơ quan này yêu cầu các đơn vị liên quan đến hoạt động cấp nước, thủy lợi phải chủ động ứng phó.
Theo kết quả khảo sát do Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam thực hiện, tình trạng xâm mặn trên sông Sài Gòn – Đồng Nai đang tăng cao. Độ mặn giữa tháng 2 trên hai con sông này đo được tăng so với cuối tháng trước.
Số liệu từ Chi cục Thủy lợi và Phòng chống lụt bão TP HCM cũng chỉ ra độ mặn tại huyện Nhà Bè tăng 30-40% so với cùng kỳ năm trước nhưng tăng 80% so với nhiều năm gần đây.
Người Sài Gòn đối diện với nguy cơ thiếu nước. Ảnh: K.C
Công ty Cấp nước Sài Gòn (Sawaco) cho biết, trong vài năm gần đây, do biến đổi khí hậu, tình trạng nhiễm mặn trên sông Sài Gòn – Đồng Nai tăng cao nên hoạt động cấp nước cho địa bàn TP HCM cũng gặp không ít khó khăn.
Các số liệu quan trắc cho thấy, nước lấy từ sông Sài Gòn – Đồng Nai nhiều thời điểm không còn đáp ứng được theo quy chuẩn một số chỉ tiêu (độ mặn vượt quá 25 mg/lít), không xử lý được khiến hoạt động cấp nước đôi lúc phải ngưng trệ.
Video đang HOT
Để ứng phó, Sawaco đang xây dựng kế hoạch xây hồ chứa nước ngọt tại huyện Củ Chi để làm nguồn nước thay thế trong trường hợp nước sông Sài Gòn – Đồng Nai nhiễm mặn quá cao.
Về nguyên nhân xâm nhập mặn, ông Phạm Thế Vinh – Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam – cho rằng hạn mặn diễn ra mạnh vì El Nino kéo dài khiến khu vực Nam bộ rất ít mưa. Ngoài ra, việc triều cường kéo dài đến tháng 2, 3 khiến nước mặn đi sâu vào các cửa sông.
“Hạn kéo dài khiến độ mặn ít được phân tán. Thêm vào đó, mực nước tại các hồ chứa nay đã xuống thấp, khả năng cung cấp nước tưới tiêu, sinh hoạt cũng hạn chế” , ông Vinh nói.
Nước mặm xâm nhập kéo dài có thể khiến các nhà máy nước ngưng trệ hoạt động. Ảnh: H.C
Trước đó, Bộ Nông nghiệp cho biết do hiện tượng El Nino nên mùa mưa đến trễ và kết thúc sớm. Tổng lượng mưa trên lưu vực thiếu hụt 20-50% trung bình nhiều năm. Mực nước thượng nguồn sông Me Kong tiếp tục xuống nhanh và thấp nhất trong vòng 90 năm qua.
Hiện, trên các hệ thống sông chính ở miền Tây, mặn xâm nhập sâu 40-93 km, tăng 10-15 km so với các năm trước. Gần 340.000 ha trong tổng số 1,55 triệu ha lúa đông xuân đang sản xuất tại miền Tây có nguy cơ bị xâm nhập mặn và hạn. Trong đó, 104.000 ha lúa bị thiệt hại nặng nề, hàng chục nghìn ha bị chết.
Sơn Hòa
Theo VNE
Miền Tây hạn, mặn nghiêm trọng nhất 100 năm
Hạn hán và xâm nhập mặn được đánh giá là đặc biệt nghiêm trọng, nặng nhất 100 năm qua, gây thiệt hại nặng nề các tỉnh miền Tây.
Hàng chục nghìn ha lúa ở miền Tây chết do nước mặn xâm nhập. Ảnh: Cửu Long
"Dù chúng ta có biện pháp ứng phó nhưng thiệt hại vẫn xảy ra và sẽ nghiêm trọng hơn, do vậy cần phải cấp bách thống nhất các biện pháp ứng phó thiên tai", Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát nói tại Hội nghị phòng chống hạn, xâm nhập mặn vùng đồng bằng sông Cửu Long, sáng 17/2.
Theo Bộ trưởng Phát, trước mắt phải bảo vệ vụ lúa đông xuân 1,55 triệu ha trên đồng, sau đó tính chuyện an toàn cho vụ hè thu cũng như đời sống sản xuất của người dân. Đồng thời, địa phương phải có giải pháp tầm nhìn tương lai để ứng phó với tình trạng hạn và xâm nhập mặn khốc liệt, gay gắt hơn.
Nạo vét kênh mương nội đồng để giữ ngọt ở vùng bán đảo Cà Mau. Ảnh: Cửu Long
Báo cáo mới nhất của Bộ Nông nghiệp cho thấy, năm 2015 do ảnh hưởng của hiện tượng El Nino nên mùa mưa đến trễ và kết thúc sớm. Tổng lượng mưa trên lưu vực thiếu hụt 20-50% trung bình nhiều năm. Mực nước thượng nguồn sông Me Kong tiếp tục xuống nhanh và thấp nhất trong vòng 90 năm qua.
Mùa khô năm nay do thiếu nước ngọt, mặn xuất hiện sớm 2 tháng và nhiều khả năng kết thúc muộn. Hiện, trên các hệ thống sông chính ở miền Tây, mặn xâm nhập sâu 40-93 km, tăng 10-15 km so với các năm trước.
Gần 340.000 ha trong tổng số 1,55 triệu ha lúa đông xuân đang sản xuất tại miền Tây có nguy cơ bị xâm nhập mặn và hạn. Trong đó, 104.000 ha lúa bị thiệt hại nặng nề, hàng chục nghìn ha bị chết.
Tỉnh Vĩnh Long nằm rất xa biển nhưng lần đầu bị nước mặn tấn công. Tỉnh Kiên Giang công bố tình trạng thiên tai hơn 40.000 ha lúa bị chết, đời sống sản xuất của người dân bị ảnh hưởng nghiêm trọng... Nhiều khả năng, các địa phương Bến Tre, Trà Vinh, Vị Thanh, Rạch Giá thiếu nước ngọt sinh hoạt từ 2 tháng trở lên.
Hệ thống cống đập ở các địa phương ven biển tại miền Tây được đóng kín để trữ nước ngọt. Ảnh: Cửu Long
Theo Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ, vùng đồng bằng sông Cửu Long là vựa lương thực, chiếm 55,5% sản lượng lúa, 70% trái cây, 69% thủy sản của cả nước. Do vậy việc phòng chống hạn, mặn cho vùng này là vấn đề sống còn.
"Trước mắt nên làm đê bao khép kín giữ ngọt, ngăn mặn tại những vùng sản suất trọng điểm như tứ giác Long Xuyên, Đồng Tháp Mười... Về lâu dài, Chính phủ nên làm việc với các nước xung quanh để phối hợp giải quyết, thống nhất các biện pháp đảm bảo nguồn nước ngọt, chống hạn, mặn", ông Nguyễn Phong Quang - Phó ban thường trực Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ - nói.
Cửu Long
Theo VNE
Bến Tre công bố thiên tai xâm nhập mặn Ngày 16.2, UBND tỉnh Bến Tre tổ chức họp bàn công tác phòng chống hạn mặn tại địa phương, đồng thời chính thức thông báo quyết định của UBND tỉnh về công bố thiên tai xâm nhập mặn năm 2016 trên địa bàn tỉnh. Ảnh minh họa Báo cáo của Sở NN-PTNT tỉnh cho biết hiện độ mặn 4 đã xâm nhập sâu...