Người Sài Gòn dậy từ mờ sáng, đi chục km để ăn món đặc biệt
Mới hơn 6h sáng, quán bán món huyết chưng đã hết hàng. Khách đến chậm nhận nụ cười của chủ hàng kèm lời mời ngọt như mật: ‘Mời anh mai trở lại nhé’.
Quán huyết chưng nằm trên vỉa hè cách chợ Thủ Dầu Một không xa, đối diện bến đò Bạch Đằng (P. Phú Cường, TP. Thủ Dầu Một, Bình Dương). Quán đơn giản, chỉ là một chiếc xe đẩy. Trên đó có chiếc thau lớn đậy nắp. Dưới thau, trong thùng xe là bếp lò rực lửa.
Trong thau, huyết và lòng heo đầy ắp tỏa ra mùi thơm. Bên cạnh thau huyết, một chồng bát, những lọ gia vị, chiếc thau nhỏ đựng hành và một thùng giữ nhiệt chứa đầy nước lèo đã nêm nếm đủ gia vị.
Chị chủ quán, Nguyễn Thị Thanh Loan, 32 tuổi múc một miếng huyết cho vào tô. Xong, một tay cầm kéo một tay cầm kẹp, chị cắt nhỏ từng miếng lòng cho khách. Chị làm không ngơi tay nhưng lúc nào trên môi chị cũng nở nụ cười: ‘Anh ăn gì, em lấy cho’. ‘Chị thích thứ nào cho em biết em làm cho chị’.
Tô huyết múc xong, chồng chị – anh Trần Phương Thanh, 34 tuổi, bỏ hành, thêm chút ớt, tiêu rồi bưng ra bàn cho khách.
Một tô huyết chưng gồm huyết và lòng heo.
Khách càng lúc càng đông. Chỉ mới hơn 6 giờ sáng mà trong thau chỉ còn nước, vài miếng huyết và một chút lòng. ‘Chỉ còn chừng 5 tô nữa thôi chú ơi’, chị nói với chúng tôi. ‘Khách của con nhiều người thấy thương lắm. Có người từ Thủ Đức, Quận 2 (TP.HCM), có người từ Bến Cát, Biên Hòa lặn lội tìm đến. Đa số những vị khách này đều gọi điện đặt hàng trước. Họ đến, ăn tại chỗ rồi mua thêm mang về nhà’.
Đôi vợ chồng từ Thủ Đức tìm đến. Người chồng cho biết, cả hai đi từ lúc 5h sáng nhưng đến nơi đã sắp hết.
Những tô cuối cùng đã được mang ra cho khách. Anh Thanh bắt đầu thu dọn. Chị Loan gom lại những lọ gia vị. Các khách đến trễ đều quay xe trở về sau khi nghe câu nói của chị: ‘Hết rồi anh ơi. Mai anh đến sớm chút nghen’.
Đông khách nhưng không dám phát triển
Video đang HOT
Quán huyết chưng vỉa hè của vợ chồng chị Loan, anh Thanh chỉ mới bán chưa được 2 năm. Trước đây cũng tại địa điểm này đã có 2 người phụ nữ đứng bán. Họ là mẹ chồng, con dâu bán được hơn 30 năm và đã nghỉ cách nay 3 năm do tuổi già sức yếu.
Chị Loan từng là công nhân tại KCN Việt Hương trong suốt 11 năm. Thu nhập không đủ trang trải, chị nghỉ việc định về bán chè. Người anh của chị, là công nhân trong lò mổ khuyên chị nên bán món huyết chưng. Tất cả nguyên liệu anh cung cấp với đảm bảo là nguyên liệu sạch.
Chị mày mò, tìm tòi tự chế biến ra món ăn này mà không qua học hỏi bất cứ ai. Chị Loan cho biết trong món huyết chưng của chị ngoài huyết là nguyên liệu chính, phần còn lại là lòng heo gồm cật, phèo, bong bóng, lá mía, và óc… Riêng bao tử, tim, gan có giá đắt nên chỉ ai đặt chị mới làm. Tất cả những nguyên liệu ấy chị ướp gia vị rồi nấu theo dạng phá lấu.
Nhiều khách phải chờ mới mua được hàng.
Mỗi ngày, vợ chồng chị thức dậy lúc 2h sáng vào lò lấy lòng và huyết rồi ra chợ mua thêm phụ liệu. Về đến nhà lúc 3h, hai vợ chồng bắt tay vào chế biến đến 4h30 thì đưa lên xe đẩy ra bán.
‘Khách càng lúc càng đông. Những ngày đầu tụi con bán đến 8 – 9 giờ sáng. Rồi sau đó là 7 giờ và nay thì chú thấy đó, mới 6 giờ sáng đã hết. Cũng nhờ bán như thế mà kinh tế gia đình con đỡ hơn trước rất nhiều’, chị nói.
‘Khách đông, chị có muốn phát triển công viêc kinh doanh của mình không?’. ‘Dạ không chú ơi. Chú phải biết làm nghề này quan trọng nhất là vệ sinh nguyên liệu. Lòng và huyết heo phải tự tay anh con cung cấp con mới dám làm. Mua ở
Theo Vietnamnet.
Những quán ăn kỳ lạ nhưng hút khách bậc nhất Sài Gòn
Xôi nhà xác, cơm tấm bãi rác hay xe chè "chảnh",... là những cái tên không quá xa lạ với tín đồ sành ăn Sài Gòn. Mỗi quán ăn đều có sức hấp dẫn riêng, khiến thực khách đã ăn một lần thì phải vương vấn mãi.
Tiệm xôi nhà xác
Ai đi ngang qua con đường Trần Phú (quận 5, TP. HCM) đều không khỏi ngạc nhiên khi thấy, nằm lọt thỏm giữa nhà tang lễ và những cửa hàng kinh doanh đồ tang lại có một quán xôi nhỏ. Chính vì đặc điểm này mà thực khách "ưu ái" đặt cho quán cái tên Xôi nhà xác.
Quán ăn đã tồn tại gần 40 năm và luôn có khách nườm nượp mỗi ngày. Có người tìm đến vì bị thu hút bởi cái tên, cũng có người ghé qua vì quen vị thơm ngon của gói xôi giá 10.000 đồng.
"Xôi nhà xác" được gói trong lá chuối tươi. (Ảnh: baonguyen308)
So với các hàng quán khác thì "xôi nhà xác" không mấy nổi trội về hương vị, thậm chí còn ít lựa chọn thức ăn kèm. Quán chỉ bán duy nhất loại xôi mặn, các nguyên liệu chính gồm: xôi, lạp xưởng và chà bông (ruốc). Bên cạnh đó còn có mỡ hành và hành phi tạo mùi thơm. Bán tới đâu, chủ quán sẽ làm mỡ hành tới đó để giữ hương vị đặc trưng.
Hương vị của hàng xôi này cũng đặc biệt hơn vì có sự hòa quyện của đậu phộng giã nhỏ và nước tương được làm theo công thức gia truyền. Lạp xưởng được lấy về từ Sóc Trăng nên thực khách có thể yên tâm về độ an toàn. Thêm vào đó, xôi bán cho khách được gói trong lá chuối tươi, khi mở ra vẫn còn nghi ngút khói.
Cơm tấm bãi rác
Ở Sài Gòn, người ta có thể tìm được một đĩa cơm tấm ngon lành ở bất cứ đâu với cái giá không quá đắt đỏ. Thế nên, khi nghe đến một đĩa cơm tấm vỉa hè được bán với giá 100.000 đồng thì không ít người phải ngạc nhiên.
Các nguyên liệu có tại quán cơm tấm bãi rác. (Ảnh: belltran)
Quán cơm vốn không có biển hiệu, nhưng do nó nằm rất gần với bãi rác ở chợ Xóm Chiếu, quận 4 nên cũng được mang tên "cơm tấm bãi rác". Suốt 30 năm qua, ngày nào quán cũng đều đều khách đến ăn. Một đĩa cơm tấm ở đây có giá dao động từ 70.000 đến 100.000 đồng và có thể cao hơn tùy vào sự lựa chọn thức ăn kèm như sườn nướng, thịt quay, gà rán, mực nhồi thịt...
Đĩa cơm khiến nhiều thực khách chịu chi giá cao để thưởng thức. (Ảnh: ntnamhair)
Một điểm khiến thực khách thích thú là hạt cơm được nấu hoàn toàn bằng gạo tấm vỡ. Cơm thổi vừa chín tới, hạt không nát, không khô mà có độ dẻo và thơm. Đĩa cơm trắng luôn được rưới thêm mỡ hành xanh xanh, bóng bẩy vô cùng kích thích. Tất cả thực phẩm chế biến đều do gia đình chủ quán mua nguyên liệu chọn lọc rồi về nấu, làm dần để đồ luôn nóng khi đến tay thực khách.
Bánh canh 200.000 đồng
Gánh bánh canh nhỏ trong chợ Hòa Bình được biết tới không chỉ vì hương vị thơm ngon mà còn bởi cái giá rất "đại gia". Trung bình, một bát bánh canh ở đây khoảng 40.000 - 100.000 đồng, phần đặc biệt có giá lên tới hơn 200.000 đồng khiến nhiều người "khiếp vía".
Một bát bánh canh đặc biệt gồm có đầy đủ các loại nguyên liệu như chả cá, thịt, giò... và nổi bật là con cua to đùng, đỏ rực khiến bạn khó có thể cầm lòng. Tuy nhiên, bát bánh canh "đại gia" này không được bán nhiều. Phần lớn khách tới quán chỉ chọn phần nhỏ với giá chưa tới 100.000 đồng, vừa túi tiền và sức ăn với phần thịt cua được tách ra.
Cận cảnh bát bánh canh "đại gia". (Ảnh: foody)
Nước dùng của tô bánh canh có vị ngọt rất thanh và đậm đà. Thịt cua tươi, khách ăn tới đâu thì chủ quán gỡ tới đó. Bánh canh được trụng lâu trong nồi nước dùng nên thấm gia vị và hơi dai dai. Các loại thức ăn kèm như thịt giò, chả cá đều khá chất lượng. Miếng giò to, đầy thịt được ninh nhừ rất dễ ăn. Chả cá thì rất ngọt và có vị tanh của thịt cá chứ không bị trộn quá nhiều các loại phụ gia.
Xe chè ba màu
Tọa lạc ngay góc ngã tư đường Nguyễn Phi Khanh - Nguyễn Hữu Cầu (TP. HCM) hơn mấy chục năm nay là một xe chè không có gì nổi bật nhưng lại có lượng khách đến và đi không ngớt. Trong giới sành ăn ở TP. HCM, đây là một trong những quán chè được yêu thích và gắn với cái tên xe chè "chảnh".
Cốc chè được nhiều người Sài Gòn ưa chuộng. (Ảnh: Internet)
Dù khách đông từ vòng trong đến vòng ngoài nhưng người bán vẫn chẳng có vẻ gì là vội vàng, miệng ngậm thuốc, tay múc chè, tuyệt nhiên không nói, không cười. Người mua cũng kiên nhẫn chờ đến lượt chứ không thúc hối hay lớn tiếng.
Các món của xe chè gồm chè đậu xanh đánh nhuyễn, đậu đen, đậu ván, bánh lọt nước cốt dừa và sương sa hạt lựu. Menu không có món đặc trưng nhưng ai ăn chè của quán đều không thể quên những hạt đậu bùi mềm tan trên đầu lưỡi hay vị ngọt thanh.
Quán hủ tiếu bán 24h không nghỉ
Nằm trên đường Cô Bắc (quận 1), quán Thành Đạt nổi tiếng vì mở cửa 24/24 giờ. Bất kể buổi sáng hay buổi tối quán đều đông khách. Quán chỉ bán duy nhất món hủ tiếu Nam Vang với vị nước lèo đậm đà khó đâu tìm được.
Quán bán hủ tiếu cả ngày nhưng lúc nào cũng đông khách. (Ảnh minh họa)
Theo chủ quán, nước lèo được hầm từ xương nên khi ăn sẽ cảm nhận được vị ngọt thanh. Tô hủ tiếu thì đầy ắp thịt nạc, thịt bằm, tôm, trứng cút, gan, cật..., dĩ nhiên không thể thiếu sợi hủ tiếu dai truyền thống và hành phi thơm phức.
Rau ăn kèm luôn được đựng riêng, lúc nào cũng tươi. Nếu không thích ăn rau sống, bạn có thể yêu cầu nhân viên trụng sẵn. Điểm trừ là buổi tối quán khá đông, chỗ ngồi chật và phải đợi lâu để đến lượt, nhưng bù lại bạn sẽ được gửi xe miễn phí.
Theo Dân trí
Chả Giò Sài Gòn Món ăn đậm chất Miền Nam Món Chả giò Sài Gòn bình dị nhưng lại phù hợp với tất cả các loại hình tiệc tùng, từ sang trọng đến bình dân và có rất nhiều cách biến tấu để phù hợp với sở thích từng gia đình. Nguyên Liệu (cho 4 phần ăn) 300 gr Thịt heo (xay nhuyễn) 200 gr Tôm (bóc vỏ thái hạt lựu) 50 gr...