“Người rừng” vẫn là một bí ẩn
Có lẽ sẽ không bao giờ chúng ta biết được lý do thực sự khiến cha con ông Hồ Văn Thanh trở thành “ người rừng”.
Người rừng được chăm sóc sức khỏe
Ông đã già yếu, khó mà khỏe mạnh trở lại, lại không buồn nói; anh Hồ Văn Lang thì chắc cũng không biết cha mình đã nghĩ gì khi mang anh vô rừng nên vặn hỏi họ để hiểu là chuyện hầu như bất khả. Cũng đã có quá nhiều phỏng đoán, nào là kinh sợ chiến tranh, muốn tránh xa loài người bạc bẽo, mặc cảm tội lỗi nào đó với tổ chức, cộng đồng… Tất cả đều có thể.
Hầu như tất cả các dân tộc sống dọc dải Trường Sơn đều du canh du cư suốt nhiều ngàn năm qua. Đó là một lựa chọn khôn ngoan vì khi nền bản đã lầy ra bởi chất thải của người và gia súc thì cần phải bỏ đi để tìm một chỗ ở mới, nếu không sẽ rất dễ nhiễm bệnh. Việc canh tác và săn bắn tìm nguồn đạm cũng vậy. Khi các rẫy đã bạc màu thì người ta đi tìm rẫy khác; khi các con suối đã cạn cá, thú rừng cũng bỏ chạy xa thì người ta lại đi tìm chỗ ở mới. Tất cả như được làm lại từ đầu, cứ 3-4 năm thì mọi thứ sạch sẽ, tinh tươm như mới.
Nhưng kể từ ngày nhà nước ta ra chủ trương định canh định cư cho đồng bào miền núi thì mọi chuyện đã khác. Đồng bào được vận động xuống thấp, tập trung ở những thung lũng, xếp vô ở những căn nhà xây lợp tôn hoặc ngói và trồng lúa nước. Vì chưa thấu hiểu sự ưu việt và những hạt nhân hợp lý khá khoa học từ ngàn năm qua của lối sống du canh du cư nên phần lớn các cơ quan phụ trách việc này nghĩ như vậy là xong: Tổ chức cho bà con trồng lúa nước và ở nhà xây. Họ quên rằng nguồn đạm mới là thứ quyết định nhất trong khẩu phần người miền núi. Có thịt thì một nồi xúp với củ mì cũng vẫn cứ bổ dưỡng và ngon miệng hơn là nồi cơm trắng ăn với muối ớt! Không có thịt, sức khỏe những đứa trẻ như suy sụp hẳn. Heo thì chỉ dành cho dịp lễ Tết, cúng cơm mới… Gà thì cả đàn nhưng có hôm sáng ra chẳng còn con nào vì dịch bệnh. Đó là chưa nói do tập quán cũ, heo gà sống chung với người nên chẳng mấy hôm những khu nhà định cư trở nên lầy bẩn không thể chịu được.
Hãy thử hình dung, cả đời sống dưới tán rừng già, rừng đủ nuôi sống con người khỏe mạnh, nay bỗng chốc họ bị lôi ra ở nơi trống hoang trống huếch, trong căn nhà xây dưới mái tôn, tìm trái ớt, đốt mía cũng không ra thì họ có nhớ về nơi ở cũ? Nhiều người đã dần thích nghi và chỉ cần 1-2 năm thì đã có được cuộc sống mới nhưng một số người thì không. Bao giờ và ở đâu cũng vậy, họ luôn là số ít, nhạy cảm và không thay đổi lối sống được.
Người viết bài này đã từng theo đoàn cán bộ huyện Phước Sơn, một huyện miền núi của tỉnh Quảng Nam nằm dưới chân núi Ngọc Linh cao hơn 2.000 m, lặn lội vào rừng sâu để vận động bà con trở về lại nơi ở mới trong những năm trước và sau 1980. Nhìn căn nhà sàn họ mới dựng lên giữa rừng sâu, phên nứa mới toanh, dàn bếp chưa ám khói, trên đó thịt thú rừng hong khói treo lủng lẳng, góc bếp thì quả cà quả mướp cũng tươi xanh…, dễ hiểu tại sao họ đã từ bỏ căn nhà xi-măng lợp tôn nóng hầm và lầy lội, phân heo phân gà quanh chỗ nằm ngủ ở khu định cư để về lại chốn rừng sâu này.
Video đang HOT
Dọc dải Trường Sơn còn bao nhiêu người chọn cách sống du canh du cư cũ? Chắc rằng còn nhiều lắm. Không hiểu tại sao cha con ông Hồ Văn Thanh đã chọn lối sống cực đoan hơn những người không chịu định canh định cư khác. Về bản cũ, cách bản mới không xa lắm, chỉ 4 giờ đi bộ, tức tầm 15 km đường rừng, vậy mà vẻ mặt anh Lang khi bước ra khỏi rừng khiến chúng ta đau xót. Anh ngơ ngác và như hoàn toàn không biết đến thế giới loài người. Có thể chỉ đơn giản là vì quá nhiều người muốn bắt anh về và cha con anh đã phải liên tục bỏ trốn. Hơn nữa, một tuổi thơ không bóng người sẽ quyết định tất cả phần đời còn lại.
Thế nên, trước khi nghĩ đến một điều gì đó đầy kịch tính, hãy nhìn bối cảnh lịch sử cũng như không gian xã hội thời đại lúc xảy ra câu chuyện thay vì đem góc nhìn, quan điểm bây giờ để phân tích vấn đề…
Theo Xahoi
"Người rừng" cần có thời gian để thay đổi sự "hoang dã"
Để cha con "người rừng" trải nghiệm cuộc sống mới cùng chúng ta từ miếng ăn, cách sử dụng đồ cho tới cách giao tiếp... thì cần phải có thời gian.
Cha con ông Hồ Văn Thanh được đưa về nhà sau gần 40 năm
Đó là những dòng chia sẻ của BS. TS Nguyễn Trọng Hưng (Khoa khám tư vấn Dinh dưỡng số 2, Viện Dinh Dưỡng).
Trở lại câu chuyện hòa nhập với cuộc sống văn minh, hiện đại của cha con ông Hồ Văn Thanh và Hồ Văn Lang (Quảng Ngãi) sau gần 40 năm ẩn mình trong tiếng gọi hoang vu của núi rừng, BS. TS Nguyễn Trọng Hưng cũng bày tỏ quan điểm:
Từng bước đưa họ tiếp cận với những gì tuy đã rất quen thuộc với chúng ta nhưng thực chất lại rất mới với họ mà không phải là sự "đốt cháy giai đoạn".
Đưa họ từ rừng về ở trên đồi với ngôi nhà tạm và cuộc sống gần với thiên nhiên. Ở đó cũng có sự giao lưu thường xuyên với những người khác, rồi sau đó mới thực hiện tiếp những bước chuyển biến gần hơn với nhịp sống ồn ào.
BS. TS Nguyễn Trọng Hưng (Khoa khám tư vấn Dinh dưỡng số 2, Viện Dinh Dưỡng).
BS.TS Trọng Hưng cũng cho rằng, cuộc sống của con người là thích nghi và cha con ông Thanh cũng không nằm ngoài quy luật tự nhiên đó. Vì vậy, câu chuyện "trở về rừng" hay ở lại thế giới văn minh của cha con họ cũng có thể được nhìn nhận rõ.
Nhưng hơn hết, trên cương vị là một bác sĩ Khám tư vấn Dinh dưỡng, trong câu chuyện của mình, BS. TS Hưng gợi mở nhiều hơn về "chế độ dinh dưỡng" để góp tiếng nói giúp ổn định sức khỏe của hai cha con " người rừng".
Cũng giống như những sinh hoạt khác của họ, chế độ ăn uống của " người rừng" cũng phải có những sự biến đổi từ từ với khẩu phần thức ăn gần với thiên nhiên hoang dã, nơi họ đã gắn bó gần 40 năm, lượng giảm dần theo thời gian để cơ thể họ có sự thích ứng.
Lấy ví dụ, họ đã từng ăn được thức ăn sống, băng rừng vượt suối mà sức khỏe ổn định thì chúng ta vẫn nên làm những món ăn gần như thế và chia nhỏ bữa ăn của họ.
"Không nên bắt họ phải rời bỏ ngay những món "khoái khẩu". Đồng thời, tiếp cận và chăm sóc họ như với những đứa trẻ hoặc người ngoại quốc lần đầu tới Việt Nam. Dù chưa hiểu hết xã hội chúng ta đang sống nhưng họ cần ở chúng ta chữ "tâm" hơn là một sự PR bản thân khi giúp đỡ họ", BS. TS Hưng nhấn mạnh.
Đưa ra khoảng thời gian cho sự thích ứng của cơ thể với những thức ăn mới để chất "núi rừng" dần trở thành câu chuyện quá khứ của cả hai cha con, BS. TS Hưng cho biết: "Tùy vào thể trạng của từng người mà có sự thích ứng khác nhau.
Nhưng theo tôi, thời gian để họ bắt nhịp với cuộc sống mới, với những món ăn thay đổi cả về khẩu vị và khẩu phần cũng phải tính bằng tháng. Và "người hỗ trợ" ngoài thời gian giúp họ tập làm quen với cách cầm đũa, ăn thức ăn của thế giới hiện đại có trong khẩu phần... cũng nên đưa họ đi tập thể dục, làm quen với những môn thể thao để giúp họ dần quên những tiếng gọi "nhớ rừng".
Tuy nhiên, vị bác sĩ này cũng đưa ra những trăn trở của mình về sự hòa nhập của cha con "người rừng". Bởi lẽ, với những đứa trẻ, chúng ta có thể uốn nắn chúng dễ dàng hơn, còn cha con ông Thanh, người đã ngoài 80 tuổi, người cũng ở cái tuổi 41, tư duy về một vấn đề trong họ cũng đã hình thành khá trọn vẹn, nên việc "xây dựng" lại một thói quen cho những người đã trưởng thành không phải là việc làm được trong ngày một ngày hai.
Câu chuyện về dinh dưỡng mà BS. TS Nguyễn Trọng Hưng gửi tới cha con ông Thanh như không có hồi kết. Bởi BS.TS luôn mong muốn những điều tốt đẹp nhất sẽ tới với họ khi phía trước là rất nhiều thử thách mà cha con ông Thanh cần vượt qua.
"Cũng nên hướng dẫn họ cách đi mưa, cách "đối phó" với từng kiểu thời tiết như thế nào, cách vệ sinh, tự bảo vệ và chữa trị cho mình khi gặp những tai nạn nhỏ trong cuộc sống, cách giao tiếp... để ánh nhìn của họ sẽ không còn lạc lõng, để suy nghĩ của họ không miên man về nơi "rừng thiêng nước độc"... khi quyết định ở lại với thế giới hiện đại", BS. TS Trọng Hưng chia sẻ.
Và hơn hết, BS. TS Hưng mong muốn: Xã hội hãy để họ được sống theo đúng lẽ tự nhiên, không nên can thiệp quá nhiều khiến cuộc sống của cha con ông Hồ Văn Thanh và Hồ Văn Lang có những xáo trộn.
Theo Xahoi
Cha con "người rừng" được làm CMND Trước mắt, chính quyền địa phương sẽ nhập hộ khẩu cho cha con "người rừng" vào gia đình anh Hồ Văn Tri và làm chứng minh nhân dân cho cha con ông. Đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Quảng Ngãi đến thăm hỏi và tặng quà cho cha con "người rừng" Ông Hoàng Anh Ngọc, Phó chủ tịch...