Người quyết định số phận tiền ảo Libra của Facebook
Nếu chính phủ Mỹ không chấp nhận đồng Libra thì đây không thể coi là tiền và đã có dấu hiệu cho thấy sự không chấp nhận này.
Thông tin Facebook sẽ phát hành đồng tiền điện tử Libra vào năm 2020 đang thu hút sự chú ý của dư luận và các chuyên gia kinh tế-tài chính.
TS Cao Sĩ Kiêm, nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam nhận định, đồng Libra của Facebook khi ra đời sẽ có ảnh hưởng lớn, làm khuynh đảo thị trường tiền tệ thế giới.
“Bản thân đồng tiền là công cụ đảm bảo sự độc lập của mỗi quốc gia, để phát triển kinh tế và cạnh tranh với các nước trên thế giới. Nhưng khi đồng tiền thay đổi quá lớn, bao trùm lên tất cả các đồng tiền khác, xóa nhòa ranh giới giữa các quốc gia thì khả năng lũng đoạn của nó rất kinh khủng, các quốc gia không chủ động chính sách tiền tệ của mình, chính sách kinh tế bị phụ thuộc vào nơi phát hành đồng tiền ấy và đồng tiền ấy thao túng thị trường tài chính thế giới”, TS Cao Sĩ Kiêm cảnh báo.
Vì thế, ông lo ngại, khi đồng Libra ra đời mà Mỹ và các quốc gia khác không kiểm soát được thì tính độc lập, tự chủ của các quốc gia sẽ bị đảo lộn, đường lối chiến lược kinh tế của mỗi nước cũng thay đổi vì bị đồng tiền điện tử chi phối, kéo theo nguy cơ rối loạn trật tự kinh tế thế giới.
Tiền điện tử Libra.
Dù vậy, nguyên Thống đốc NHNN lưu ý, khả năng thao túng của đồng tiền ảo Libra đến đâu còn tùy thuộc vào sự phối hợp, tính độc lập và sự chỉ đạo kiên quyết của mỗi quốc gia, đặc biệt là sự phối hợp trong các sự kiện thế giới, kinh tế, thương mại, đầu tư của các quốc gia. Nếu đảm bảo sự thống nhất và liên kết cao thì sẽ hạn chế được tác động tiêu cực của đồng tiền này.
Trong khi đó, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh (Học viện Tài chính) cho biết, về nguyên tắc, các đồng tiền trên thế giới đều có một cơ quan phát hành, đó phải là chính phủ hoặc ngân hàng trung ương được chính phủ ủy quyền. Chính phủ phát hành tiền dựa trên nền tảng sản xuất, hàng hóa thực chất của nền kinh tế để có được sự đảm bảo cho đồng tiền họ phát hành ra.
Video đang HOT
Điều quan trọng khác, chính phủ phải có các văn bản pháp luật tuyên bố đó là đồng tiền của quốc gia, được luật pháp bảo hộ, được lưu hành trong biên giới của quốc gia đó.
Ngay cả USD, khi được các quốc gia khác sử dụng, được coi là đồng tiền dự trữ, thì chính các quốc gia giữ đồng USD ấy phải chấp nhận sự quản lý của nhà nước Mỹ thông qua ngân hàng và hệ thống thanh toán của Mỹ. Cũng nhờ đó mà Mỹ mới áp đặt cơ chế quản lý của mình cho những người đang giữ và sử dụng USD.
“Như vậy, phải có người đủ thẩm quyền đứng ra chấp nhận thì mới được coi là tiền. Tại sao số phận những đồng tiền kỹ thuật số trên thế giới lại mong manh? Là vì không có ai đứng ra đảm bảo giá trị đồng tiền đó, phía sau đồng tiền đó không có gì đảm bảo.
Đồng tiền lên xuống thất thường theo cung-cầu hoặc thị hiếu của người dùng không thể là đồng tiền ổn định, đảm bảo cho sự lưu thông của hàng hóa. Nó không thể tồn tại lâu dài dù sử dụng công nghệ blockchain hiện đại.
Facebook tuyên bố họ liên kết và được sự ủng hộ của các doanh nghiệp công nghệ, tài chính hàng đầu thế giới nhằm đảm bảo cho đồng tiền của họ, nhưng đồng tiền lên xuống không còn nằm trong tầm kiểm soát của các doanh nghiệp đó”, ông Thịnh nhận xét.
Một yếu tố khác quyết định số phận của đồng Libra, theo vị chuyên gia, là chính phủ các quốc gia trên thế giới sẽ không chấp nhận việc một cá nhân, doanh nghiệp nào đứng ra phát hành đồng tiền riêng rẽ của mình vì đồng tiền đại diện cho tài sản quốc gia, cho giá trị của hàng hóa đứng sau nó.
“Người có thẩm quyền phát hành tiền có quyền năng rất lớn đối với đồng tiền đó và đối với thị trường tài chính tiền tệ. Do đó, nếu một chính phủ không nắm đồng tiền trong tay thì vô cùng nguy hiểm.
Ngay tại nước Mỹ, các nhà hoạch định chính sách cũng đang cảnh giác cao độ với đồng tiền này và chính quyền Mỹ đã yêu cầu Facebook phải điều trần trước Thượng viện về kế hoạch phát hành đồng tiền ảo Libra.
Facebook có dữ liệu về hàng tỷ người dùng và đã nhiều lần thể hiện sự thiếu cẩn trọng trong việc bảo vệ và sử dụng cẩn thận nguồn dữ liệu này. Với kế hoạch tạo ra một loại tiền điện tử, Facebook gây lo ngại đang tiếp tục mở rộng sự không kiểm soát và phạm vi tiếp cận với cuộc sống của người dùng”, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh cho biết.
Dù tin rằng đồng Libra khó có thể được chính phủ Mỹ chấp nhận phát hành nhưng vị chuyên gia cũng khẳng định các quốc gia, trong đó có Việt Nam không thể chủ quan.
“Ảnh hưởng của đồng Libra là có và cần nghiên cứu kỹ lưỡng giá trị, cơ chế vận hành của đồng tiền ảo này xem nó có thể tác động đến đâu, cơ chế đảm bảo ra sao, vị thế của nó trong nền kinh tế trong tương lai thế nào… nếu đồng tiền ấy được phát hành thật.
Nếu chính phủ Mỹ cho phép phát hành đồng Libra và nó được các công ty tài chính, công nghệ hàng đầu đảm bảo, chấp nhận thanh toán nghĩa là có một bộ phận người dân sử dụng.
Việc sử dụng mua bán trên thị trường, ban đầu có thể là hàng hóa của doanh nghiệp bảo lãnh cho đồng Libra hoặc một số hàng hóa khác, thậm chí khi có bảo lãnh thì có sự chuyển đổi thành các đồng tiền khác.
Lúc đó sẽ có việc mua bán, chuyển tiền qua biên giới không thông qua hệ thống ngân hàng cũng như không có sự kiểm tra, giám sát của NHNN các quốc gia, như tài trợ khủng bố hay các hoạt động phạm pháp khác liên quan dến đồng tiền và tài sản quốc gia.
Nếu không có nghiên cứu đầy đủ thì nó sẽ ảnh hưởng đến thị trường Việt Nam và có thể gây nguy hiểm đến nền kinh tế”, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh cảnh báo.
Thành Luân
Theo baodatviet.vn
Bitcoin thiết lập mức kỷ lục 11.000 USD Mỹ, đồng tiền ảo này có sống lại thời hoàng kim?
Khi thế giới đang chìm đắm trong sự mới mẻ của đồng Libra thì ông lớn Bitcoin rụt rịch trở lại đường đua.
Theo thống kê của Coindesk, giá tiền điện tử Bitcoin đã đạt 11.300 đô la vào khoảng 21h tối Chủ nhật (23/6) sau nhiều đợt tăng giảm.
Cụ thể, loại kỷ thuật số này đã trải qua lần tụt giá xuống mức thấp nhất vào khoảng 10.400 đô la trong ngày 23/6. Ngay sau đó, với áp lực về sức mua của các nhà đầu tư, Bitcoin đã được đẩy giá trở lại trên 10.750 đô la trong hôm đó.
Từ đó giá Bitcoin đã tăng 6%, lên hơn 11.000 đô la vào khoảng 19h và đạt trên 11.300 đô la trong 2 giờ tiếp theo. Hiện trị giá của loại tiền này ở giao động quanh mức 11.000 đô la/một đồng và chưa xuất hiện dấu hiệu giảm nhiệt.
Ngoài ra, việc thị trường tiền ảo gần đây chứng kiến sự trở lại ngoạn mục của Bitcoin có thể đến từ các yếu tố kết hợp. Cụ thể, là giữa hội chứng đánh mất cơ hội (FOMO - Fear Of Missing Out) của các nhà đầu tư và sức hút của từ dự án Libra của Facebook đối với chính phủ.
Hơn thế nữa sự ra đời của Libra, khiến Edward Moya, chiến lược gia thị trường tại Oanda nghĩ rằng, đó là nguyên nhân chủ yêú dẫn đến sự tăng giá của các thương hiệu tiền ảo có tiếng.
Ông còn đặt kỳ vọng vào tương lai của Bitcoin với những chuyến biến về trị giá trong thời gian sắp tới.
Quỳnh Hoa
Theo vietnamdaily.net.vn
CEO StockTraders: Dữ liệu lớn sẽ giúp đầu tư chứng khoán hiệu quả Ra đời từ năm 2013, đến nay, hệ thống phần mềm phân tích cổ phiếu StockTraders được nhiều nhà đầu tư chứng khoán tại Việt Nam biết đến như một công cụ hữu hiệu giúp họ xác định thời điểm bắt đầu khởi tạo "chân sóng" mới của thị trường, thông qua web và app (ứng dụng). Ông Nguyễn Ngọc Chức, CEO của...