Người quan sát: Đi một ngày đàng…
Hôm nay (15/4), đội tuyển U17 Việt Nam sẽ lên đường trở về, sau gần một tháng du học bên Đức.
Vẫn có câu: “17 bẻ gãy sừng trâu”, các chàng trai trẻ Việt Nam chia tay trời Âu bằng trận thắng hủy diệt U17 Borussia Monchengladbach, CLB giàu truyền thống ở Bundesliga, với tỷ số 6-0.
Chiến thắng trong các trận đấu tập không thực quan trọng, song chắc chắn thầy trò HLV Hoàng Anh Tuấn đã và sẽ thu về nhiều kinh nghiệm bổ ích, cũng như sự tự tin.
Năm 2016, HLV Hoàng Anh Tuấn và các cầu thủ U19 Việt Nam đã làm nên bất ngờ bằng việc lọt vào tới bán kết giải U19 châu Á, đồng nghĩa với chiếc vé dự U20 World Cup một năm sau đó. Dù không tìm được chiến thắng nào tại giải đấu ở Hàn Quốc năm 2017, nhưng chính sự va đập ở những sân chơi lớn đã giúp các cầu thủ trẻ Việt Nam tiến bộ rất nhiều.
Cũng khoảng thời gian này, đội tuyển U16 Việt Nam dưới sự dẫn dắt của HLV Đinh Thế Nam đoạt ngôi á quân giải U16 Đông Nam Á mở rộng (với sự tham dự của 11 đội bóng, trong đó có U16 Australia, đội đã lội ngược dòng thắng Việt Nam trong trận chung kết), diễn ra tại Campuchia.
Sự trùng lặp rất ngẫu nhiên, khi vẫn là cặp bài trùng Đinh Thế Nam – Hoàng Anh Tuấn, được chọn để chăm sóc bóng đá trẻ Việt Nam. Trước khi ông Tuấn dẫn U17 Việt Nam đi Đức tập huấn, thì ông Nam cùng U22 Việt Nam đã xuất sắc giành chức vô địch giải U22 Đông Nam Á Campuchia 2022. Từ giải đấu này, HLV Đinh Thế Nam đã tiến cử cho đồng nghiệp Park Hang Seo rất nhiều gương mặt sáng nước chuẩn bị cho SEA Games 31 và VCK U23 châu Á 2022, sẽ diễn ra trong tháng 5 và tháng 6 tới đây.
Như Thể thao & Văn hoá đã nhiều lần đề cập, bóng đá trẻ chính là gốc rễ của bóng đá chuyên nghiệp. Thành công của bóng đá trẻ giai đoạn 2016-2018 chính là tiền đề để chúng ta định hình và nâng cấp năng lực chinh phục tầm cao hơn suốt 4 năm qua.
U17 Việt Nam cần có thêm nhiều chuyến du đấu nước ngoài như thế này để các tài năng trẻ thực sự trưởng thành. Ảnh: VFF
Những người yêu thích các con số thống kê sẽ thấy, không phải tự nhiên mà những Quang Hải, Đình Trọng, Duy Mạnh, Công Phượng, Văn Toàn, Xuân Trường, Tuấn Anh, Văn Hậu… lại có được thành công khi kết hợp cùng nhau.
Trên thực tế, họ đã chơi cùng nhau hàng chục trận đấu quốc tế lớn nhỏ, trong nước có, ở nước ngoài cũng có, kể từ năm 2014, khi lứa này ra ràng. Thành có, bại cũng nhiều, nhưng chính những va đập này đã giúp người trẻ phát triển.
HLV Hoàng Anh Tuấn và cả Đinh Thế Nam có thể nói là những chuyên gia về bóng đá trẻ. Họ dường như sinh ra để làm bóng đá trẻ và cũng hợp với bóng đá trẻ hơn sân chơi chuyên nghiệp, dù ông Tuấn từng có giai đoạn dẫn dắt K.Khánh Hoà chơi V-League (2007-2011) khá thành công.
Bóng đá trẻ Việt Nam trong quá khứ vốn thiếu thốn tứ bề, đặc biệt là môi trường tập luyện, phát triển. Những chuyến tập huấn như của U17 Việt Nam đi Đức hay U23 Việt Nam đá giải mời ở Dubai vừa rồi là thứ xa xỉ. Điều này đã được cải thiện, bằng sự chủ động đề xuất của BHL, cũng như thông qua vai trò của VFF trong những năm gần đây.
Vẫn phải nói trước rằng, bóng đá trẻ vốn thiếu ổn định. Và thành tích của bóng đá trẻ chưa nói lên điều gì cả, bởi họ vẫn còn cả sự nghiệp chuyên nghiệp để phấn đấu.
Sẽ có những đào thải nghiệt ngã và không phải ai đứng trong thành phần U17 hay U22 QG lúc này, cũng sẽ trở thành tuyển thủ QG. Ví như lứa của Công Phượng từng đả bại cả U19 Australia lẫn U19 Tottenham Hotspur, thì cũng không có nghĩa là họ đủ năng lực chơi bóng ở EPL Premier League.
Tất cả đều có cơ hội ngang nhau, và những người thầy như Hoàng Anh Tuấn hay Đinh Thế Nam chính là đã đem đến cho cầu thủ trẻ những cơ hội như thế. Và điều quan trọng còn lại, người trẻ đừng bao giờ thôi nỗ lực.
U23 Việt Nam và sân chơi trẻ
Trong danh sách 27 cầu thủ thuộc nhóm U23 đầu tiên mà HLV Park Hang Seo triệu tập cho SEA Games 31, có đến 6 người đang chơi bóng ở giải hạng Nhất.
Đây có lẽ là đội dự tuyển SEA Games có thành phần nhân sự ít tính cạnh tranh nhất từ trước đến nay.
4 năm không tiến bộ?
Năm 2018, đội tuyển U19 Việt Nam khi đó cũng do HLV Hoàng Anh Tuấn dẫn dắt giành quyền tham gia VCK châu Á mang theo kỳ vọng sẽ có thêm một lứa U19 tương tự như 2 năm trước từng làm nên lịch sử với việc dự U20 World Cup. Tuy nhiên, giải U19 châu Á đó không thành công, báo hiệu một sự sa sút về chất lượng cầu thủ trẻ cho đến tận bây giờ.
Gần tròn 4 năm, chỉ có 6 cầu thủ từng dự U19 châu Á năm đó được triệu tập tại SEA Games 31. Trong số này, cũng chỉ có 1 cầu thủ vươn được đến trình độ đội tuyển quốc gia cũng như có suất đá chính tại CLB, đó là trung vệ Bùi Hoàng Việt Anh của Hà Nội FC, một đội bóng luôn sẵn sàng trao cơ hội cho các cầu thủ trẻ. Một câu hỏi đơn giản: Những cầu thủ trẻ xuất sắc còn lại ...đi về đâu?
Trước hết, cũng cần phải sòng phẳng rằng, quá trình phát triển của cầu thủ trẻ không theo chiều thẳng đứng. Bây giờ là tuyển thủ U19 thì không có nghĩa vài năm sau, nghiễm nhiên có suất ở U23 hoặc đội tuyển quốc gia.
Về nguyên tắc, chỉ có những cầu thủ tốt nhất ở thời điểm tập trung các đội tuyển thì mới đủ điều kiện để triệu tập, không hề có một bản danh sách đóng khung nào cả. Chưa kể, còn tùy vào quan điểm của HLV đang nắm U23 hay ĐTQG. Tiêu chí quan trọng nhất vẫn là chọn cầu thủ đang chơi bóng ở V-League.
Nhưng thực tế bóng đá Việt Nam cũng cho thấy đã có những thế hệ cầu thủ có được sự phát triển đều đặn theo phương thẳng đứng từ U19 hoặc U21 và duy trì tài năng ở một quãng dài. Lứa cầu thủ U19 của năm 2001, sau đó phát triển thành U23 của năm 2003 là ví dụ.
Gần nhất, là 3 thế hệ U19 liên tiếp của các năm 2012 (có Hùng Dũng, Quế Ngọc Hải, Đặng Văn Lâm) và 2014-2016 (Công Phượng, Tuấn Anh, Quang Hải, Tiến Linh, Hoàng Đức). Đó là kết tinh của đội tuyển quốc gia tạo ra thành công suốt 5 năm qua mà bóng đá Việt Nam đang có.
Bùi Hoàng Việt Anh là cầu thủ hiếm hoi thuộc thế hệ U19 Việt Nam năm 2018 được góp mặt ở đội tuyển Việt Nam cũng như được đá chính thường xuyên tại V-League. Ảnh: Hoàng Linh
Vậy tại sao lứa U19 của các năm 2018 và 2020 lại không tạo ra được sự đột phá nhân sự nào dù 2 đội bóng trẻ này đều giành quyền dự VCK U19 châu Á. Sự khác biệt cũng không khó nhìn thấy: Cơ hội thi đấu đỉnh cao của họ không tồn tại.
Khoảng hở chết người
Bóng đá cấp châu lục và cả Đông Nam Á đều không có một giải đấu nào nằm giữa lứa U19 và U23. Như vậy, một tuyển thủ U19 của Việt Nam, sau khi hoàn thành xong nghĩa vụ quốc gia và cùng kết thúc quá trình đào tạo, thì buộc phải tự tìm chỗ đứng cho mình. Nếu như các cầu thủ trẻ ấy phải xuống đá bóng ở giải hạng Nhất, hoặc tệ hơn là không thi đấu, thì chỉ cần 1-2 năm, tài năng nhiều khả năng bị thui chột, rất khó có cơ hội phát triển bản thân cho dù họ từng là những người tốt nhất trong độ tuổi của mình.
Vấn đề nằm ở chỗ, không có "đất" cho họ ở phần đỉnh cao. Tầm tuổi 19-20, cơ hội được ra sân tại V-League trong màu áo CLB gần như là vô vọng. Hiện các nhà quản lý chỉ mới "khuyến nghị", yêu cầu đăng ký một số lượng nhất định cầu thủ U21 tại V-League nhưng không hề có bắt buộc CLB phải sử dụng.
Không đủ năng lực ra sân, các cầu thủ trẻ chỉ trông đợi vào giải U21 quốc gia hằng năm. Tuy nhiên, giải đấu quan trọng này chỉ có tối đa chưa đến 10 trận đấu suốt một năm do thể thức thi đấu vòng loại hay VCK đều là chia bảng thi đấu.
Đó là một nghịch lý rất kỳ quặc nhưng tồn tại hàng chục năm qua, không ai nghĩ đến chuyện thay đổi. Tầm U19 trở xuống, do vẫn còn trong thời gian đào tạo nên có thể thi đấu ít cũng chưa là vấn đề gì lớn. Nhưng độ tuổi từ 19-22 thì ở đâu cũng cần có một hệ thống thi đấu dày đặc nhằm giúp cầu thủ trẻ hoàn thiện kỹ năng.
Tại các quốc gia tiên tiến, những đội U23 hoặc đội hình dự bị của các CLB có thể chơi hơn 50 trận mỗi mùa. Đá càng nhiều thì càng giúp CLB chọn lọc được tài năng để đưa lên đội 1 sớm. Tại Việt Nam thì hoàn toàn ngược lại.
Thế hệ của Văn Quyến, Quốc Vượng, Tài Em ... hay sau này là Công Phượng, Quang Hải, Hoàng Đức ... đều từng được đá chính tại đội 1 cấp CLB từ năm 18-19 tuổi. Họ có tài là một chuyện, nhưng may mắn là ở thời điểm đó, các CLB đã tạo đất để họ được diễn. Năm 2015, bầu Đức còn sẳn sàng "dọn" cả các công thần để đưa cả lứa U19 lên đá V-League dù có thể khiến HAGL rớt hạng. Đó là ví dụ.
Nhưng cũng chính bầu Đức, bằng bản hợp đồng chuyên nghiệp kéo dài đến tận năm 28 tuổi đã giữ chân lứa này đá suốt tại đội 1, khiến cho các lứa cầu thủ được đào tạo sau đó lại không thể có chỗ đứng tại HAGL.
Trong danh sách U19 dự giải châu Á năm 2018, có 5 cái tên đến từ HAGL nhưng hiện nay, không ai chen chân vào được đội 1 của đội bóng phố Núi và kết quả là HAGL cũng chỉ có mỗi 1 cầu thủ trong danh sách dự tuyển SEA Games là Dụng Quang Nho hiện cho Hải Phòng mượn nên đá chính và được HLV Park Hang Seo triệu tập (và sau này có thêm Trần Bảo Toàn được gọi lên theo diện bổ sung thay thế Hoàng Xuân Tân bị chấn thương).
Không hề đơn giản để tạo ra những lứa cầu thủ tài năng một cách liên tục và đều đặn, nhưng chắc chắn là không thể nào có tài năng nếu cứ đào tạo mà không hề tạo ra sân chơi để họ tỏa sáng. Các đội tuyển U23 và quốc gia luôn sử dụng các cầu thủ có phong độ tốt nhất trong màu áo CLB ở sân chơi cao nhất (V-League), nhưng nếu những tài năng trẻ 19-20 tuổi mỗi năm chỉ đã chưa đến 10 trận, rồi ngay cả các giải hàng đầu như V-League, hạng Nhất cũng chưa quá 30 trận/mùa, thì làm sao có cơ hội để những tài năng ấy được đánh giá, nhìn nhận.
Thế nên, vấn đề chất lượng của đội tuyển U23 Việt Nam tại SEA Games không đơn thuần chỉ là đánh giá cảm tính, mà cần nhìn nhận đến sự trách nhiệm của chính các nhà quản lý.
U23 Indonesia rèn quân xa nhà trong ngày lễ quan trọng, tất cả vì mục tiêu huy chương vàng SEA Games 31 Cuối tháng 4/2022, các cầu thủ U23 Indonesia sẽ lên đường sang Hàn Quốc tập huấn chuẩn bị cho SEA Games 31 tại Việt Nam. Theo kế hoạch của LĐBĐ Indonesia, đội tuyển U23 nước này có một chuyến tập huấn vô cùng quan trọng trước thềm SEA Games 31 tại Hàn Quốc cùng HLV Shin Tae-yong. Cuối tháng 4, toàn đội lên...