Người phụ nữ vỡ hậu môn khi thải độc bằng cà phê
Nữ bệnh nhân detox ruột bằng cách truyền cà phê vào hậu môn. Ngay trong quá trình thụt tháo, chị thấy đau dữ dội vùng bụng dưới kèm chảy máu qua hậu môn.
Khoa Phẫu Thuật Tiêu hóa – Gan mật tụy, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), vừa điều trị phẫu thuật một trường hợp vỡ trực tràng do thải độc (detox) bằng phương pháp thụt tháo cà phê.
Bệnh nhân là chị Đ.T.P (38 tuổi) vào viện vì đau bụng vùng chậu dưới rốn dữ dội kèm đi ngoài ra máu sau khi sử dụng biện pháp thụt tháo thải độc bằng cà phê tại một phòng khám tư nhân. Trước đó, bệnh nhân đã sử dụng phương pháp này hai lần, mỗi lần cách nhau một tuần.
Đến lần thứ ba, ngay trong quá trình thụt tháo, bệnh nhân thấy đau dữ dội vùng bụng dưới kèm chảy máu qua hậu môn. Bác sĩ thăm khám và làm các xét nghiệm cần thiết, chụp cộng hưởng từ cho thấy hình ảnh tụ dịch khí khoang sau phúc mạc, nghi ngờ vỡ trực tràng. Bệnh nhân được chỉ định phẫu thuật cấp cứu để xử lý tổn thương.
Bác sĩ Nguyễn Thành Khiêm – Khoa Phẫu Thuật Tiêu hóa – Gan mật tụy, Bệnh viện Bạch Mai, cho biết quá trình phẫu thuật ghi nhận tổn thương vỡ trực tràng 1/3 dưới gây áp xe khoang sau phúc mạc. Kíp phẫu thuật đã tiến hành khâu chỗ vỡ trực tràng, đồng thời dẫn lưu rộng rãi khoang sau phúc mạc và làm hậu môn nhân tạo đoạn đại tràng Sigma.
Nếu tự ý bơm quá nhiều thuốc vào trực tràng gây vỡ.
Sau 14 ngày, bệnh nhân xuất viện và đã ăn uống, sinh hoạt bình thường. Tuy nhiên, chị P sẽ phải chịu một cuộc phẫu thuật nữa sau vài tháng để đóng lại hậu môn nhân tạo.
Thụt tháo là một biện pháp dùng chất lỏng bơm ngược từ hậu môn vào trực tràng, các chất lỏng này có tác dụng làm mềm phân. Đây là phương pháp được chỉ định trong các trường hợp táo bón khó đi ngoài, cần làm sạch đại tràng để làm thủ thuật, phẫu thuật hay một số trường hợp đặc biệt cần thụt thuốc để chẩn đoán, điều trị.
Bác sĩ Khiêm cho rằng việc bơm cà phê vào hậu môn sẽ làm trực tràng bị giảm kích thích, lâu dài làm mất phản xạ của trực tràng, không thụt cà phê là không đại tiện được. Đồng thời, việc mất phản xạ của trực tràng cũng làm tăng nguy cơ vỡ trực tràng trong những lần thụt tháo sau, do bệnh nhân không còn cảm giác buồn đại tiện nữa. Vì vậy, rất dễ bơm quá nhiều thuốc vào trực tràng gây vỡ. Ngoài ra, việc đưa thuốc theo con đường trái tự nhiên, sẽ đẩy hệ vi sinh đường ruột vào trạng thái mất cân bằng.
Video đang HOT
Nói về phương pháp detox ruột, bác sĩ Khiêm đưa ra các khuyến cáo theo Trường Y Harvard, làm sạch ruột sẽ gây nguy cơ mất nước, mất cân bằng điện giải, suy giảm chức năng ruột và phá vỡ hệ vi khuẩn đường ruột.
Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ (U.S. National Institutes of Health) cho biết trên trang web: “Không có bất kỳ bằng chứng thuyết phục nào cho thấy các chương trình detox thải độc hoặc làm sạch thực sự loại bỏ độc tố khỏi cơ thể hoặc cải thiện sức khỏe”. Ngoài ra, các quy trình làm sạch đại tràng hoặc thụt rửa, một phương pháp giải độc phổ biến, “có thể có tác dụng phụ, một số trong đó có thể nghiêm trọng”.
Viện nghiên cứu Ung thư Hoa Kỳ (U.S. National Cancer Institute), đã có báo cáo về 3 trường hợp tử vong có thể liên quan đến thụt cà phê.
Vì vậy, thụt tháo đại tràng là một phương pháp điều trị cần được chỉ định bởi các bác sĩ chuyên khoa và được thực hiện tại các cơ sở y tế có cấp phép. Thay vì áp dụng các phương pháp không chính thống, người dân nên tự bảo vệ hệ tiêu hóa bằng cách uống nhiều nước, ăn nhiều trái cây, rau củ… Đồng thời hạn chế bia rượu, thịt đỏ, đồ ăn nhiều dầu mỡ. Thường xuyên vận động cũng giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn mỗi ngày.
Rủi ro từ trào lưu dùng berberine giảm cân tại Mỹ
"Berberine đã trở thành 'bạn thân' mới của tôi vì nó giúp tôi giảm cân", một người sử dụng mạng xã hội tại Mỹ thổ lộ.
Các viên thuốc berberine. Ảnh: Getty Images
Nhiều người có ảnh hưởng trên TikTok và Reddit tại Mỹ tin rằng berberine với nguồn gốc từ thực vật có thể thay thể các loại thuốc giảm cân và tiểu đường như Ozempic cùng Wegovy. Việc sử dụng berberine như một thực phẩm chức năng để giảm cân đã phổ biến đến mức nó được người dùng mạng xã hội Mỹ mệnh danh là "Ozempic của thiên nhiên". Tuy nhiên, một số chuyên gia y tế đã bày lo ngại về việc sử dụng berberine không được kiểm soát với kênh CNN (Mỹ).
Berberine được chiết xuất từ các loại thực vật như mao lương hoa vàng, barberry.... Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) coi berberine là thực phẩm chức năng và do đó được quy định là thực phẩm chứ không phải thuốc.
Giáo sư y khoa Caroline Apovian tại Trường Y Harvard (Mỹ) phân tích: "Đó là vấn đề với berberine và tất cả các thành phần thảo dược này. Chúng thường không được nghiên cứu nghiêm ngặt dựa trên thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên, quy mô lớn mà chúng tôi áp dụng với thuốc. Vì vậy, bạn phải hết sức thận trọng".
Liệu berberine có giúp giảm cân?
Phân tích tổng hợp của một số nghiên cứu lâm sàng nhỏ về tác động của berberine cho thấy lợi ích giảm cân rất nhỏ.
Giáo sư dự bị Justin Ryder tại Trường Dược Feinberg thuộc Đại học Northwestern nhận định: "Trung bình trong các nghiên cứu, phản ứng chung là giảm khoảng 0,25 chỉ số khối cơ thể (BMI) so với giả dược". BMI là phép đo lượng mỡ trong cơ thể của một người dựa trên chiều cao và cân nặng
Ông Justin Ryder bổ sung: "Đối với Ozempic và Wegovy, chỉ số BMI giảm so với giả dược là 4,61 đơn vị BMI, tương đương hiệu quả hơn 18 lần so với berberine. Vậy berberine có ảnh hưởng gì không? Các dữ liệu cho thấy là có. Tác động có ý nghĩa không? Chắc là không".
Một người sử dụng Tiktok đăng video về việc sử dụng berberine. Ảnh: Guardian
Lịch sử của berberine
Trong khoảng 500 loài thực vật khác nhau thuộc chi Berberis, một số đã được sử dụng nhiều thế kỷ ở y học cổ truyền Ấn Độ Ayurveda và y học cổ truyền Trung Quốc để chống viêm, chữa lành vết thương, chữa táo bón và bệnh trĩ, đồng thời chống nhiễm trùng tai, mắt và đường tiêu hóa.
Bác sĩ Joshua Levitt tại Connecticut (Mỹ) chia sẻ với CNN: "Đó là một phần của kho thảo dược được sử dụng bởi các bác sĩ y học tự nhiên".
Thư viện của hoàng đế Ashurbanipal vương quốc Assyria với những tấm đất sét có niên đại từ năm 650 trước Công nguyên ghi rằng quả của cây barberry được sử dụng như một chất làm sạch máu. Ông Levitt chia sẻ: "Nó thường được sử dụng ở dạng chiết xuất toàn bộ cây, từ lá, rễ, vỏ, tất cả đều được làm thành bột cồn thuốc hoặc thứ gì đó".
Các nhà khoa học đã chiết xuất berberine hơn 100 năm trước và bắt đầu nghiên cứu hợp chất này để điều trị các vấn đề về trao đổi chất như cholesterol, tiểu đường và béo phì. Ông Levitt nói rằng berberine có thể tăng cường sản xuất GLP-1 tự nhiên của cơ thể - một loại hormone đường tiêu hóa được sử dụng trong Ozempic và các loại thuốc giảm cân mới khác. "Tuy nhiên, lợi ích giảm cân của nó là rất khiêm tốn", ông kết luận.
Tác dụng phụ có thể xảy ra của berberine
Berberine có thể có tác dụng phụ khi sử dụng kết hợp với các loại thuốc khác, bao gồm cả thuốc Metformin, thường được kê cho người mắc bệnh tiểu đường, hội chứng buồng trứng đa nang và gần đây là để giảm cân.
Ông Levitt nêu rõ: "Metformin làm giảm lượng đường trong máu và berberine cũng như vậy. Nếu bạn dùng hai thứ làm giảm lượng đường trong máu cùng một lúc, bạn có thể gặp vấn đề như hạ đường huyết quá mức, khi lượng đường trong máu giảm".
Ngoài ra, berberine là "chất kháng khuẩn trực tiếp" do đó ông Levitt đánh giá tác dụng kháng khuẩn có thể gây kích ứng đường tiêu hóa. Việc sử dụng nó có thể gây ra tình trạng khó tiêu hóa, trừ khi người sử dụng có quá nhiều vi khuẩn có hại.
Berberine có thể nguy hiểm nếu dùng cùng lúc với cyclosporine, một loại thuốc ức chế miễn dịch được sử dụng để điều trị tình trạng cơ thể không tiếp nhận cơ quan mới sau khi ghép tạng. Berberine có thể làm tăng các tác dụng phụ có thể xảy ra do cyclosporine.
Theo Thư viện Y khoa Quốc gia Mỹ, berberine dùng cùng lúc với thuốc an thần có thể gây thêm buồn ngủ và thở chậm. Ngoài ra, không nên dùng berberine khi đang mang thai hoặc cho con bú. Thư viện Y khoa Quốc gia Mỹ nhấn mạnh: "Berberine có thể đi qua nhau thai và gây hại cho thai nhi. Kernicterus, một loại tổn thương não, đã phát triển ở trẻ sơ sinh từng tiếp xúc với berberine".
CNN kết luận vì những lý do này, điều quan trọng là hỏi ý kiến bác sĩ trước nếu bạn đang cân nhắc dùng berberine hoặc bất kỳ thực phẩm chức năng không được kiểm soát nào khác.
Cách làm đẹp da bằng rau má, vừa giúp thải độc lại chống lão hóa Rau má là một loại thảo mộc mà bạn dễ dàng tìm thấy trong kem dưỡng ẩm và kem chống lão hóa. Theo giới chuyên gia, chiết xuất rau má giúp điều trị một số tình trạng da thông thường nhưng cũng có thể gây ra tác dụng phụ nếu dùng với liều lượng cao. Rau má có thể mang lại một số...