Người phụ nữ ‘vẽ tranh’ bằng đất sét
Sau khi học làm hoa đất sét và vẽ tranh, chị Phạm Thị Giáng Sinh, 39 tuổi, nảy ra ý tưởng làm tranh bằng loại vật liệu mới này.
Chị Phạm Thị Giáng Sinh, 39 tuổi, ở Phước Long B, thành phố Thủ Đức có kinh nghiệm nhiều năm làm hoa giấy, cắm hoa tươi. Năm 2016, chị theo học một lớp làm hoa bằng đất sét trong một tháng.
“Tháng 9 năm ngoái, tôi đăng ký lớp học vẽ cơ bản. Sau khi được một người bạn đến nhà hướng dẫn lại cách làm hoa đất sét, tôi thử gắn lên tranh mình vừa vẽ thì thấy đẹp quá nên quyết định nghỉ làm hoa giấy và chuyển hẳn sang làm tranh đất sét này “, chị Sinh cho biết.
Người phụ nữ này chỉ tập trung làm duy nhất loại tranh hoa. Những bông hoa đất sét có ưu điểm là nhìn giống hoa thật, màu sắc tươi tắn, bền màu. Tuy nhiên, nếu để cắm bình thì một thời gian sẽ bám bụi khó vệ sinh.
“Tranh hoa đất sét được kết hợp bởi hoa gắn lên nền tranh, có hình khối trông giống bình hoa thật. Sau khi hoàn thiện được đặt trong khung kính. Chỉ cần để nơi tránh ánh nắng là bảo quản được lâu”, chị Sinh cho biết.
Chị Sinh tự vẽ nền tranh sơn dầu trước. Sau khi đã phác họa kiểu dáng, màu sắc của bình và phông nền… chị sẽ đính hoa đất sét lên.
“Nhiều lần, dù đã xác định loại hoa đính lên từng bức tranh nhưng khi làm thật lại thấy không hợp. Tôi lại phải chọn những loại hoa khác”, chị Sinh cho biết.
Tất cả những loại hoa đều được chị Sinh nặn bằng tay. Hoa được chị nặn từng cánh rồi ghép lại với nhau. Lá cũng được nặn tay, dùng kéo để tỉa lại hình dáng. Chị chỉ dùng khuôn để tạo gân lá và làm nụ hoa.
“Những cánh hoa dùng khuôn làm sẽ đều nhau. Hoa tự nhiên thì có cánh lớn, cánh bé, dày mỏng khác nhau, trông rất tự nhiên”, chị Sinh giải thích.
Video đang HOT
Hoa hồng là loại mất nhiều thời gian nhất. Mỗi bông chị mất một giờ đồng hồ để làm xong.
Để màu sắc của hoa hài hòa với nền tranh, chị Sinh trộn màu sơn dầu vào đất sét rồi mới nặn hoa. Tuy nhiên, sau khi nặn hoa xong, chị cũng sơn lại một lớp màu lên để hoa trông tươi tắn, bền màu hơn.
Sau khi vẽ nền và nặn xong hoa, chị đính hoa lên tranh bằng keo nến.
Chị Sinh cho biết, làm tranh loại tranh này giống như việc mình đang cắm một bình hoa tươi.
“Nhiều người cũng góp ý rằng trông bình hoa của tôi nhìn hơi rối. Nhưng tôi nghĩ một bình hoa thì luôn cần sự tươi tắn, trẻ trung nên cứ làm theo cảm xúc của mình”, chị nói.
Ngoài những tranh về bình hoa, chị Sinh cũng thử làm một vài bức đơn giản, ít hoa hơn.
Bức tranh cành mai này được chị thử làm vào dịp Tết vừa rồi. Đối với chị, loại tranh ít hoa muốn đẹp thì nền tranh vẽ phải thật có hồn và ấn tượng. “Tuy nhiên, tôi chỉ học vẽ một ngày nên tác phẩm chưa được thu hút lắm”, chị nói.
Hiện nay, mỗi tuần chị Sinh hoàn thiện được khoảng 2 bức tranh hoàn chính. Chị thường dành hai ngày để vẽ tranh, bốn ngày để nặn hoa và một ngày để đính hoa lên.
Chị Sinh đặc biệt yêu thích hoa hồng và cúc. Vì thế, trên những bức tranh của chị thường lấy hai loại hoa này làm chủ đạo, kết hợp thêm các loại hoa dại, lá…
Sau khi chia sẻ sản phẩm lên Facebook, nhiều khách hàng ngỏ ý mua. Nửa năm bén chuyên với nghề này, chị Sinh không ngờ mình lại kiếm được thu nhập từ nó. Đến nay, chị đã bán được 20 bức tranh.
Nhiều người gợi ý chị làm lại những mẫu cũ hoặc làm theo hình ảnh có sẵn nhưng chị Sinh từ chối. Chị muốn mỗi bức tranh của mình là một tác phẩm riêng biệt và duy nhất.
“Mỗi lần làm được sản phẩm mới, nhìn lại sản phẩm cũ tôi rút ra được nhiều kinh nghiệm. Tôi vẫn đang vừa làm vừa tự học nên phải làm cái mới, nếu chấp nhận làm đi làm lại một kiểu thì không tiến bộ được”, chị Sinh chia sẻ.
Ảnh: Diệp Phan – Giáng Sinh
Loại hoa trắng muốt giá từ vài trăm ngàn đến cả triệu được chị em "chi bạo" chơi sau Tết
Dù giá không rẻ, có thể lên tới vài triệu đồng một cành lớn, thế nhưng loài hoa đặc trưng của núi rừng Tây Bắc này vẫn có sức hút rất lớn đối với người Hà Nội yêu hoa.
Sau Tết Nguyên Đán là thời điểm hoa đào, hoa mai đều đã phai, đây cũng là lúc những người yêu hoa, thích cắm hoa tươi của Hà Nội chuyển sang một thú chơi hoa khác, đó là hoa lê. Theo ghi nhận từ thị trường, năm nay hoa lê được bán sớm hơn bởi thời tiết trong Tết ấm, đào phai nhanh. Các tiểu thương cũng chia sẻ năm nay lượng mua hoa lê không giảm với năm ngoái dù chịu ảnh hưởng của dịch bệnh.
Chơi lê sau Tết đã trở thành một thú vui của nhiều người dân Hà Nội
Hoa là loại hoa mọc chủ yếu ở Tây Bắc, được xem là biểu tượng của mùa xuân. Hoa lê được ví như bông tuyết của núi rừng bởi màu trắng tinh khôi, độc đáo. Những người chơi hoa thích hoa lê là bởi vì vẻ đẹp sang trọng, tinh tế và nở đúng thời điểm mùa xuân.
Những cành hoa lê trắng tinh khôi như mang cả mùa xuân vào nhà
Tại Hà Nội, hoa lê được vận chuyển về từ các tỉnh Lai Châu, Sơn La, Sapa sẽ được bày bán ở những tuyến phố như Lạc Long Quân, Âu Cơ hoặc quanh chợ hoa Quảng An, Quảng Bá... Trong đó, chợ Quảng An được bày bán nhiều hơn cả.
Chị em háo hức khoe những cành lê trong nhà
Mỗi cành lê có giá khác nhau, dao động từ 200.000 đồng đến vài triệu đồng. Thậm chí có cành lê lớn, dáng đẹp có thể lên tới 4 - 5 triệu đồng. Theo những người sành về loài hoa này, chơi hoa lê chú trọng về dáng, thế của cây, của cành, do đó thế cây đẹp sẽ có giá cao hơn. Đặc biệt, những cành lê có tuổi thọ từ 3 - 5 năm, cây càng già, thân cây mốc xanh, sần sùi, hoa chi chít mọc ra từ những mắt xấu xí thì giá càng cao. Những cành lê vụn cũng được nhiều người tìm mua để cắm bình thì có giá phải chăng hơn, trung bình từ 100.000 - 200.000 đồng/bó.
Cành lê này chỉ có giá 100.00 đồng, ai xem cũng trầm trồ vì vừa rẻ vừa đẹp
Mỗi loại hoa có một vẻ đẹp khác nhau nhưng sở dĩ hoa lê có giá cao hơn hoa đào là bởi vì loại hoa này chơi được lâu, ít nhất từ 1 tháng tới 40 ngày.
Chị Nguyễn Hương (Gia Lâm, Hà Nội) chia sẻ: "Mấy năm nay mình thường thích chơi hoa lê vào mỗi dịp sau Tết. Mình thường chọn cành ban đầu chỉ có nụ để chơi được lâu. Nhiều khi nhìn lúc đầu nó chỉ giống như một... cành củi khô, thế nhưng khi cắm, nó bắt đầu ra hoa, nở bung trắng tinh khôi nhìn rất đẹp mắt. Quá trình ngắm hoa chuyển biến mỗi ngày cũng rất thú vị. Đây là điều mà nhiều người chơi hoa lê thích nhất".
Nhiều người chơi hoa lê cũng là một cách để mong lộc đầy nhà năm mới
Anh Nguyễn Minh, một tiểu thương ở chợ hoa Quảng Bá cho biết: "Năm nay dịch bệnh nên giá thấp hơn mọi năm. Tâm lí khách hàng vẫn muốn lựa hoa lê để trưng dịp rằm tháng Giêng. Vì hoa lê cành to, vận chuyển khó nên cũng sẽ có dịch vụ vận chuyển hoa về tận nhà cho khách hàng nên rất tiện".
Hiện tại, trên các hội nhóm, nhiều chị em háo hức khoe hoa lê trong nhà mình, có những người còn mua được lê với giá siêu rẻ. Chị Hồng Loan (ở Hà Nội) chia sẻ: "Chưa năm nào tôi mua được cành lê rẻ đến thế. Hầu như năm nào tôi cũng chơi lê sau Tết, nhưng cành vừa phải cũng đã gần 1 triệu hoặc hơn rồi, năm nay tôi mua được cành lê khá ưng ý, ai cũng khen đẹp nhưng giá chỉ 300.000 đồng".
Có thể nói, trưng hoa lê sau Tết đã trở thành một thú chơi của nhiều gia đình ở Hà Nội trong những năm gần đây.
Người phụ nữ biến đất sét thành trang sức Ở tuổi 40, chị Linh Vy (Phú Nhuận) quyết định nghỉ việc để khởi nghiệp với nghề làm hoa và 5 năm nay dần nổi tiếng bởi sản phẩm nữ trang từ đất sét. Chị Linh Vy bên các sản phẩm trang sức, móc khóa được làm bằng đất sét của mình. Ảnh: Nhân vật cung cấp. Chị Linh Vy cho biết, ban...