Người phụ nữ tử vong vì một sai lầm khi ăn mộc nhĩ
Mộc nhĩ tuy bổ dưỡng nhưng nếu chế biến không đúng cách có thể gây ngộ độc, ảnh hưởng đến sức khoẻ, thậm chí gây tử vong.
Theo tin tức Trung Quốc đưa tin sáng ngày 21/5: Một người phụ nữ sau khi ăn mộc nhĩ ngâm quá 24 tiếng, vì bị ngộ độc quá nặng dẫn đến tử vong do suy đa tạng. Vụ việc xảy ra ở Đông Quan, Quảng Đông, Trung Quốc.
Theo nhân viên của Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Trung Quốc, người phụ nữ 34 tuổi đã ngâm mộc nhĩ trong 2 ngày hôm trước. Sau khi nấu một phần, phần còn lại tiếp tục ngâm đến ngày hôm sau. Người phụ nữ do ăn mộc nhĩ ngâm quá 24 tiếng, xuất hiện tình trạng nôn ói và được người nhà đưa đến bệnh viện để điều trị.
Người phụ nữ 34 tuổi tử vong do ăn mộc nhĩ ngâm quá 24 tiếng
Do bệnh tình chuyển biến xấu, người phụ nữ được chuyển đến phòng chăm sóc đặc biệt. Xem xét đến chi phí điều trị khá cao, cuối cùng gia đình đã chuyển người phụ nữ về điều trị ở nhà, vì cô bị suy đa tạng nên đã tử vong sau khi cấp cứu.
Bác sĩ trong bệnh viện đã phát hiện độc tố có tên là BKA ( Bongkrek acid) trong máu và nước tiểu, và hàm lượng này trong máu khá cao. Độc tố BKA có thể gây hại cho gan người và là một trong những độc tố vi khuẩn gây chết người nhiều nhất với tỷ lệ tử vong hơn 50%.
Video đang HOT
Tại sao ăn mộc nhĩ ngâm lâu ngày lại nguy hiểm?
Mộc nhĩ là loại nấm không độc, ăn được và có thể chế biến thành nhiều món ăn bổ dưỡng. Các chuyên gia chỉ ra rằng bản thân nấm đen không có độc, tuy nhiên, nếu mộc nhĩ ngâm nước quá lâu sẽ bị biến chất, tạo điều kiện thuận lợi để các loại vi khuẩn có hại sinh sôi và phát triển.
Mộc nhĩ ngâm quá lâu sẽ sản sinh ra một loại độc tố cực mạnh có tên BKA, độc tố này gây hại lớn ở gan.
Loại vi khuẩn trong mộc nhĩ có thể sản sinh ra một chất độc cực mạnh có tên là BKA không dễ bị phân giải ở nhiệt độ cao, chính vì thế dù thức ăn đã được nấu chín hoàn toàn cũng sẽ không thể tiêu diệt được hết độc tố này.
Chất độc này khi đã xâm nhập vào cơ thể sẽ gây ảnh hưởng đến nhiều cơ quan. Nếu người bệnh ngộ độc nhẹ còn có thể cứu chữa nhưng nếu độc tố quá mạnh, đã xâm nhập vào nhiều cơ quan thì khả năng cứu sống là rất thấp.
Ăn mộc nhĩ thế nào để bảo vệ sức khỏe?
Mộc nhĩ là loại thực phẩm phổ biến và cũng mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe, tuy nhiên, để bảo vệ sức khỏe mọi người không nên ăn mộc nhĩ khi còn tươi. Mộc nhĩ tươi có chứa chất porphyrin – chất nhạy cảm ánh sáng. Nếu sau khi ăn mộc nhĩ tươi, cơ thể có tiếp xúc với ánh sáng sẽ gây viêm da, ngứa, phù nề, trầm trọng có thể gây hoại tử da.
Ăn mộc nhĩ tươi cũng rất dễ bị ngộ độc
Khi mộc nhĩ được phơi khô, chất cảm quang ánh sáng sẽ mất đi, độc tính không còn nên ăn sẽ an toàn hơn. Ngoài ra, khi nấu mộc nhĩ nên nấu chín hoàn toàn, tuyệt đối không ăn mộc nhĩ khi vừa nấu chín tới.
Phần lớn các loại mộc nhĩ khi đến tay người tiêu dùng đều đã được phơi khô, cần phải ngâm vào nước lạnh để mềm và nở ra như trạng thái ban đầu.
Mộc nhĩ nói riêng và các loại thực phẩm khô nói chung khi ngâm vào nước sẽ giúp hòa tan độc tố và làm cho thực phẩm an toàn hơn. Tuy nhiên, với mộc nhĩ khi ngâm lâu sẽ bị biến chất do chất đạm bị thủy phân khiến cho vi khuẩn dễ tấn công, gây ra nhiễm khuẩn, dẫn đến nguy cơ ngộ độc.
Ăn phải mộc nhĩ nhiễm khuẩn nguy cơ ngộ độc là rất cao. Khi bị ngộ độc mức độ nhẹ, người bệnh sẽ xuất hiện triệu chứng đau bụng, buồn nôn, đi ngoài. Ở mức nặng có thể phải nhập viện cấp cứu. Do đó, để an toàn cho sức khỏe các bác sĩ khuyên mọi người chỉ nên ăn mộc nhĩ khô được ngâm trong nước lạnh từ 15 đến 20 phút. Sau đó rửa sạch, cắt bỏ phần chân trước khi chế biến.
Đi mưa về bị ho sốt, người đàn ông suýt mất mạng vì tự ý uống thuốc
Khi nhập viện cấp cứu, bệnh nhân được chẩn đoán bị viêm phổi nặng, biến chứng suy hô hấp cấp, nhiễm khuẩn huyết, suy đa tạng. Hình ảnh chụp cắt lớp vi tính ngực tổn thương mờ lan tỏa toàn bộ trường phổi 2 bên.
Thông tin từ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh cho biết, cách đây ít ngày các bác sĩ của đơn vị đã cứu sống 1 bệnh nhân với khởi bệnh ban đầu cảm sốt thông thường nhưng diễn biến nặng, phức tạp dẫn đến viêm phổi nặng biến chứng, suy hô hấp cấp và nhiễm khuẩn huyết, suy đa tạng.
Người đàn ông suýt mất mạng vì tự ý uống thuốc.
Bệnh nhân là Từ Quang T. (49 tuổi), trú tại phường Cao Xanh (TP. Hạ Long) đi mưa về có biểu hiện bị sốt nhẹ nên đã tự mua thuốc về uống. Tuy nhiên, sau khi uống thuốc 2 ngày, ông T. không thấy bệnh thuyên giảm và xuất hiện sốt liên tục, uống thuốc hạ sốt không dứt cơn, ho, đau tức ngực nên được gia đình đưa đến bệnh viện.
Khi tiếp nhận ông T., bác sĩ tiến hành xét nghiệm sàng lọc Covid-19 và bệnh nhân được xác định có kết quả âm tính nhưng diễn biến tình trạng xấu. Qua kết quả xét nghiệm, bệnh nhân được chẩn đoán bị viêm phổi nặng, biến chứng suy hô hấp cấp, nhiễm khuẩn huyết, suy đa tạng. Hình ảnh chụp cắt lớp vi tính cho thấy, ngực bệnh nhân bị tổn thương mờ lan tỏa toàn bộ trường phổi 2 bên.
Xác định đây là trường hợp bệnh lý cấp tính diễn biến phức tạp và tiên lượng nặng, đe dọa sự sống của bệnh nhân, có thể tử vong bất cứ lúc nào, ngay lập tức, bác sĩ xin ý kiến hội chẩn từ lãnh đạo phụ trách chuyên môn và lập tức kíp bác sĩ Khoa Hồi sức tích cực quyết định áp dụng kỹ thuật oxy hóa máu qua màng ngoài cơ thể phương thức hỗ trợ hô hấp (ECMO-VV) để kịp thời cứu người bệnh.
Nam bệnh nhân hiện đã hồi phục và đang được theo dõi tại bệnh viện.
Lúc này, bệnh nhân được theo dõi, kiểm soát chặt chẽ 24/24h, đồng thời phối hợp các biện pháp hồi sức tích cực khác như thở máy, lọc máu liên tục, thuốc vận mạch, trợ tim, sử dụng kháng sinh phối hợp.
Sau 12 ngày điều trị và chăm sóc tích cực, bệnh nhân chuyển biến tốt, chức năng phổi hồi phục tốt đảm bảo thông khí và oxy hóa máu nên đã dừng chạy ECMO-VV, ngừng lọc máu liên tục, ngừng thở máy và rút ống nội khí quản. Hiện tại, bệnh nhân T. tự thở tốt, không còn đau tức ngực, không khó thở, hết sốt và ăn uống sinh hoạt đi lại bình thường.
Trẻ sốt cao do mò đốt dễ nguy hiểm đến tính mạng Trẻ bị sốt cao do mò đốt nếu không được điều trị kháng sinh sớm và thích hợp có thể tiến triển nặng dẫn tới biến chứng suy đa tạng trong đó có suy hô hấp, suy tuần hoàn, suy gan, suy thận, rối loạn đông máu và tử vong. Vết mò đốt trên cơ thể bệnh nhân T. Ảnh do bệnh viện...