Người phụ nữ thoát cơn đau 20 năm nhờ phương pháp lần đầu áp dụng
Bị sỏi thận hơn 20 năm, nhiều lần mổ lấy sỏi không hết, người phụ nữ 59 tuổi phải chịu nhiều cơn đau dai dẳng kéo dài cho đến khi được phối hợp 2 phương pháp nội soi điều trị dứt điểm.
Bà N.T.H (59 tuổi, Đồng Tháp) nhập Bệnh viện Bình Dân (TPHCM) khoảng một tháng trước trong tình trạng đau dữ dội ở hai bên hông lưng. Bà H. có tiền sử bị sỏi thận từ 20 năm trước, đã từng trải qua 2 lần mổ mở lấy sỏi tại địa phương.
Kết quả chẩn đoán hình ảnh tại Bệnh viện Bình Dân cho thấy, bệnh nhân có thận phải ứ nước, hai bên thận có sỏi phức tạp, mỗi bên có 4-5 viên sỏi, viên lớn nhất dài đến 2cm. Người bệnh có tiền căn tăng huyết áp, đái tháo đường và từng trải qua 5 lần phẫu thuật vùng bụng để điều trị nhiều bệnh lý khác nhau.
Các bác sĩ Bệnh viện Bình Dân đang thực hiện phẫu thuật tán sỏi cho người bệnh. Ảnh: BVCC
Các bác sĩ đánh giá đây là một trường hợp sỏi phức tạp, kỳ vọng lấy sạch sỏi rất khó vì tình trạng sẹo vùng hông lưng dây dính sau nhiều lần can thiệp phẫu thuật trước đó.
Sau khi nghiên cứu, các bác sĩ khoa Niệu B quyết định thực hiện tán sỏi phối hợp qua hai ngả nội soi ngược chiều và nội soi qua da. Đây là phương pháp đang được ứng dụng rộng rãi tại nhiều nước tiên tiến trên thế giới, được báo cáo có tỷ lệ sạch sỏi cao hơn so với các kỹ thuật nội soi qua da hoặc ngược chiều tán sỏi đơn lẻ.
Video đang HOT
Đặc biệt, phương pháp này giảm nguy cơ tai biến, biến chứng. Sau 3 giờ phẫu thuật, người bệnh đã được lấy sạch sỏi thận.
PGS.TS.BS. Nguyễn Phúc Cẩm Hoàng, Phó Giám đốc Bệnh viện Bình Dân cho biết, đây là một trong những ca ứng dụng tán sỏi thận phối hợp qua hai ngả nội soi ngược chiều và nội soi qua da đầu tiên trong cả nước.
Sau mổ 2 ngày, người bệnh đã tự đi lại được. Nhờ được phẫu thuật nội soi ít xâm lấn với một đường rạch nhỏ trên da khoảng 0,5cm, bà H. cho biết mức độ đau ít hơn hẳn và thời gian hồi phục nhanh hơn so với các lần mổ mở lấy sỏi thận trước đây.
Vì sao 3 chị em cùng bị ung thư dù thế hệ trước không mắc bệnh này?
Thế hệ cha, mẹ, ông bà... không ai bị ung thư, nhưng 3 chị em chị M. lần lượt bị ung thư vú, một người phát hiện giai đoạn cuối đã mất. 4 chị em gái, 3 người bị ung thư
"Nhà có 4 chị em gái thì 3 người bị ung thư vú, em tôi đã mất vì bệnh này. Trong khi cha mẹ, cô dì chú bác không ai bị ung thư", chị H.T.T.M. (43 tuổi, ở Kiên Giang) thảng thốt khi cầm trên tay chẩn đoán ung thư vú giai đoạn 2A, đột biến gien BRCA2, thể tam âm (bộ 3 âm tính) tại Bệnh viện đa khoa Tâm Anh TP.HCM.
Thạc sĩ - bác sĩ Huỳnh Bá Tấn, khoa Ngoại Vú, Bệnh viện đa khoa Tâm Anh TP.HCM, đã trấn an chị M., tư vấn phẫu thuật cắt tuyến vú, sinh thiết hạch gác cửa, đoạn nhũ phòng ngừa và tái tạo cả 2 bên vú bằng túi ngực.
Bác sĩ Bá Tấn và ê kíp phẫu thuật cho người bệnh, cắt hạch gác cửa và mô sau núm vú sinh thiết, cho kết quả âm tính chỉ sau 20 phút. Các bác sĩ tiếp tục cuộc phẫu thuật, vừa cắt tuyến vú điều trị ung thư vừa tái tạo đảm bảo thẩm mỹ. Cuộc phẫu thuật kéo dài 4 tiếng.
Thạc sĩ - bác sĩ Huỳnh Bá Tấn (bên trái) phẫu thuật cho người bệnh.Ảnh BVCC
Tỷ lệ tái phát cao
Bác sĩ Bá Tấn cho biết, ung thư vú thể bộ 3 âm tính là loại ung thư phát triển nhanh và tiên lượng xấu. Tỷ lệ tái phát tại chỗ sau thời gian điều trị tiêu chuẩn với ung thư vú giai đoạn đầu lên đến 72% trong vòng 5 năm; ở giai đoạn di căn, thời gian sống sau 5 năm của bệnh nhân chỉ chiếm 12%. Do đó, để hạn chế tái phát, người bệnh nên tuân thủ phác đồ điều trị chặt chẽ, kiểm tra đúng định kỳ, nếu có dấu hiệu bất thường nào cần đến khám sớm để phát hiện.
Sau phẫu thuật, chị M. tiếp tục hóa trị tại khoa Ung bướu, Bệnh viện đa khoa Tâm Anh TP.HCM với 4 liều tấn công và 12 liều duy trì để ngăn chặn ung thư tái phát. Sau 3 tháng điều trị, sức khỏe chị M. ổn định, tái khám định kỳ mỗi 3 tháng 1 lần.
Ung thư vú do đột biến gien
Bác sĩ Bá Tấn cho biết, yếu tố di truyền chiếm tỷ lệ 5-10% trong số các trường hợp ung thư vú. Nguyên nhân phổ biến của ung thư vú di truyền là đột biến gien BRCA1 hoặc BRCA2. Như trường hợp của chị M. là đột biến gen BRCA2.
Bác sĩ Bá Tấn khám cho người bệnh. Ảnh BVCC
Bác sĩ Bá Tấn giải thích, gien BRCA có nhiệm vụ tạo ra các protein sửa chữa ADN bị hư hỏng. Khi các gien này đột biến, các ADN bị hư hỏng không được sửa chữa, có thể dẫn đến ung thư vú, ung thư buồng trứng, ung thư tuyến tụy, ung thư tuyến tiền liệt...
Lý giải nguyên nhân thế hệ cha, mẹ, cô, dì, chú, bác không ai bị ung thư nhưng 3 chị em chị M. đều bị ung thư vú, bác sĩ Tấn cho biết, đột biến gien BRCA làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú, ung thư buồng trứng, ung thư tuyến tụy, ung thư tuyến tiền liệt... Tuy nhiên, không phải ai có đột biến gien BRCA cũng mắc các loại ung thư này. Có thể người trong gia đình bệnh nhân có đột biến gien nhưng thuộc nhóm phần trăm không mắc ung thư vú hoặc các tế bào ung thư chưa bộc phát. Cũng có thể, người trong gia đình không bị đột biến gien, nhưng các chị em lại bị đột biến gien BRCA.
Bác sĩ Bá Tấn cho biết, người bệnh ung thư vú phát hiện giai đoạn sớm có thể kiểm soát, điều trị khỏi và giữ lại ngực.
Bác sĩ Bá Tấn khuyến cáo phụ nữ từ 40 tuổi nên khám tầm soát ung thư vú hằng năm. Phụ nữ thuộc nhóm có nguy cơ ung thư vú cao (tiền sử gia đình, đột biến gen BRCA...) nên khám ở tuổi sớm hơn (trước 40 tuổi). Trong gia đình có mẹ bị ung thư vú, con gái nên đi tầm soát ung thư sớm trước 10 tuổi so với độ tuổi mẹ phát hiện ung thư.
Mối nguy từ lỗ nhỏ hay bị bỏ qua ở vành tai Người đàn ông 63 tuổi sưng tấy nửa mặt, phải phẫu thuật bịt lỗ rò ở vành tai để tránh biến chứng nguy hiểm. Bệnh nhân nam 63 tuổi (trú tại Vân Đình, Hà Nội) vào Bệnh viện Đa khoa huyện Vân Đình khám vì có khối trước tai bên trái sưng lớn gây đau nhức, khó chịu. Bác sĩ chẩn đoán người...