Người phụ nữ tại Trung Quốc tử vong sau khi nhổ 20 chiếc răng
Sau 9 ngày rơi vào hôn mê, người phụ nữ họ Zheng ở Đài Loan, Trung Quốc, đã không qua khỏi.
CNA Taiwan đưa tin về một trường hợp tử vong không rõ nguyên nhân sau khi nhổ 20 chiếc răng cùng lúc. Nạn nhân là người phụ nữ họ Zheng, 34 tuổi, ở Gia Nghĩa, Đài Loan, Trung Quốc. Trước khi tử vong, người này hôn mê sâu, nguy kịch trong 9 ngày sau khi nhổ răng.
Theo Cai Yingjun, công tố viên, người phát ngôn của Văn phòng công tố Gia Nghĩa, nguyên nhân cái chết của Zheng bước đầu được xác định là viêm phổi. Gia đình của Zheng cho biết trước khi nhổ răng, nạn nhân hoàn toàn khỏe mạnh.
Thi hài của Zheng được khám nghiệm hôm 17/11 và gia đình cô đang chờ kết quả điều tra.
20 chiếc răng cơ quan chức năng thu lại từ Bệnh viện Gia Nghĩa. Ảnh: CNA.
Trước đó, ngày 30/10, Zheng tới Bệnh viện Gia Nghĩa khám và điều trị răng sâu. Sau khi nha sĩ kiểm tra, Zheng được sắp xếp khám tiền phẫu thuật (lấy máu, chụp X-quang, điện tâm đồ), đánh giá và giải thích rủi ro.
Đến ngày 4/11, Zheng được xếp lịch nhổ răng. Các bác sĩ gây mê toàn thân và nhổ cùng lúc 20 chiếc răng sâu cho bệnh nhân. Hậu phẫu, Zheng được đưa tới phòng hồi sức để theo dõi tiếp trong hai giờ.
Bệnh nhân được đo huyết áp, oxy máu. Mọi chỉ số đều tốt. Sau đó, Zheng được chỉ định xuất viện và về nhà nghỉ ngơi.
Video đang HOT
Tuy nhiên, cô hôn mê vào ngày hôm sau và lập tức được gia đình đưa đến một bệnh viện khác ở Gia Nghĩa để cấp cứu. Sau 9 ngày, bệnh nhân không thể qua khỏi và được bác sĩ chẩn đoán chết não. Gia đình Zheng miễn cưỡng đồng ý rút ống nội khí quản cho Zheng vào ngày 13/11. Bệnh viện đã cấp giấy chứng tử và ghi nguyên nhân là viêm phổi.
Gia đình Zheng đã liên hệ bệnh viện và đặt câu hỏi vì sao bác sĩ chỉ định nhổ 20 chiếc răng cùng lúc nhưng không sắp xếp cho bệnh nhân nằm nội trú. Bác sĩ của Bệnh viện Gia Nghĩa khẳng định: “Một lần nhổ răng với bao nhiêu chiếc cũng không cần phải nhập viện”.
Người thân của Zheng cho biết nạn nhân bị thiểu năng trí tuệ nhưng sức khỏe bình thường. Do đó, họ nghi ngờ ca phẫu thuật liên quan cái chết của nữ bệnh nhân này. Gia đình Zheng đã báo cảnh sát để điều tra làm rõ vụ việc.
Nhận biết bệnh thiếu máu cơ tim
Là một trong những bệnh lý tim mạch phổ biến, thiếu máu cơ tim dẫn đến nguy cơ nhồi máu cơ tim, đe dọa tính mạng của người bệnh.
Bác sĩ Nguyễn Thị Thoa, Trưởng Khoa Tim mạch, Bệnh viện Đa khoa tỉnh trao đổi với phóng viên Trung tâm Truyền thông tỉnh về bệnh này.
-Xin bác sĩ cho biết, dấu hiệu nào để nhận biết bị thiếu máu cơ tim?
Mạch vành là hệ thống mạch máu bao quanh tim, cung cấp máu giàu oxy nuôi dưỡng tim. Bệnh thiếu máu cơ tim (hay còn gọi là thiếu máu cục bộ cơ tim) xảy ra khi lưu lượng máu đến tim bị giảm, khiến cho tim không tiếp nhận đủ lượng oxy cần thiết cho nhu cầu hoạt động co bóp tống máu.
Bác sĩ Bệnh viện Đa khoa tỉnh tư vấn cho người nhà bệnh nhân về tình trạng bệnh tim của người bệnh.
Bệnh thiếu máu cơ tim biểu hiện ở 2 thể khác nhau. Với thể không bị đau ngực (còn gọi là bệnh thiếu máu cơ tim thầm lặng), hay gặp ở người bệnh đái tháo đường hoặc người cao tuổi có tiền sử mắc bệnh tim mạch. Khi mắc bệnh thiếu máu cơ tim thầm lặng, bệnh nhân không cảm thấy đau ngực và chỉ phát hiện bệnh khi chẩn đoán bằng điện tâm đồ. Người bệnh có nguy cơ cao tiến triển thành nhồi máu cơ tim có thể gây tử vong đột ngột hoặc dẫn đến suy tim nếu không được phát hiện và điều trị bệnh sớm.
Còn với thể có đau ngực, ở giai đoạn đầu (đau thắt ngực ổn định), triệu chứng đau ngực chỉ xuất hiện khi lao động gắng sức, xúc động mạnh hoặc dưới thời tiết quá lạnh.
Giai đoạn sau, bệnh nhân sẽ cảm thấy đau ngực ngay cả khi nghỉ ngơi, cơn đau xuất hiện thường xuyên hơn, vị trí đau thường ở ngực trái vùng trước tim; có cảm giác khó chịu, nặng ngực, bị đè ép ở vùng sau xương ức lan tới hàm, cổ; đau vai trái và cánh tay trái; nhịp tim nhanh; khó thở khi vận động cơ thể; buồn nôn và nôn; đổ nhiều mồ hôi; mệt mỏi; giảm khả năng gắng sức; rối loạn giấc ngủ...
Tần suất các cơn đau thay đổi: Vài tuần, vài tháng, một lần hoặc vài lần trong ngày. Thời gian đau thường kéo dài vài giây tới vài phút (không quá 5 phút).
-Nguyên nhân nào gây thiếu máu cơ tim, thưa bác sĩ?
Tình trạng thiếu máu tại cơ tim xảy ra khi dòng máu di chuyển qua một hoặc nhiều nhánh động mạch vành của người bệnh bị hẹp một phần hoặc tắc nghẽn toàn bộ. Chức năng chính của hồng cầu trong máu là vận chuyển oxy đến các bộ phận khác nhau trong cơ thể, bao gồm cả tim. Chính bởi lưu lượng máu đến tim bị suy giảm đã làm giảm lượng oxy cung cấp cho cơ tim.
Nguyên nhân chính khiến động mạch vành bị hẹp hay tắc nghẽn là do xơ vữa. Mảng xơ vữa được tạo thành chủ yếu từ cholesterol, tích tụ trên thành động mạch lâu dần theo thời gian làm cản trở sự lưu thông của dòng máu. Tuy nhiên, bệnh có thể xảy ra nhanh ngay lập tức khi động mạch vành bị tắc đột ngột (do cục máu đông gây nghẽn mạch) dẫn đến cơ tim bị thiếu máu đột ngột gọi là nhồi máu cơ tim có thể đe dọa đến tính mạng của người bệnh.
Một nguyên nhân nữa gây thiếu máu cơ tim là do có sự co thắt tạm thời các cơ của động mạch vành làm suy giảm lưu lượng máu, thậm chí ngăn chặn dòng chảy của máu đến cung cấp oxy cho cơ tim. Tuy nhiên, co thắt động mạch vành không phải là nguyên nhân phổ biến.
Các yếu tố nguy cơ gây xơ vữa động mạch vành hay co thắt động mạch vành là do lối sống thiếu lành mạnh: Hút thuốc lá, thuốc lào, lối sống ít vận động, béo phì, ăn các thực phẩm nhiều dầu mỡ... hoặc mắc các bệnh mãn tính: Tăng huyết áp, tiểu đường, suy thận, Bệnh phổi mãn tính...
Kiểm tra sức khỏe cho bệnh nhân sau phẫu thuật tim tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh.
Một số yếu tố khác như: Tuổi cao, giới tính, gia đình có tiền sử mắc bệnh, mắc hội chứng ngưng thở lúc ngủ, protein phản ứng C nhạy cảm cao, chất béo (lipid) trong máu cao, do tiền sản giật, do nghiện rượu hay mắc các bệnh tự miễn... cũng là yếu tố nguy cơ gây xơ vữa động mạch.
- Bệnh có phải phẫu thuật không, thưa bác sĩ?
Bệnh thiếu máu cơ tim lại rất nguy hiểm. Về lâu dài, bệnh có thể gây ra những biến chứng về tim khác như suy tim, rối loạn nhịp tim, đặc biệt là nhồi máu cơ tim và tai biến mạch máu não (đột quỵ).
Hiện nay, bệnh thiếu máu cơ tim không thể chữa khỏi hoàn toàn. Vì thế, tùy theo tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị để cải thiện triệu chứng và kiểm soát các yếu tố nguy cơ, ngăn ngừa các biến chứng khác. Phương pháp điều trị đầu tiên là thay đổi lối sống lành mạnh hơn và dùng thuốc điều trị lâu dài.
Trong trường hợp các phương pháp điều trị nội khoa không hiệu quả, các triệu trứng tăng nặng thì bệnh nhân sẽ được bác sĩ chỉ định các phương pháp can thiệp tim mạch như: Nong và đặt stent động mạch vành, phẫu thuật bắc cầu nối chủ - vành, kết hợp với dùng thuốc và thay đổi lối sống của người bệnh.
Để phòng bệnh cần loại bỏ các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh thiếu máu cơ tim như đã nói trên. Cần luyện hoạt động thể chất, luyện tập thể thao thường xuyên. Tuy nhiên cần tránh vận động gắng sức, nhiệt độ quá lạnh, tâm lý căng thẳng kéo dài, sử dụng cocain,... cần có chế độ ăn uống khoa học, giảm muối và giảm cholesterol; tăng cường ăn rau xanh, trái cây tươi, ngũ cốc nguyên hạt, các loại quả hạch.
-Xin cám ơn bác sĩ!
OPPO Watch ECG ra mắt: theo dõi điện tâm đồ chuẩn y tế, giá 366 USD Tại Hội nghị các nhà phát triển OPPO 2020, họ đã giới thiệu thêm phiên bản ECG của OPPO Watch Khác biệt lớn nhất của phiên bản mới chắc chắn là được trang bị thêm cảm biến phát hiện điện tâm đồ chuyên nghiệp. Theo dõi điện tâm đồ đạt được độ chính xác của phép đo cấp y tế. Nó có chứng...