Người phụ nữ ‘tái sinh’ nhờ phẫu thuật cắt bỏ dạ dày
Nhơ căt bo môt phân da day, Rahimah Asmawi đa giam 54 kg, điêu tri thanh công bênh tiêu đương va gianh cơ hôi sông tiêp.
Tháng 5/2016, Rahimah Asmawi (33 tuổi) – nhà nghiên cứu y khoa người Singapore, hiện sống tại Melbourne (Australia) – gặp vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Khi mang thai bé gái thứ 2, cô nặng 130 kg, được chẩn đoán mắc bệnh béo phì, tiểu đường loại 2 và cao huyết áp.
Asmawi nhận ra rằng tình trạng này có thể khiến cô đánh mất cơ hội sống để chứng kiến hai con trưởng thành. “Nếu không giảm cân, tôi còn có thể mắc thêm bệnh gì nữa?”, cô từng nghĩ.
Năm 2017, Asmawi càng thêm quyết tâm thay đổi bản thân sau khi tiếp xúc với 2 bệnh nhân 40 tuổi. Một người hoàn toàn khỏe mạnh; người kia thì mệt mỏi, suy kiệt vì chứng tiểu đường và cao huyết áp.
“Bệnh nhân thứ 2 khiến tôi liên tưởng đến tương lai của mình nếu không chịu chữa bệnh”, cô chia sẻ.
Năm 2016, Rahimah Asmawi chạm mốc cân nặng 130 kg, được chẩn đoán mắc bệnh béo phì, tiểu đường loại 2 và cao huyết áp.
Cắt bỏ 80% dạ dày để sống tiếp
Với trường hợp của Asmawi, bác sĩ đề xuất phương án phẫu thuật cắt tạo dạ dày hình ống. Đây là thủ thuật điều trị bằng cách cắt bỏ khoảng 75% dạ dày, giúp bệnh nhân điều chỉnh ăn uống của mình.
Thực tế, phẫu thuật giảm cân là phương pháp chữa chứng béo phì và tiểu đường phổ biến trong vài năm trở lại đây. Theo một khảo sát tại 18 quốc gia khu vực châu Á – Thái Bình Dương, vào năm 2017, 95.125 bệnh nhân được điều trị thành công bằng thủ thuật này.
Dù tồn tại một số biến chứng như suy dinh dưỡng, đông máu, nhiễm trùng hay thậm chí tử vong, Rahimah Asmawi vẫn muốn đánh cược một lần. Tháng 3/2018, cô trải qua cuộc phẫu thuật cắt bỏ 80% dạ dày.
“Cuộc phẫu thuật nào cũng có tính chất phức tạp riêng. Tôi sẵn sàng bước vào phòng mổ vì hai con gái của mình”, cô nghẹn ngào hồi tưởng.
Video đang HOT
Hai cô con gái nhỏ là động lực thôi thúc Asmawi thực hiện cuộc phẫu thuật thay đổi cuộc đời mình.
Ngay từ thời niên thiếu, Asmawi đã gặp vấn đề với cân nặng và cơn thèm ăn của mình. Cô từng thử nghiệm nhiều cách giảm cân như ăn kiêng, tập gym hay uống thuốc nhưng không giải pháp nào đem lại hiệu quả lâu dài.
Sau khi phẫu thuật, Asmawi dần nhận thấy những thay đổi tích cực của cơ thể. Cân nặng của cô giảm từ 130 kg xuống 85 kg trong vòng 6 tháng, lượng đường trong máu dần bình ổn trở lại. Đặc biệt, trong một lần tái khám gần đây, bác sĩ thông báo rằng bệnh tiểu đường của cô đã không còn bóng dáng.
Dù phẫu thuật cắt bỏ dạ dày thực sự đem lại hiệu quả, cô nhấn mạnh rằng đây không phải phương pháp giảm cân nhanh chóng. “Nó không đơn giản như mọi người tưởng tượng. Bạn cần học cách ăn uống lại từ đầu”, cô chia sẻ.
Thời kỳ hậu phẫu, Asmawi thường bị đau bụng bởi lượng thức ăn thừa trong dạ dày. Cô chỉ có thể ăn đồ lỏng trong những ngày đầu, rồi chuyển sang thức ăn nghiền và cuối cùng là ăn uống bình thường.
“Cảm giác như tôi vừa được sinh ra một lần nữa”, Asmawi nói.
“Không đơn giản như mọi người lầm tưởng”
Tuy nhiên, công cuộc thay đổi bản thân của cô chưa dừng lại ở đó. Sau khi phẫu thuật, cô cần tái khám thường xuyên, uống vitamin B12 và D để bổ sung chất dinh dưỡng.
“Liệu pháp cắt tạo dạ dày hình ống giúp giảm cảm giác đói, nhưng bạn cần nhắc nhở bản thân ăn uống đủ chất”, cô giải thích.
Trải nghiệm lần đó giúp Asmawi học được cách quan tâm đến sức khỏe và lắng nghe cơ thể mình. Vì bệnh nhân vẫn có thể tăng cân sau một thời gian cắt bỏ dạ dày, cô chuyển sang ăn uống điều độ và tập thể dục đều đặn 5 ngày/tuần để duy trì cân nặng.
Những thay đổi lớn về sức khỏe đã ảnh hưởng đến cuộc sống hiện tại của Asmawi. Cô đã chạm mốc 76 kg, chuyển sang làm nhiếp ảnh gia trẻ em và dành nhiều thời gian cho gia đình.
Sau khi phẫu thuật, Asmawi theo đuổi lối sống lành mạnh, kết hợp giữa ăn uống điều độ và luyện tập thể thao để duy trì sức khỏe.
Tuy nhiên, sự vui mừng của Asmawi dần bị thay thế bằng nỗi lo âu khi đại dịch ập đến.
Báo cáo của ĐH North Carolina (Mỹ) về 400.000 bệnh nhân Covid-19 ở châu Á, châu Âu, Bắc Mỹ và Nam Mỹ cho thấy, những người có bệnh nền là béo phì có nguy cơ tử vong cao hơn 48% so với các trường hợp khác.
“Với tiền sử bệnh trạng của mình, tôi không biết cơ thể của mình sẽ ra sao nếu mắc Covid-19. Tôi rất sợ hãi”, cô bộc bạch.
Dẫu vậy, cô khẳng định rằng bản thân sẽ tiếp tục theo đuổi lối sống lành mạnh. Asmawi chia sẻ: “Khi Melbourne bị phong tỏa, tôi chuyển sang đi bộ quanh khu phố. Tôi đã không ăn uống lành mạnh khi còn trẻ và phải trả giá cho điều đó. Tôi muốn sống khỏe mạnh để làm gương cho con cái mình”.
Sinh ra bé xíu khác với bố mẹ cao kều, bé gái bị chẩn đoán không thể sống sót vẫn 3 lần thoát chết và nghị lực sống đáng ngưỡng mộ
Nhìn thấy con gái lớn lên từng ngày giống như phép màu đối với vợ chồng Jaime Jenkins.
Giống như bao cặp vợ chồng khác, Jaime Jenkins và bạn đời, Jakob, đến từ Úc, cũng rất mong chờ sự chào đời của cô con gái đầu lòng. Thế nhưng, ở tuần mang thai thứ 12, kết quả siêu âm đã chỉ ra điều gì đó không đúng, kéo theo sau đó là một khoảng thời gian đầy mơ hồ và đau khổ. Cặp đôi trẻ chuẩn bị tương lai cho con gái trong lo sợ nhưng đồng thời, họ cũng không biết đứa trẻ của mình có vấn đề gì.
Vài tuần trước khi lâm bồn, Jaime đã nhận được tin dữ từ bác sĩ, rằng phổi của đứa trẻ trong bụng cô chưa phát triển đầy đủ và cách an toàn nhất là nên loại bỏ cái thai. Thế nhưng, Jaime không nghe lời bác sĩ bởi vì cô vẫn cảm nhận được con gái đạp vào bụng mình và đã chuẩn bị tên gọi cho đứa trẻ. " Không có lý gì để tôi không cho con một cơ hội đến với cuộc đời này" - bà mẹ trẻ nói chắc nịch.
Thế là sau đó, bé gái Helena cũng chào đời vào ngày 16/7/2015. Lúc này, các bác sĩ cũng chẩn đoán em không có cơ hội sống sót. Vợ chồng Jaime cũng ôm chặt con gái, sẵn sàng để nói lời tạm biệt với đứa trẻ này.
Ấy vậy mà bất chấp những lời chẩn đoán, Helena càng trở nên khỏe mạnh hơn ngày qua ngày. Em đã khiến bố mẹ và cả bác sĩ phải ngạc nhiên. 6 tuần sau, bác sĩ cuối cùng cũng biết được điều gì xảy ra với Helena. Đứa trẻ này mắc phải một hội chứng lùn hiếm gặp có tên là diastrophic dysplasia (Loạn sản gây vặn vẹo) và có nguy cơ không thể gia tăng chiều cao sau này. Kết quả xét nghiệm ADN của vợ chồng Jaime cũng cho thấy họ đều sở hữu gene lặn bệnh lùn hiếm gặp mặc dù cả hai đều cao khoảng 1,85m.
Trong nhiều năm tiếp theo, Helena đã thoát khỏi bàn tay của Tử thần 3 lần. Đứa trẻ này trải qua rất nhiều ca phẫu thuật đến nỗi không thể đếm được và trong 3 tháng đầu đời, em buộc phải nằm viện suốt.
Trong thời gian đó, vợ chồng Jaime cũng được đào tạo cách chăm sóc con gái, một quá trình gian khó đòi hỏi họ phải kiên nhẫn, có đủ sự quan tâm và kiến thức.
" Việc chấp nhận bệnh tình của con không hề dễ dàng nhưng mặc lên người con những chiếc váy xinh đẹp, chúng tôi cảm nhận rằng con bé cũng như những đứa trẻ khác. Helena giờ là người mẫu cho một vài thương hiệu quần áo handmade ở Úc, con bé thích được đứng trước camera. Tôi quyết định thành lập một trang Instagram để mọi người trên khắp địa cầu có thể hiểu thêm về chứng bệnh của con bé.
Helena sẽ mãi mãi là con gái bé bỏng của chúng tôi. Khi con mặc những bộ trang phục đáng yêu, trong con như một nàng công chúa tí hon ngoài đời thực và trên mạng xã hội, tôi cũng gọi Helena là Thumbelina" - Jaime nói.
Vì bệnh tình của Helena nên vợ chồng Jaime luôn lo lắng cho tính mạng của con gái nhưng nhìn thấy đứa trẻ tươi cười và trưởng thành mỗi ngày khiến họ vững tâm và hạnh phúc vì quyết định đấu tranh vì con gái là hoàn toàn đúng đắn.
22 tuần đã "bị đẻ", cặp song sinh chỉ nặng 0,5kg, dài bằng gang tay bố giờ ra sao? Chào đời trước ngày dự sinh tận 4 tháng, hai bé gái có kích thước vô cùng nhỏ bé và dự tính chỉ có khoảng 10% cơ hội sống sót. Chị Lura Lauer, 28 tuổi và chồng là anh Ricky Garcia, 39 tuổi, sống tại thành phố Charlotte, bang Bắc Carolina, Mỹ, đã vô cùng háo hức mong chờ sự chào đời của...