Người phụ nữ rửa tay 300 lần trong 1 ngày
Đối với chị Julia Abdullah ở Singapore, suốt 20 năm qua, rửa tay như là một “nghi lễ” không thể thiếu đối với chị hàng ngày. Điều đặc biệt hơn, mỗi ngày như vậy chị rửa tay đến 300 lần.
Người phụ nữ 40 thực hiện công việc này một cách nghiêm túc dù ở bất cứ hoàn cảnh nào: mỗi ngày chị Julia mất đến 5 giờ đồng hồ để vệ sinh thân thể. Có hôm Julia Abdullah gội đầu đến 25 lần và rửa tay 300 lần. Chị Julia hiện đang làm công việc trợ lý hành chính, cho biết: “Tôi cảm thấy mình vẫn chưa đủ sạch sẽ bất cứ thời gian nào”.
Trong một tuần, chị Julia tiêu tốn hết 2 lọ lớn dầu gội đầu và 21 miếng xà bông. “Nghi thức” này của chị đã &’ngốn’ rất nhiều thời gian và công sức, có lúc chị không còn đủ năng lượng để làm những việc khác.
Chị Julia đang mắc phải một triệu chứng mà tên khoa học được gọi là &’rối loạn xung lực ám ảnh’ OCD (obsessive-compulsive disorder), mắc phải triệu chứng này khiến chị luôn có cảm giác sợ hãi và cảm thấy toàn thân lúc nào cũng bẩn thỉu hoặc đang dính vi trùng.
Sự ám ảnh về tâm lý được biểu hiện qua những hành động hoặc hoạt động tinh thần, và những hành động này phải được thực hiện tiên tục để có thể làm giảm sự lo lắng và sợ hãi.
Video đang HOT
Một cuộc khảo sát của Trung Tâm Nghiên cứu Sức khỏe Tâm thần Singapore được thực hiện vào năm 2010 và kết thúc năm 2011 cho thấy trong 33 trường hợp được khảo sát thì có 1 trường hợp mắc hội chứng OCD, tất cả những người được khảo sát đều nằm ở độ tuổi 18.
Đối với chị Julia, chị nhận ra điều này lần đầu tiên vào năm 1992, lúc đó chị còn làm công việc của một kỷ thuật viên tại phòng xét nghiệm. Công việc của chị là phải thường xuyên làm xét nghiệm các mẫu nước tiểu, phân và máu để phát hiện xem có bị nhiễm HIV hay không. Cùng từ đó, chị Julia bắt đầu dành nhiều thời gian hơn vào việc rửa tay và vệ sinh thân thể vì sợ bị nhiễm khuẩn.
Mặc dù bản thân chị cũng nghi ngờ rằng mình đã bị mắc chứng OCD, nhưng chị vẫn không chữa trị sớm mà để kéo dài như vậy, dẫn đến tình trạng ngày càng nặng hơn. “Đã có lúc tôi nghĩ tôi có thể từ bỏ được thói quen rửa tay nhiều lần, nhưng thực tế tôi vẫn không thể”, Julia nói.
Cuối cùng, Julia đã bị đuổi việc vì thường xuyên đi làm muộn, chị phải xoay xở nhiều cách để có thể thanh toán những hóa đơn đắt đỏ cho những thứ chi tiêu hàng ngày của gia đình.
Có lúc Julia “sạch sẽ” đến mức chị luôn tìm bới hết tất cả những vật dụng bỏ đi tại căn hộ của những người hàng xóm vào lúc đêm khuya.
Lê Kiên
Theo dân trí
Ổ bệnh từ tay bác sĩ
Khảo sát của một nhóm bác sĩ chống nhiễm khuẩn tại bệnh viện ở TP HCM cho thấy chỉ 60% nhân viên y tế rửa tay đúng cách nhiều bác sĩ chỉ vệ sinh tay qua loa thậm chí không rửa trước và sau khi khám cho bệnh nhân./
Khảo sát này do nhóm bác sĩ phụ trách việc chống nhiễm khuẩn bệnh viện tại một bệnh viện nhi ở TP HCM thực hiện. Kết quả cũng cho thấy sự tuân thủ vệ sinh kém nhất thuộc về các bác sĩ và sinh viên y khoa thực tập.
"Trên 70% hộ lý, bảo mẫu và điều dưỡng thường xuyên rửa tay, trong khi đó chỉ có khoảng 40% bác sĩ và sinh viên thực tập rửa đúng kỹ thuật", đại diện nhóm khảo sát cho biết.
Bác sĩ rửa tay sạch thì bệnh nhân có lợi. Ảnh: Trung Hào.
Không chỉ tại bệnh viện nhi, khảo sát cũng thực hiện tại một số bệnh viện đa khoa có khoa nhiễm, cho thấy không quá 60% nhân viên y tế, bác sĩ vệ sinh tay đúng cách.
Phần lớn bác sĩ chỉ rửa tay qua loa không dùng xà phòng, số khác thực hiện trước khi khám mà không vệ sinh lại đã tiếp tục khám cho bệnh nhân khác. Một số bác sĩ không mang găng tay, không đeo khẩu trang đúng quy định khi thăm khám cho bệnh nhân.
Giải thích lý do không rửa tay, rửa tay không đúng kỹ thuật hoặc không mang bao tay khi làm việc, phần lớn nhân viên y tế cho rằng do quá tải bệnh nhân, phải khám liên tục nên không kịp vệ sinh khi chuyển từ ca này sang ca khác. Trong khi đó, cũng chính các bác sĩ chuyên khoa Nhiễm cho rằng bàn tay nhân viên y tế là nơi chứa và truyền vi khuẩn nhanh nhất.
Trước đó, trong nhiều lần đến làm việc tại các bệnh viện ở phía Nam, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cũng đã trực tiếp nhắc nhở cả người bệnh lẫn bệnh nhân tuân thủ việc rửa tay để chống nhiễm khuẩn, nhất là các bệnh truyền nhiễm.
Đầu tháng 3, trong lễ phát động chiến dịch quốc gia phòng chống bệnh tay chân miệng, Bộ trưởng Bộ Y tế khẳng định, rửa tay bằng xà phòng đúng cách là một trong các biện pháp phòng bệnh đơn giản nhưng hiệu quả trong giảm thiểu sự lây lan mầm bệnh, đặc biệt là từ người lớn mang virus sang trẻ. Các nghiên cứu cho thấy, trên 80% số bệnh tật có thể phòng ngừa bằng biện pháp rửa tay đúng cách.
Công bố mới nhất của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cũng cho biết, cứ 100 người nằm bệnh viện thì có khoảng 7 người mắc thêm một bệnh nhiễm trùng mới. Việc bội nhiễm này một phần do chính nhân viên y tế không tuân thủ quy định về vệ sinh cá nhân, trong đó có tình trạng không chú ý đến rửa tay trước khi tiếp xúc với bệnh nhân.
Từ thực trạng này, WHO kêu gọi nhân viên y tế phải chú ý đến việc rửa tay thường xuyên hơn nữa bằng dung dịch sát trùng nếu không có những dung dịch này thì nhất thiết phải rửa bằng xà phòng thường.
Theo vietbao
Con viêm phổi do tay mẹ bẩn Hải Như không ngờ chứng viêm phổi khiến con chị phải nhập viện cấp cứu lại có nguồn gốc từ bàn tay hay làm của mình. Thường thì mùa mưa đến cũng là lúc số trẻ bị viêm đường hô hấp ở TP HCM và các tỉnh phía Nam tăng lên, bởi không khí ẩm và nóng của mùa này là điều kiện...