Người phụ nữ quyết “chống Yàng” cứu bé gái suýt bị chôn theo mẹ
Thấy chị Định Hem nằm chết nhưng thai nhi 7 tháng vẫn còn đang đạp trong bụng, bà Đinh Nay Huynh đã cõng chị Hem đi bệnh viện. Sợ hủ tục “mẹ chết thì con chôn theo mẹ”, bà Huynh đã thức trắng và nhịn ăn suốt 4 ngày đêm để canh chừng không cho dân làng giết đứa bé.
“Chống Yàng” cứu bé gái từ tay “thần chết”
Về đến đầu làng Tung Ke hỏi nhà cán bộ Huynh ai cũng biết, bởi bà Đinh Nay Huynh (SN 1960, làng Tung Ke, xã Ayun, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) hay làm việc thiện và đặc biệt nổi tiếng là người “chống lại Yàng” để xóa hủ tục lạc hậu trong bà con đồng bào Banar.
Dẫn chúng tôi vào căn nhà ọp ép mà nhà nước xây năm 2010, bà Huynh gọi cô bé Đinh Nay Thương (SN 2012, người được bà cứu sống khi còn trong bụng mẹ) đến bên, kể lại câu chuyện của 6 năm về trước.
Bà Huynh nhớ lại, lúc đó bà đang làm ở Hội Phụ nữ xã Ayun. Chiều tối ngày 21/4/2012, nghe tin chị Đinh Hem (sát bên nhà bà Huynh) chết, họ hàng đang chuẩn bị làm tang lễ nên bà Huynh chạy sang chia buồn. Sang đến nơi, bà cầm tay chị Hem thì thấy người chị vẫn còn nóng và bụng chị có những tiếng đạp dồn dập nhưng đang yếu dần theo từng nhịp.
Bà hỏi gia đình chị Hem thì được biết chị Hem đang mang thai 7 tháng. Bà Huynh vội bảo gia đình là con chị Hem vẫn còn sống nhưng ở đây có hủ tục mẹ chết con phải chôn theo mẹ.
“Vẫn biết Hem chết rồi nhưng tôi vẫn thôi thúc gia đình đưa đi bệnh viện để cứu sống đứa bé đang mang trong bụng. Khi đến bệnh viện tôi nắm chắc tay bác sĩ và bảo hãy cứu lấy đứa bé, đứa bé không có tội. Hiểu ý tôi nên cô bác sĩ đã chuyển Hem lên Bệnh viện Đa Khoa tỉnh Gia Lai để tiến hành mổ cứu lấy thai nhi…”, bà Huynh kể lại.
Bà Đinh Nay Huynh và cháu Đinh Nay Thương
Video đang HOT
Đến 10h ngày 22/4/2012, bà Huynh cùng gia đình nghe tiếng khóc của Đinh Nay Thương trong phòng mổ.
“Lúc đó tôi mừng lắm, nhưng khi thấy Thương thì gia đình và dòng họ Hem lại có ý muốn đưa đứa bé và mẹ nó về chôn cùng, vì theo tục bà con thời ấy, nếu mẹ chết thì con cũng phải chôn cùng mẹ. Nếu trái ý “Yàng” (trời) thì sẽ mạng đổi mạng. Lúc đó tôi sợ gia đình chị Hem mang Thương về chôn nên tôi ôm chặt lấy đứa con suốt 4 ngày trong phòng hậu sản, không rời nó một bước… Thấy tôi nhịn đói 4 ngày, nhiều bệnh nhân trong phòng đã san sẻ tôi tí cơm ăn cầm hơi…”, bà Huynh nhớ lại.
Sống chui để nuôi con
“Vì sợ dân làng và gia đình biết sẽ giết đứa bé nên tôi đã bế bé Thương về trong đêm, đóng kín cửa không ra ngoài. Sau đó vài ngày, tôi lấy họ Đinh của tôi để đặt tên cho cháu là Đinh Nay Thương. Mong rằng mọi người sẽ thương yêu nó, không làm hại nói…”, bà Huynh trải lòng.
Chị Đinh Nay Hoan (SN 1995, con gái bà Huynh) tâm sự, mấy mẹ con luôn coi bé Thương như là con, em trong nhà. Khổ nỗi không có sữa cho Thương bú, phải cho Thương ăn nước cơm. Hoan kể chồng của Hoan cảnh báo: “Nếu cô cho “con ma” đó bú mà chết con của tôi thì cô cũng chết theo nói luôn đó…”. Mặc dù gặp phải sự phản đối của gia đình, hàng xóm nhưng hai mẹ con bà Huynh vẫn quyết tâm đùm bọc, nuôi dưỡng cháu Thương.
Dù gia đình nghèo khổ nhưng bà Huynh vẫn nuôi Thương ăn học đầy đủ
Nhiều lúc hàng xóm và gia đình phản ứng gay gắt để mang Thương đi chôn, bà Huynh phải nhờ chính quyền xã giải thích, tuyên truyền cho bà con hiểu.
Khi Thương còn bé, với mảnh vườn hơn 50 m2, bà Huynh vừa phải địu Thương vừa trồng lúa ấu cháo cho Thương ăn; em Hoan đi nhặt phân bò để lấy tiền mua sữa cho Thương. Cuộc sống dần trôi qua, đến nay Thương đã lên 6 tuổi, đang học trường mầm non và sống trong sự đùm bọc, yêu thương của gia đình bà Đinh Nay Huynh.
Bé Thương được gia đình bà Huynh đùm bọc yêu thương như những đứa con khác trong gia đình.
“Thấy Nay Thương lớn và khỏe mạnh, đôi lúc gia đình cháu cũng muốn đổi trâu, đổi ruộng để chuộc con bé về nhưng tôi không đồng ý mà chỉ cho cha con thăm hỏi nhau…Tôi sẽ nuôi Thương và cho nó học hành đầy đủ, chứ đôi lúc thấy cha nó suốt ngày rượu chè, say xỉn cũng không yên tâm”, bà Huynh cho biết.
Chị Hồ Thị Ngọc (hàng xóm của bà Huynh) cho biết, bà Huynh thương bé Thương như con đẻ, lúc nào cũng bồng bế, chăm sóc. Lúc đầu thấy bà Huynh bế cháu Thương về nuôi, hàng xóm rất phản đối nhưng giờ thấy cháu bé lớn lên khỏe mạnh, hàng xóm lại thương quý cháu bé và cảm phục bà Huynh hơn.
Phạm Hoàng
Theo Danviet
Gia Lai: Không có chuyện 1 dự án ký 2 quyết định đội vốn 2,8 tỉ đồng
Công trình sửa chữa, nâng cấp vỉa hè đường Hùng Vương (TT. Chư Sê, huyện Chư Sê, Gia Lai) là hai dự án có hai nguồn vốn khác nhau. Huyện Chư Sê đã bác thông tin một dự án có 2 quyết định "vênh nhau, đội vốn 2,8 tỉ đồng".
Ngày 17.1, Giám đốc Ban Quản lí các Dự án Đầu tư - Xây dựng huyện Chư Sê Trần Minh Triều cho biết, công trình có hai dự án nên có hai Quyết định 885a/QĐ-UBND và 917/QĐ-UBND.
Hai QĐ 885a và 917 là hai Quyết định của hai dự án khác nhau. Ảnh Đình Văn.
Theo đó, trong công trình "Sửa chữa, nâng cấp vỉa hè Hùng Vương", QĐ 885a dành cho dự án: Đường gom 4m, dải trồng cây, bãi đỗ xe và vỉa hè đoạn từ cổng chào phía Nam đến đường láng nhựa (bên trái thuộc phía tây đường Hùng Vương; đoạn từ cổng chào phía Nam đến trường Tiểu học Hùng Vương (bên phải thuộc phía đông đường Hùng Vương) có tổng mức đầu tư 4,4 tỉ đồng.
Còn QĐ 917 là dành cho dự án: Đường gom 3m, dải trồng cây, bãi đỗ xe và vỉa hè đoạn từ đường láng nhựa đến đường Hoàng Văn Thụ (bên trái thuộc phía tây đường Hùng Vương); đoạn từ trường Tiểu học Hùng Vương - Bến xe huyện (bên phải thuộc phía đông đường Hùng Vương) có tổng mức đầu tư 7,2 tỉ đồng.
Cả hai dự án đều do UBND huyện Chư Sê làm quyết định đầu tư, đại diện chủ đầu tư thực hiện dự án là Ban Quản lý các Dự án Đầu tư - Xây dựng huyện Chư Sê. Ngày 28.10.2016 kí quyết định phê duyệt hai dự án, năm 2017 thực hiện dự án.
"Hai quyết định được phê duyệt là của hai dự án khác nhau được xác định bởi hai nguồn vốn khác nhau, không phải là cùng một dự án", Giám đốc BQL các DA ĐT-XD huyện Chư Sê Trần Minh Triều khẳng định. "Do vậy, việc lấy con số tổng đầu tư của dự án này (QĐ 971; 7,2 tỉ đồng) trừ đi mức đầu tư của dự án khác (QĐ 885a; 4,4 tỉ đồng) rồi vẽ rằng là dự án đội vốn, chênh lệnh lên 2,8 tỉ đồng là sai hoàn toàn".
BQL các DA ĐT-XD huyện Chư Sê còn cho biết, hai dự án được ký cùng một ngày là điều bình thường bởi cùng một ngày ban hành được nhiều quyết định của các dự án khác nhau.
Báo cáo số 929 của sở Xây dựng Gia Lai nhấn mạnh, việc huyện Chư Sê đề ra phương án tổ chức đường gom là giảm áp lực giao thông trên tuyến đường chính; các tuyến đường gom qua khu vực có các trụ sở cơ quan là phù hợp; cũng như phân luồng giao thông đường gom cơ bản hợp lý như: Cấm xe tải, xe khách, cấm ôtô ngược chiều, cho phép xe máy lưu thông hai chiều.
Trước đó, xuất hiện thông tin hai QĐ 917 và 885a là của cùng một dự án, dù ký một ngày nhưng lại "đội vốn lên 2,8 tỉ đồng". Việc đưa tin thiếu chính xác đã gây hiểu lầm dư luận, ảnh hưởng đến tiến độ thi công của hai dự án trên.
ĐÌNH VĂN
Theo Laodong
Bí thư thị trấn Chư Sê bị kỷ luật cảnh cáo Ngày 5.1, ông Trần Văn Lam- Chánh văn phòng UBND huyện Chư Sê, Gia Lai cho biết, huyện vừa kỷ luật với hình thức cảnh cáo ông Bùi Sĩ Nguyên (nguyên trưởng Phòng GD&ĐT huyện Chư Sê, hiện là Bí thư thị trấn Chư Sê). Liên quan sai phạm, còn có nguyên kế toán phòng GD&ĐT huyện Chư Sê là bà Nguyễn Thị...