Người phụ nữ phải nhập viện sau khi nuốt viên thuốc nguyên vỏ
Lúc nhập viện, người phụ nữ 61 tuổi có cảm giác khó nuốt, không thể nói chuyện.
Ảnh minh họa
Ngày 2/4, Trung tâm Y tế TP Phú Quốc (Kiên Giang) cho hay đơn vị vừa tiếp nhận bà P.T.T.M. (61 tuổi).
Qua thăm khám, bác sĩ xác định có một viên thuốc còn nguyên vỏ, kích thước 1×1 cm bám vào vị trí khoảng 1/3 thực quản trên của bệnh nhân.
Bác sĩ Nguyễn Ngọc Minh dùng phương pháp nội soi, gắp viên thuốc ra khỏi thực quản của bà M. Theo bác sĩ Minh, do vỏ thuốc đã được cắt tròn 4 góc nên quá trình gắp không gặp nhiều khó khăn.
Đến chiều cùng ngày, sức khỏe bệnh nhân ổn định, bác sĩ cho xuất viện.
Theo bác sĩ Minh, nếu không gắp viên thuốc kịp thời, trong quá trình nuốt thực quản sẽ bị trầy xước rất nguy hiểm.
'Người hát karaoke và người nghe đều bị ảnh hưởng thính giác'
'Theo chuyên gia, khi tiếp xúc tiếng ồn trong thời gian dài, con người sẽ bị ảnh hưởng nhiều mặt, từ sức khỏe, tâm thần đến công việc, học tập.
Theo Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Ngọc Minh, giảng viên chuyên ngành Tai Mũi Họng, Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, tiếng ồn trong đời sống hàng ngày được xem là một trong những ám ảnh lớn của mỗi người. Không chỉ tác động sức khỏe, tâm thần, công việc, nhiều hệ lụy xã hội xảy ra cũng bắt nguồn từ việc ứng xử với tiếng ồn.
6 ảnh hưởng nghiêm trọng từ tiếng ồn
Video đang HOT
Tiến sĩ Minh lý giải âm thanh là những tiếng xuất phát từ môi trường xung quanh, trong đời sống con người và được tiếp nhận qua thính giác. Tiếng ồn là những âm thanh quá lớn như nói chuyện, còi xe, tiếng máy móc công nghiệp, xây dựng, chó sủa, ve kêu...
Những âm thanh gây ồn gần đây từ việc giải trí như ca hát, loa kẹo kéo, karaoke..., cũng được nhiều người phản ánh. "Tiếng ồn là tác nhân không tốt cho cơ thể, gây khó chịu cho cả con người và sinh vật", Tiến sĩ Minh nhận định.
Hát karaoke bằng loa kẹo kéo là vấn nạn tồn tại nhiều năm tại TP.HCM. Ảnh: Hải An.
Mỗi âm thanh phát ra đều có âm sắc, cường độ khác nhau. Cường độ này được đo bằng đơn vị chung là đêxiben. Tiếng nói giao tiếp bình thường của con người trong khoảng 50-60 đêxiben. Tiếng la hét lớn có thể lên tới 80-85 đêxiben. Âm thanh trên 85 đêxiben được xem là tiếng ồn.
Theo chuyên gia, khi con người tiếp xúc tiếng ồn, thính giác là cơ quan đầu tiên phải gánh chịu. Nếu âm thanh trên 85 đêxiben và dao động 90-95, chúng sẽ gây hại cho cơ quan thính giác. Trong đó, 6 tác hại phổ biến nhất là:
- Ngộ độc âm thanh
Đây là mức nguy hại nhất khi con người phải tiếp xúc nguồn âm thanh quá lớn, ồn ào liên tục. Biểu hiện đầu tiên của ngộ độc âm thanh là nghe kém, lùng bùng tai, ù tai, khó chịu, toát mồ hôi lạnh.
Thậm chí, khi tiếp nhận âm thanh quá lớn trong môi trường kín, người nghe có thể bị choáng váng, ngất xỉu. Tình trạng này thường được hồi phục trong khoảng vài ngày đến một tuần sau.
- Giảm thính lực lâu dài
Tiếp xúc tiếng ồn trong thời gian dài, mức độ cảm nhận âm thanh của tế bào thần kinh tai ngày càng suy giảm. Khi đó, thính giác của con người có thể không cảm nhận được nhiều tần số âm thanh khác nhau. Lâu dần, thính lực suy giảm và gây điếc (tùy mức độ).
- Tổn thương trung khu thính giác và vỏ não
Não là nơi xử lý những âm thanh do tai đưa vào. Với âm thanh lớn, hệ thần kinh của tai (tai trong), dây thần kinh, trung khu thính giác cho tới vỏ não bị tác động mạnh và tổn thương.
Khả năng tổn thương tai tùy mức độ tiếp nhận âm thanh của mỗi người. Có những người làm việc trong môi trường ồn ào khoảng một tháng có thể bị điếc. Nhưng nhiều trường hợp làm việc đến 10 năm mới bị điếc nhẹ.
- Tim mạch
Người nghe âm thanh lớn thường cảm thấy khó chịu vô cùng. Các trạng thái hồi hộp, khó thở, tim đập dồn dập, mệt mỏi cũng từ đó phát sinh, lâu ngày gây rối loạn hiệu quả hoạt động của tim.
Tiếp xúc nguồn âm thanh lớn, con người bị ảnh hưởng thính giác, tiêu hóa, tim mạch và cả thần kinh. Ảnh: Freepik .
- Tiêu hóa
Theo tiến sĩ Minh, càng nghe tiếng ồn lâu, chúng ta càng dễ bị loét dạ dày, rối loạn tiêu hóa... Bởi tiếng ồn tác động lên hệ thống điều hòa chức năng tiêu hóa.
"Điều này khiến nhiều người có vẻ bất ngờ nhưng thực tế, tiêu hóa bị ảnh hưởng bởi tiếng ồn. Dạ dày được điều khiển bởi 2 hệ thống gồm men tiêu hóa và hệ thần kinh thực vật. Tất cả được điều hòa bởi trung khu. Một khi trung khu điều hòa bị tổn thương bởi tiếng ồn, chức năng điều khiển hệ tiêu hóa không thể làm việc hiệu quả, khiến dạ dày rối loạn co bóp, hệ tiêu hóa hấp thu kém", tiến sĩ Minh lý giải.
- Tâm thần kinh
Người tiếp xúc môi trường ồn ào luôn có cảm giác bứt rứt, khó chịu không yên, bồn chồn, lo lắng. Về lâu dài, họ bị suy nhược thần kinh, hay quên, dễ cáu gắt, nóng tính.
Người lớn tuổi hay trẻ em đều chịu tác động như nhau bởi tiếng ồn. Tiếng ồn dễ nhận thấy nhất là từ loa kẹo kéo, karaoke trong khu dân xư, thôn xóm..., khiến người nghe có tâm lý khó chịu và cáu gắt.
"Tiếng ồn không chỉ tác động về mặt sức khỏe mà còn ảnh hưởng năng suất làm việc, học tập của con người. Không chỉ chúng ta mà đến cả sinh vật cũng không thể chịu đựng được âm thanh quá lớn. Theo những thực nghiệm cho thấy nếu tạo tiếng ồn xung quanh cây cối, về lâu dài, chúng sẽ bị rối loạn phát triển. Với động vật như cá voi, tiếng ồn có thể gây rối loạn tâm sinh lý, khiến chúng hoảng sợ, rối loạn sinh sản", chuyên gia nói thêm.
"Ca hát triền miên thì không ai chịu nổi"
Karaoke là loại hình giải trí khá phổ biến trong đời sống. Bên cạnh loại hình ca hát chuyên nghiệp trong phòng kín, có hệ thống cách âm, hình thức karaoke đường phố gần đây khá phổ biến.
Khi người hát karaoke trong tâm trạng thoải mái, sảng khoái, hưng phấn, họ quên cảm giác bị ảnh hưởng do tác hại của âm thanh. Trong giao tiếp, ăn uống vui vẻ, họ tạm thời không cảm nhận được, nhưng sau đó, tác hại vẫn có. Họ có thể bị ngộ độc âm thanh cấp tính, giảm thính lực, mệt mỏi, choáng váng... tương tự người nghe.
Hát karaoke, tiệc tùng ca hát với loa kéo xuyên suốt gây khó chịu cho người xung quanh. Ảnh: Thư Trần.
"Việc khó chịu khi nghe karaoke đường phố là cảm giác về mặt tâm lý mặc dù có thể cường độ không gây hại. Nếu thích thì không có cảm giác này. Tuy nhiên, về mặt tác động đến thính giác và sức khỏe, cả người nghe và người hát đều bị ảnh hưởng thính giác và nhiều tác hại như nhau. Đặc biệt, bên cạnh người lớn tuổi, trẻ em và ngay cả thai nhi cũng bị ảnh hưởng sức khỏe và rối loạn bởi tiếng ồn", Tiến sĩ Minh nhấn mạnh.
Biện pháp tạm thời có thể sử dụng để tránh ảnh hưởng bởi tiếng ồn là nút tai cao su, đeo headphone, tránh xa môi trường có tiếng ồn. Các biện pháp để chống tiếng ồn hiện được luật pháp quy định và có hình thức xử phạt với người gây ra tiếng ồn. Tuy nhiên, trường hợp gây ồn tại nơi cộng cộng như hát karaoke khó xử lý hơn.
"Có những khu vực, vào cuối tuần, mọi người bật nhạc, hát karaoke suốt ngày, kéo dài triền miên từ 7 giờ sáng 23 giờ khuya thì không ai chịu nổi. Vấn đề này đang được đề xuất và có hướng dẫn xử lý. Nhiều hệ lụy đã và đang xảy ra, thậm chí có những sự vụ gây án mạng. Do đó, ngoài luật pháp, đây còn là câu chuyện về ý thức và văn hóa. Chúng ta nên ứng xử hợp tình, hợp lý với nhau", tiến sĩ Minh nói.
Nuốt một viên thuốc mà không uống nước có hại như thế nào? Bạn đã từng nuốt một viên thuốc mà không uống nước chưa? Sẽ có lúc chúng ta gặp phải tình huống này do quá lười hoặc bận rộn và thậm chí là khi không tìm thấy nước. Nhưng dù gì đi nữa, uống thuốc không có nước là việc không nên làm, vì các lý do sau đây. Uống thuốc không có nước...