Người phụ nữ phải cắt ruột vì tế bào ung thư ken đặc
Bà Tuyết đi ngoài ra máu nhiều tháng nay, khi kiểm tra, bác sĩ phát hiện bà mắc ung thư đại trực tràng, bên trong ruột có hơn 100 polyp ung thư hoá.
Các bác sĩ Trung tâm Ung bướu, BV Bãi Cháy, Quảng Ninh vừa phẫu thuật điều trị ung thư đại trực tràng thể hiếm gặp cho bệnh nhân Hoàng Thị Tuyết, 53 tuổi, trú tại TP. Móng Cái, Quảng Ninh.
Bà Tuyết chia sẻ, khoảng 3-4 tháng nay, bà liên tục bị đau bụng kèm đi ngoài ra máu, ban đầu nghĩ do rối loạn tiêu hoá nên bà chủ quan không đi khám, gần đây biểu hiện ngày càng nặng nên bà đến bệnh viện kiểm tra.
Bác sĩ chỉ định nội soi gây mê đại trực tràng, kết quả phát hiện manh tràng, trực tràng, đại tràng có trên 100 polyp với hình dáng, kích thước khác nhau. Polyp lớn nhất có đường kính trên 2cm.
Riêng đoạn trực tràng từ sát ống hậu môn đến đoạn cách rìa hậu môn 8cm có tổ chức u sùi nham nhở, dễ chảy máu.
Hình ảnh các polyp mọc chen chúc trong ruột bệnh nhân
Kết quả sinh thiết giải phẫu bệnh kết luận, bệnh nhân mắc ung thư đại trực tràng biểu mô tuyến biệt hoá, tế bào ung thư đã xâm nhập qua cơ niêm, chỉ định cắt toàn bộ đại tràng, cắt cụt trực tràng và nạo vét hạch, bệnh nhân phải dùng hậu môn nhân tạo.
Ths.BS Nguyễn Văn Dũng, Trưởng Khoa Ung bướu 1, BV Bãi Cháy cho biết, ca phẫu thuật kéo dài 4 giờ. Đây là ca phẫu thuật phức tạp, nặng nề, thời gian kéo dài, đòi hỏi đội ngũ phẫu thuật viên phải có kinh nghiệm, thao tác chuẩn xác, tránh tổn thương mạch máu lớn, đảm bảo vét hạch rộng, kiểm soát biến chứng mất máu, nhiễm khuẩn, nhiễm trùng vết mổ…
Sau phẫu thuật, bệnh nhân được điều trị chăm sóc phục hồi tích cực, tình trạng sức khỏe ổn định và được xuất viện sau 1 tuần. Bệnh nhân sẽ tiếp tục được hóa xạ trị để trị tận gốc, phòng ngừa tái phát ung thư.
Video đang HOT
Theo BS Dũng, đây là ca bệnh đa polyp đại trực tràng hiếm gặp, có tính chất di truyền với đặc trưng là hàng trăm polyp trong lòng ống tiêu hoá. Tỉ lệ ung thư đại trực tràng đa polyp chỉ chiếm 1%.
“Việc cắt gần hết đại trực tràng của bệnh nhân là cần thiết để ngăn chặn ung thư di căn, giúp người bệnh thoát nguy cơ tử vong, kéo dài thời gian sống”, BS Dũng thông tin.
Polyp đại tràng là một khối phát triển bất thường trên bề mặt ruột già (trong lòng ruột, trong thành ruột hay ở bề mặt bên ngoài- ngoài thanh mạc) còn gọi là đại tràng. Một người có thể có nhiều hơn một polyp đại tràng.
Đa phần polyp đại tràng ở dạng lành tính và không phải tất cả chúng đều là ung thư. Tuy nhiên theo thời gian, một trong số chúng có thể thay đổi cấu trúc, trở nên ác tính.
Riêng đa polyp đại tràng có tính chất di truyền, đặc biểm tổn thương đặc trưng ở nhóm là toàn bộ khung đại trực tràng có thể mọc hàng nghìn polyp. Có trường hợp toàn bộ đại trực tràng polyp to nhỏ nằm dày đặc như một thảm nhung, chiếm toàn bộ niêm mạc trong lòng ống đại trực tràng.
Tất cả các trường hợp mắc đa polyp đại trực tràng nếu không được can thiệp sẽ có khoảng 50% chuyển thành ung thư (từ khi sinh ra đến khi 40 tuổi). Nếu sống đến 70 tuổi, hầu hết trở thành ung thư.
Do có tính chất gia đình, nếu một người mắc hội chứng đa polyp thì hầu hết thành viên trong gia đình đều có nguy cơ mắc bệnh. Do đó khi một người trong gia đình được xác định ung thư đại trực tràng thì cả nhà nên đến viện để tầm soát bệnh ở độ tuổi sớm hơn khuyến cáo.
Trường hợp polyp chưa ung thư hoá, bác sĩ có thể nội soi cắt bỏ. Sau khi cắt polyp, tuỳ thuộc vào số polyp nhiều hay ít, tùy theo yếu tố nguy cơ cao hay thấp, người bệnh cần soi lại đại tràng định kỳ mỗi 1-3 năm.
Với ung thư đại trực tràng, biểu hiện giai đoạn sớm rất mơ hồ, kín đáo, đôi khi chỉ là rối loạn đi ngoài, ỉa chảy, táo bón, phân khuôn nhỏ, muộn hơn có thể đại tiện phân lẫn máu, muộn nữa gây bán tắc ruột phải cấp cứu…
Để phòng tránh nguy cơ ung thư đại trực tràng, BS Dũng khuyến cáo người dân nên ăn thực phẩm đảm bảo vệ sinh, ăn chín uống sôi, hạn chế đồ chiên dầu mỡ, giữ thói quen ăn uống tốt như ăn nhiều rau quả, giảm muối, giảm mỡ động vật, đồ chiên nướng, sinh hoạt, ngủ nghỉ đúng giờ, tránh áp lực, stress trong công việc, tăng cường vận động, hạn chế lạm dụng rượu bia…
*Tên bệnh nhân đã được thay đổi.
Phát hiện ung thư sau một năm chảy máu vùng kín thường xuyên
Sau gần một năm không quan tâm tới hiện tượng chảy máu vùng kín, Hayley Beaumont đau khổ khi biết mình mắc ung thư cổ tử cung giai đoạn cuối và chỉ còn sống nhiều nhất hai năm.
Hayley Beaumont (31 tuổi, ở Canterbury, Anh) - mắc ung thư cổ tử cung giai đoạn cuối - vẫn không nguôi hối hận với những gì mình trải qua.
Chia sẻ với chương trình Newstalk ZB phát sóng mới đây, Hayley ước bản thân đã sớm cẩn trọng hơn với những thay đổi bất thường của cơ thể. "Nếu bạn thấy cơ thể có gì không ổn, hãy đến gặp bác sĩ để sớm phát hiện", NZ Herald dẫn lời của bà mẹ.
Hồi tháng 1/2019, người phụ nữ này bị chảy máu vùng kín thường xuyên. Cô cũng phát hiện những cục máu đông lớn bằng quả bóng tennis trong mỗi lần chảy máu.
Trước đây, cô thường thuê bác sĩ gia đình, tuy nhiên vị này đã nghỉ cách đó 4 tháng. Do đó, bà mẹ 31 tuổi đến bệnh viện kiểm tra. Tại đây, bác sĩ không tìm ra điều gì bất thường ở người phụ nữ này. Hayley yên tâm về nhà.
Chị Hayley Beaumont (31 tuổi) và con gái Abbey (11 tuổi). Ảnh: NZ Herald.
Chỉ 11 tháng sau, vào đêm giao thừa, Hayley đột ngột đau đớn dữ dội và phải cấp cứu tại Bệnh viện Phụ nữ ở thành phố Christchurch. Các bác sĩ chẩn đoán Hayley bị bệnh suy thận.
Khi thức dậy, người phụ nữ Anh bất ngờ nhận được tin xấu. Bà mẹ độc thân được chẩn đoán mắc ung thư cổ tử cung giai đoạn 4 - giai đoạn cuối của bệnh này.
Nhớ lại giai đoạn trước, Hayley cảm nhận cơ thể có những thay đổi, các cục máu đông ngày càng nhiều nhưng tin tưởng bản thân khỏe mạnh và không có gì đáng lo ngại nên cô không đi khám lần nữa.
Các bác sĩ chẩn đoán bà mẹ này chỉ có thể sống được 6 tháng đến 2 năm. Mới đây, người phụ nữ này vừa trải qua đợt hóa trị thứ 2. Vì sức khỏe, Hayley cũng phải nghỉ công việc tại trường mầm non.
Bà mẹ này kiệt sức vì điều trị và gặp nhiều tác dụng phụ như tê ngón tay, yếu cơ chân hay rụng tóc. Hayley cảm thấy lo lắng không biết ai sẽ chăm sóc Abbey - cô con gái 11 tuổi của mình nếu mình qua đời. Đến bây giờ, điều duy nhất mà người phụ nữ này mong mỏi đó là lấy lại sức khỏe để có thể chứng kiến Abbey trưởng thành.
Cẩn trọng với triệu chứng ung thư cổ tử cung:
- Ra máu âm đạo bất thường.
- Chảy máu vùng kín sau khi quan hệ tình dục.
- Ra khí hư âm đạo màu vàng, có mùi khó chịu hoặc khí hư có nhầy máu.
- Đau tức vùng bụng dưới, đi tiểu nhiều và khó chịu khi tiểu.
- Khi ung thư xâm lấn bàng quang, trực tràng, người bệnh có biểu hiện tiểu, đi ngoài ra máu.
- Mệt mỏi và sút cân không rõ nguyên nhân.
Bất ngờ phát hiện khối u bằng quả trứng sau khi ho dai dẳng suốt nửa năm Khi các tín hiệu cảnh báo ở mức đủ nghiêm trọng để khiến người bệnh quan tâm như: ho, đi ngoài ra máu, sụt cân đột ngột, chóng mặt, buồn nôn..., thì thường ung thư đã bước sang giai đoạn muộn. Bà Yang (người Trung Quốc), 58 tuổi, suốt nửa năm trở lại đây liên tục bị ho khan. Tuy nhiên, tình trạng...