Người phụ nữ như “biến thành quái vật” sau khi dùng thuốc kháng sinh và paracetamol để giảm đau tai, bản thân còn sợ hãi khi nhìn vào gương
Một phụ nữ đã tuyên bố rằng cô ấy trở nên “trông như một con quái vật” sau khi dùng thuốc kháng sinh và paracetamol để giảm đau tai.
Rachel Carey, sống ở Dallas, Texas, Hoa Kỳ, từng bị nhiễm trùng tai và được kê đơn thuốc. Cô cho biết mình đã uống loại thuốc này nhiều lần trước đó. Sau khi bắt đầu sử dụng thuốc, người phụ nữ 38 tuổi này sớm đã cảm thấy buồn nôn và sáng hôm sau, làn da của cô bắt đầu “nổi bong bóng”.
Cô kể: “Tôi bị nhiễm trùng tai và phải đi cấp cứu. Tôi đã được kê đơn amoxicillin, một loại thuốc kháng sinh và Tylenol – là thuốc có thành phần chính là paracetamol. Tôi uống chúng vào khoảng 7 giờ tối. Không lâu sau đó, tôi bắt đầu cảm thấy ngứa ngáy, và tôi nhận thấy vùng da sau gáy nổi bong bóng. Tôi đã uống những loại thuốc này trước đây, nhưng vì một số lý do nào đó mà lần này cơ thể tôi phản ứng với nó”.
Sau đó, Rachel, người làm việc trong lĩnh vực phân tích và quản lý dữ liệu tại một trường đại học, đã đến phòng cấp cứu 3 lần trong 3 ngày nhưng tình trạng của cô tiếp tục xấu đi. Cuối cùng cô đã được đưa vào khoa Bỏng. Tại đây cô được chẩn đoán mắc Hội chứng Stevens-Johnson và điều trị 12 ngày.
Hội chứng Stevens-Johnson là một tình trạng rối loạn nghiêm trọng, hiếm gặp của da và niêm mạc khiến lớp da trên cùng chết – và thường do phản ứng với thuốc.
“Giữa chừng, họ đã làm sinh thiết da của tôi và đó là lúc họ xác nhận đó là hội chứng Stevens-Johnson. Thật là đau đớn. Cảm giác như bạn đang bị bỏng từ trong ra ngoài. Cảm giác như bị hàng nghìn con kiến lửa đỏ cắn khắp người. Sự đau đớn còn dữ dội hơn khi nhìn thấy khuôn mặt và làn da của mình trông quá khác biệt”.
Rachel cho biết các vết phồng rộp nổi lên và khiến cô có cảm giác như bị những con kiến lửa đỏ cắn khắp người. Sau đó, các vết phồng rộp lan ra khắp mặt khiến môi và mắt của cô bị biến dạng. Cô cũng tiết lộ mình bị chấn thương tâm lý khi nhìn vào gương.
Tôi thậm chí còn không nhận ra mình khi nhìn vào gương. Tôi cảm thấy mình như một con quái vật!
Dấu hiệu đầu tiên Rachel nhận thấy là cô cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu và không lâu sau thì da cô nổi bong bóng và mắt sưng tấy. Hiện tại, Rachel đã kiểm soát được bệnh của mình mặc dù làn da của cô vẫn bị đổi màu nhẹ.
Cô nói thêm rằng trải nghiệm này thật là “kinh khủng” và nếu không có sự động viên từ gia đình và bạn bè cũng như niềm tin của mình thì cô đã không thể tiếp tục đi tiếp. “Tôi đã trải qua rất nhiều điều trong cuộc đời và tôi biết rằng tôi cũng có thể vượt qua điều này. Các bác sĩ đã rất ngạc nhiên về việc tôi chữa bệnh nhanh như thế nào. Tôi cứ nghĩ mình sẽ như vậy mãi mãi, không biết làm sao mà đi làm lại được, nhưng tôi vẫn kiên trì. Tôi vẫn còn một số vết sẹo, nhưng tôi đã vượt qua giai đoạn tồi tệ nhất và biết rằng một ngày nào đó tôi sẽ lành 100%. Tôi đã mạnh mẽ hơn rất nhiều sau khi trải qua điều này, như thể tôi có thể chinh phục bất cứ thứ gì”, cô nói thêm.
Rachel Carey và con gái
Qua trường hợp của mình, Rachel Carey mong muốn mọi người nhận thức về tình trạng này và cảnh báo trên nhãn hiệu thuốc rằng về tác dụng phụ nghiêm trọng có thể xảy ra.
Hội chứng Stevens-Johnson là gì?
Hội chứng Stevens-Johnson là một rối loạn hiếm gặp nhưng nghiêm trọng ảnh hưởng đến da, màng nhầy, bộ phận sinh dục và mắt. Màng nhầy là lớp mô mềm dẫn hệ thống tiêu hóa từ miệng đến hậu môn, cũng như đường sinh dục và nhãn cầu.
Hội chứng Stevens-Johnson thường xuất hiện do phản ứng không thể đoán trước với một số loại thuốc. Đau da là triệu chứng phổ biến nhất của hội chứng Stevens-Johnson, và có thể xuất hiện sau các triệu chứng giống như cúm.
Sau một vài ngày, phát ban sẽ xuất hiện, bao gồm các nốt mụn riêng lẻ có thể trông giống như mụn thịt – sẫm màu hơn ở giữa và nhạt hơn xung quanh bên ngoài. Phát ban thường không ngứa và lan rộng trong vài giờ hoặc vài ngày. Các mụn nước lớn sau đó phát triển trên da, sau khi vỡ ra để lại vết loét đau đớn. Cuối cùng, vùng da bị ảnh hưởng sẽ “chết” và bong ra.
Hội chứng Stevens-Johnson là một trường hợp cấp cứu y tế cần được điều trị tại bệnh viện, thường là tại khoa chăm sóc đặc biệt hoặc viện Bỏng.
Video đang HOT
Ung thư vú dạng viêm và những điều bạn cần biết
Bài viết này mô tả ung thư vú dạng viêm, các triệu chứng, chẩn đoán và điều trị. Chúng tôi hi vọng rằng thông tin này giúp trả lời các thắc mắc của bạn và bạn được tham dự càng nhiều càng tốt vào các quyết định điều trị.
I. Ung thư vú dạng viêm là gì?
Ung thư vú dạng viêm là loại ung thư vú hiếm gặp và phát triển nhanh. Ung thư vú dạng viêm có tên như vậy vì da của vú thường nhìn có màu đỏ và bị viêm, gây ra bởi các tế bào ung thư vú làm tắc các mạch bạch huyết tí hon trong vú và da. Các mạch bạch huyết là một phần của hệ thống bạch huyết.
Hệ thống bạch huyết được hình thành từ một mạng lưới các mạch (tương tự các mạch máu) nối với các nhóm hạch bạch huyết nằm trong toàn cơ thể. Hệ thống bạch huyết làm việc gần gũi với hệ thống máu để duy trì sự cân bằng chất dịch trong các mô của cơ thể bằng cách thoát dịch, lọc và vận chuyển dịch bạch huyết đi khắp cơ thể.
II. Các dấu hiệu và triệu chứng của ung thư vú dạng viêm
Các triệu chứng ung thư vú dạng viêm có thể phát triển rất nhanh. Có thể có hiện diện khối bướu hoặc không có. Các triệu chứng có thể gồm:
Vú có màu đỏ, ấm hoặc sưng lên
Da của vú đổi màu hoặc trông giống bị bầm tím
Xuất hiện vết lõm hoặc dày da hoặc vú trông sần sùi giống như vỏ quả cam (hay còn gọi là dấu "da cam")
Vú to lên
Vú đau hoặc nhạy cảm đau
Ngứa mãi không hết
Núm vú bị tụt xuống
Sưng hoặc có cục ở nách hoặc cung quanh xương đòn
.III. Ung thư vú dạng viêm được chẩn đoán như thế nào?
Ung thư vú dạng viêm đôi khi khó chẩn đoán, bởi vì những triệu chứng này tương tự như trạng thái lành tính (không phải ung thư) như viêm vú và áp xe vú - là các bệnh thường được điều trị bằng kháng sinh.
Nếu bạn được chỉ định thuốc kháng sinh nhưng các triệu chứng không giảm đi thì bạn sẽ được giới thiệu tới phòng khám vú, tại đó bạn có thể được làm vài xét nghiệm gồm:
Chụp X-quang tuyến vúSiêu âm - sử dụng sóng âm cao tần để tạo ra ảnhSinh thiết - Lấy mô vú ra để quan sát dưới kính hiển vi. Có thể sinh thiết bằng kim. Bạn cũng có thể được sinh thiết bấm lấy ra một mẩu da tròn.
Nếu bạn bị chẩn đoán ung thư vú dạng viêm thì bạn có thể được làm thêm các xét nghiệm để kiểm tra xem ung thư đã lan ra ngoài vú hay chưa. Các xét nghiệm này gồm:
Chụp CT hay còn được gọi là CAT scan - sử dụng tia X để tạo ra các ảnh chi tiết toàn cơ thể Xạ hình xương - kiểm tra toàn bộ bộ xương. Nó giúp nhận diện những thay đổi của xương gây ra bởi tổn thương, quá trình làm lành tổn thương hoặc bệnh như là ung thư.
Nếu bạn cần được làm các xét nghiệm này, nhóm bác sĩ điều trị sẽ giải thích thêm.
IV. Ung thư vú dạng viêm vú được điều trị như thế nào?
Nếu bạn bị chẩn đoán ung thư vú dạng viêm, nhóm bác sĩ điều trị sẽ thảo luận các lựa chọn điều trị với bạn và chuẩn bị kế hoạch điều trị. Kế hoạch điều trị sẽ dựa trên các kết quả xét nghiệm.
Do ung thư vú dạng viêm có thể phát triển nhanh nên điều trị thường được bắt đầu càng sớm càng tốt. Điều trị thường bao gồm điều trị toàn cơ thể bằng các loại thuốc (điều trị toàn thân) cũng như điều trị vú bị ung thư và khu vực xung quanh vú (điều trị tại chỗ). Có thể sử dụng kết hợp hóa trị, phẫu thuật, xạ trị, điều trị nhắm trúng đích (đôi khi gọi là điều trị sinh học), nội tiết (hormone) và các thuốc bisphophonate phụ thuộc vào hiện trạng riêng từng cá nhân.
1. Hóa trị
Hóa trị là điều trị dùng thuốc chống ung thư (thuốc độc tế bào) để tiêu diệt các tế bào ung thư. Đó là điều trị đầu tay cho ung thư vú dạng viêm trước phẫu thuật và gọi là hóa trị tân bổ trợ. Hóa trị được chỉ định để điều trị và làm giảm kích thước của khối u trong vú và để tiêu diệt các tế bào ung thư có thể đã lan tới nơi khác trong cơ thể.
2. Phẫu thuật
Tiếp theo hóa trị, hầu hết mọi người sẽ được phẫu thuật. Thường thì cả vú được cắt bỏ kể cả khu vực núm vú (phẫu thuật đoạn nhũ). Bác sĩ phẫu thuật thường đồng thời sẽ vét tuyến bạch huyết tại hốc nách.
Nếu như bạn muốn tái tạo vú sau đoạn nhũ thì rất có thể bạn được tái tạo vú sau khi hoàn thành tất cả các điều trị, và được gọi là tái tạo vú trì hoãn.
3. Xạ trị
Xạ trị sử dụng tia X năng lượng cao được tính toán và kiểm soát cẩn thận để tiêu diệt các tế bào ung thư còn sót lại. Xạ trị thường được thực hiện sau hóa trị và phẫu thuật để điều trị ung thư vú dạng viêm. Khu vực điều trị thường bao gồm toàn bộ khu vực vú và cả khu vực phía trên xương đòn. Bạn cũng có thể được xạ trị vào nách và đôi khi vào hạch bạch huyết sau xương ức.
4. Điều trị nhắm trúng đích (điều trị sinh học)
Đây là một nhóm thuốc chặn sự phát triển và lan rộng của ung thư. Chúng nhằm tới và can thiệp vào quá trình làm ung thư phát triển. Loại liệu pháp nhắm trúng đích bạn được chỉ định phụ thuộc vào các đặc điểm của ung thư vú.
Các liệu pháp nhắm trúng đích được sử dụng sử dụng phổ biến là cho ung thư vú dương tính HER2. HER2 là một protein giúp các tế bào ung thư phát triển.
Có nhiều xét nghiệm đo các mức độ HER2, được thực hiện trên mô vú lấy ra trong khi sinh thiết hoặc phẫu thuật. Chỉ những người mà ung thư vú có HER2 cao (gọi là dương tính HER2) sẽ được lợi từ liệu pháp đích.
Ví dụ về các liệu pháp đích cho ung thư vú dương tính HER2 gồm trastuzumab và pertuzumab.
Nếu ung thư vú của bạn âm tính HER2 thì các liệu pháp đích sẽ không có lợi ích.
5. Liệu pháp nội tiết
Một số loại ung thư vú sử dụng chất estrogen trong cơ thể để giúp chúng phát triển và được gọi là ung thư vú dương tính thụ thể estrogen hay là ung thư vú ER .
Các liệu pháp nội tiết chặn hoặc làm dừng ảnh hưởng của estrogen lên các tế bào ung thư vú. Các thuốc khác nhau của liệu pháp nội tiết làm việc này theo các cách khác nhau. Chỉ có thể chỉ định liệu pháp nội tiết nếu ung thư vú là ER .
Ung thư vú xâm lấn được xét nghiệm để xem có đúng là ER hay không bằng cách sử dụng mô lấy từ sinh thiết hoặc sau phẫu thuật. Nếu ung thư vú là ER thì nhóm bác sĩ điều trị sẽ thảo luận với bạn liệu pháp nội tiết nào thích hợp nhất với bạn.
Nếu ung thư vú không được kích thích bằng estrogen thì gọi là âm tính thụ thể estrogen (ER-) và liệu pháp nội tiết không mang lại lợi ích.
Có thể làm xét nghiệm để tìm thụ thể progesteron (PR ), là một chất nội tiết khác. Lợi ích của liệu pháp nội tiết là kém rõ ràng cho những người có ung thư vú chỉ dương tính với thụ thể progesteron (PR và ER-). Rất ít ung thư vú rơi vào chủng loại này. Tuy nhiên nếu bạn nằm trong trường hợp này thì bác sĩ sẽ thảo luận với bạn xem liệu pháp nội tiết có thích hợp hay không.
Những phụ nữ tiền mãn kinh có ung thư vú dương tính thụ thể nội tiết cũng có thể được khuyến nghị ức chế buồng trứng. Ức chế buồng trứng là thuật ngữ dùng để mô tả các phương pháp điều trị làm buồng trứng dừng sản sinh ra estrogen, hoặc dừng tạm thời hoặc vĩnh viễn.
6. Các thuốc biphosphonate
Biphosphonate là nhóm thuốc có thể làm giảm nguy cơ ung thư vú lan tỏa ở những phụ nữ sau mãn kinh. Nhóm thuốc này có thể được dùng không tính đến mãn kinh xảy ra tự nhiên hay do điều trị ung thư vú.
Các thuốc bisphosphonate cũng có thể làm chậm hoặc ngăn ngừa tổn thương xương. Thuốc thường được chỉ định cho những người có nguy cơ bị loãng xương hoặc có nguy cơ loãng xương (khi mà xương mất sự chắc khỏe và trở nên dễ gãy).
Thuốc biphosphonate có thể được dùng ở dạng viên nén hoặc truyền tĩnh mạch.
Nhóm bác sĩ điều trị sẽ cho bạn biết thuốc biphosphonate có phù hợp với bạn hay không.
7. Các thử nghiệm lâm sàng
Các thử nghiệm lâm sàng là các nghiên cứu có mục đích cải thiện điều trị hoặc chăm sóc bệnh nhân, bạn có thể nghe nói đến thử nghiệm lâm sàng mà bạn muốn tham gia hoặc được đề nghị tham gia vào một thử nghiệm lâm sàng. Bạn có thể thảo luận với nhóm bác sĩ điều trị để bạn có thể quyết định điều gì là tốt nhất cho bạn. Nếu bạn được đề nghị tham gia vào một thử nghiệm lâm sàng và bạn quyết định không tham gia thì bạn sẽ tiếp tục được điều trị và chăm sóc như đã nêu trên
8. Hỗ trợ thêm
Bị chẩn đoán mắc ung thư vú dạng viêm có thể là một thời điểm khó khăn và thử thách. Có thể có nhiều thời điểm bạn cảm thấy cô đơn hoặc bị cô lập, đặc biệt ung thư vú dạng viêm là một dạng ung thư vú hiếm gặp. Nhiều người có thể hỗ trợ bạn, do vậy đừng ngại ngần yêu cầu giúp đỡ nếu bạn cần.
Một số người thấy hữu ích khi thảo luận cảm giác và mối lo của họ với điều dưỡng hoặc bác sĩ. Nếu bạn muốn trao đổi sâu hơn thông qua các cảm nhận, bạn có thể cần gặp chuyên gia tư vấn hoặc chuyên gia tâm lý.
Tài liệu tham khảo
https://breastcancernow.org/sites/default/files/publications/pdf/bcc23_inflammatory_breast_cancer_2020_web.pdf
Nguyên nhân và một số loại thuốc giảm đau bụng kinh hiệu quả Tình trạng đau bụng kinh là triệu chứng nhiều phụ nữ gặp phải, để điều trị triệu chứng, hạn chế ảnh hưởng đến khả năng sinh sản thì phụ nữ cần sử dụng thuốc giảm đau bụng kinh đúng cách. Đau bụng kinh hay còn gọi là thống kinh, cơn đau xuất hiện ở vùng thắt lưng hoặc bụng của người phụ nữ...