Người phụ nữ nhiều lần nguy kịch, người nhà nghi do tiêm botox vào rốn đánh tan mỡ bụng
Từ cuối tháng 8 đến nay, chị A. nhiều lần bị tăng huyết áp, khó thở… phải nhập viện cấp cứu. Người thân chị A. cho rằng nguyên nhân có thể là do tiêm thuốc không rõ nguồn gốc, không đúng liều lượng ở một spa.
Chị P.N.A. (SN 1976, ở Hà Nội) nghi bị ngộ độc sau 3 ngày tiêm botox tại một cơ sở spa thẩm mỹ, hiện tại chị A. đang phải điều trị tại Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai.
Theo chia sẻ của chị Lê Diệu Thúy – chị gái của bệnh nhân N.A., cách đây gần 2 tháng, chị A. có đến một spa tên V.V.A. ở đường Thụy Khuê (Tây Hồ, Hà Nội) để tiêm botox với hy vọng được đẹp da, giữ dáng.
Tại đây, chủ spa tư vấn tiêm 3 liệu trình và chị N.A. đồng ý. Khi thực hiện, 2 liệu trình được thực hiện tại spa, còn liệu trình thứ 3 chủ spa đến tận nhà tiêm cho khách hàng. Tại lần tiềm thứ 3, thay vì tiêm bắp như những lần trước, chủ spa tiêm vào vùng bụng (rốn) khách hàng, khi khách thắc mắc thì nhận được câu trả lời: “Do tiêm tế bào gốc nên phải vậy”.
Bài chia sẻ của chị Lê Diệu Thúy trên MXH
“Mũi tiêm cuối cùng chủ spa vẫn tiêm bắp tay, sau khi tiêm bắp xong thì tiêm thêm vùng bụng. Lúc đầu hỏi thì họ nói rằng tiêm tế bào gốc. Thấy tiêm quá nhiều nên thắc mắc, khi đó chủ spa mới nói rằng đó là tiêm tan mỡ bụng chứ không phải tế bào gốc. Tổng cộng ngày hôm đó chủ spa tiêm hai bắp tay và bụng khoảng ba chục mũi”, người thân chị N.A. chia sẻ.
Hiện gia đình đang rất lo lắng cho chị N.A.
Chị Thúy cho biết, trước khi tiêm em gái chị khỏe mạnh bình thường, sau tiêm 3 ngày bỗng có biểu hiện khó thở, ngất lịm và phải đưa đi cấp cứu. “Thời điểm đó em gái tôi đang công tác tại TP.HCM nên được cấp cứu tại một bệnh viện tư, sau đó được can thiệp thì em tôi đỡ hơn và về Hà Nội, nhưng vẫn không chẩn đoán được chính xác bệnh”, chị Thúy chia sẻ.
Từ đầu tháng 9 tới nay, chị N.A. ở Hà Nội và nhiều lần có biểu hiện giống như đột quỵ, suy tim, tăng huyết áp và phải đến nhiều bệnh viện cấp cứu như Bệnh viện Việt Đức, Viện Tim mạch Quốc gia,… Tại các cơ sở y tế này chỉ điều trị triệu chứng chứ không phát hiện ra nguyên nhân hoặc chính xác chị A. mắc bệnh gì.
Video đang HOT
Chị N.A. đã nhiều lần phải nhập viện kể từ khi tiêm làm đẹp.
Ngày 14/10, chị N.A. tiếp tục có biểu hiện huyết áp tăng cao, mệt mỏi, khó thở… phải đến bệnh viện Bạch Mai cấp cứu, sau khi các bác sĩ xử lý xong đã chuyển đến Trung tâm chống độc để tiếp tục điều trị. Hiện trung tâm vẫn đang điều trị đồng thời chờ kết quả xét nghiệm cuối cùng, từ đó mới có chẩn đoán chính xác, cũng như đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.
Chị Thúy cho biết sau khi em gái có biểu hiện bất thường, gia đình có liên hệ tới chủ spa, ban đầu người này có đến thăm khi chị A. còn điều trị tại Viện Tim mạch Quốc gia. Tuy nhiên, lần nhập viện gần đây nhất, sau khi trao đổi chủ spa đã đi đâu không biết, gia đình không liên lạc được.
“Gia đình chúng tôi giờ chỉ quan tâm đến việc cứu người và muốn chủ spa cung cấp tên thuốc, liều lượng thuốc đã tiêm cho em tôi để cung cấp cho bác sĩ điều trị. Thế nhưng họ đã không hợp tác, hiện chúng tôi rất bức xúc và sẽ có đơn đề nghị cơ quan chức năng vào cuộc làm rõ”, chị Thúy nói.
Spa nơi chị N.A. đến làm đẹp hiện đã đóng cửa.
Về phía chủ phòng khám, hiện spa nơi chị N.A. tiêm thuốc đã đóng cửa, liên hệ với số điện thoại trên biển hiệu thì được một người đàn ông (xưng là chồng của chủ spa) cho biết sự việc không hoàn toàn như thông tin trên mạng xã hội. “Chúng tôi sẽ có kiến nghị với cơ quan chức năng vì những thông tin chưa chính xác, ảnh hưởng đến uy tín danh dự của chúng tôi”, người này nói và cho biết sẽ cung cấp thông tin sau.
Lãnh đạo phòng y tế quận Tây Hồ cho biết mới nắm được thông tin sự việc, qua trao đổi với phường sở tại thì được biết spa này đã đóng cửa 2 tháng, không hề có liên hệ gì với liên hệ với chủ nhà.
“Tôi đề nghị phường kiểm tra thông tin để làm báo cáo, nhưng qua rà soát thì chủ cơ sở này đóng cửa 2 tháng nay. Dự kiến chiều nay chúng tôi sẽ cử nhân viên xuống kiểm tra lại”, lãnh đạo phòng y tế thông tin.
Phỏng vấn: "Công ty có cuộc họp không thể vắng nhưng bố mẹ phải nhập viện, bạn sẽ làm gì?", nam sinh tỉnh bơ đáp trả cực phũ phàng
Nếu bị đặt trong tình huống phải trả lời câu hỏi trên, bạn sẽ làm gì?
Mục tiêu của một công ty khi tuyển dụng không chỉ để tìm ra nhân viên, mà còn một người thích hợp ngồi vào vị trí còn khiếm khuyết để phát huy hết tài năng Và khi ứng viên đi săn việc làm cũng là một quá trình lựa chọn 2 chiều, không chỉ để thể hiện ưu điểm mà cũng là tìm hiểu kỹ hơn về nhà tuyển dụng.
Bởi vậy, không chỉ đơn giản xoay quanh việc nhìn CV và đôi ba câu hỏi nằm lòng như thông tin cá nhân - kinh nghiệm làm việc..., mà nhà tuyển dụng ngày nay thường lồng ghép các câu hỏi xử lý tình huống khéo léo. Tuy nhiên, câu hỏi phải sao cho liên quan đến công ty, nếu không dễ trở thành "trò cười" trong group làm việc như trường hợp dưới đây.
Một anh chàng tâm sự tìm thấy bài đăng tuyển dụng quản lý cửa hàng thời trang thì đã appy thử. Sau đó, nam sinh nhận được email phản hồi của HR yêu cầu làm phỏng vấn online trước. Tuy nhiên trong đơn khảo sát lại xuất hiện 2 câu hỏi khá khó hiểu:
Câu 1: " Tổng tài sản của bạn đang sở hữu hiện tại là bao nhiêu" với 4 phương án: Dưới 100 triệu - Từ 100 triệu đến dưới 500 triệu - Từ 500 triệu đến dưới 1 tỷ - Trên 1 tỷ.
Câu 2: Hôm nay có cuộc họp rất quan trọng với công ty mà không ai được phép vắng mặt, nhưng bố/mẹ bạn phải vào viện cấp cứu đột xuất, bạn sẽ làm thế nào?
(Ảnh: NB Nguyen)
(Ảnh: NB Nguyen)
2 câu hỏi đều ở dạng bắt buộc phải trả lời. Nam sinh tâm sự thêm đây là cửa hàng thời trang cao cấp và mức lương đang apply rơi vào khoảng 15-20 triệu đồng. Nam sinh cũng cho biết, ngoài 2 câu trên thì mẫu đơn còn khá dài, thiên về các câu hỏi xử lý tình huống khá bình thường.
Rất nhiều dân mạng đã bình luận vào bài đăng của chàng nam sinh này. Phần lớn đều cảm thấy vô cùng khó hiểu trước nội dung của 2 câu hỏi. Ở câu thứ nhất, tổng tài sản là vấn đề khá nhạy cảm không phải ai cũng tiện nói ra, thậm chí với gia đình cũng chưa chắc sẵn sàng bày tỏ.
Ở câu thứ 2 lại càng lạ đời hơn khi đặt một bên là công việc - một bên là tính mạng của cha mẹ là điều không nên mang ra so sánh. Câu hỏi cũng đưa ứng viên vào thế khó: Nếu chọn đi làm thì bị coi bất hiếu, nhưng nếu đến với cha mẹ trong bệnh viện thì bị coi không làm tròn trách nhiệm với công ty.
Cũng có bình luận cho rằng, mẫu đơn này dài và khó hiểu nhưng thực chất chỉ là "cú lừa". Đơn này chỉ mang tính chất xem ứng viên nào thực sự tâm huyết với công ty thì sẽ hoàn thành chúng. Nam sinh cho biết đã không hoàn thành đơn và kể cả nếu được vào phỏng vấn trực tiếp cũng sẽ không đi làm cho công ty đó.
Một số câu hỏi khác. (Ảnh chụp màn hình)
Rất nhiều giả thiết và câu trả lời hài hước của dân tình góp ý cho nam sinh này.
Bạn Trinh Nhi cho hay có thể mẫu đơn là "cú lừa" để nhà tuyển dụng lọc ra ứng viên tâm huyết: " Mình vừa thử form theo link bạn gửi, thực ra nó là 1 bản khảo sát online khá sơ sài thì đúng hơn. Và nếu xét theo góc độ của người làm nhân sự thì form này chưa đúng mẫu, nên bạn cứ thoải mái theo cách mình nghĩ.
Cấu trúc vàng của 1 bản khảo sát là 70/30, trong đó 70% đánh vào chủ đề chính, 30% câu hỏi vờn. Vì thế mà trong các bản khảo sát có một số câu cảm giác không được liên quan cho lắm. Chúc bạn sớm tìm được công việc yêu thích".
Còn bạn Hà Minh lại cho biết có thể câu số 2 lấy ngay trong tình huống thực tế đã từng xảy ra trước đó: "Câu 1: Trên 1 tỷ. Câu 2: Dùng tiền để gọi dịch vụ cấp cứu tốt nhất đưa bố/mẹ đi bệnh viện sau đó gọi Trưởng bộ phận xin phép nghỉ. Câu 2 đã có trường hợp xảy ra bên ngoài rồi nhé. 1 anh có vợ đi đẻ gọi điện cho nhân sự thông báo, nhân sự này kêu phải quay clip trực tiếp vợ anh đó đẻ. Rất nhanh nhẹn, anh đã gọi điện thông báo nghỉ việc luôn. Mạng người quan trọng, đừng nên mang ra đùa kiểu đó".
Những câu hỏi tuyển dụng khiến ai đọc cũng bối rối. (Ảnh minh họa)
Bạn Bùi Tuấn chia sẻ cách đáp trả lại phía công ty cực gắt:
" Câu 1: Công ty thời trang cao cấp và trả bạn mức lương 15 - 20 triệu. Thì yêu cầu với nhân sự cũng phải khác với công ty trung cấp và bình dân. Họ hỏi tổng tài sản của bạn để có thể xem tổng quan về bạn, có phù hợp đẳng cấp công ty không. Dĩ nhiên tất cả đáp án đều ổn, trừ cái trên 1 tỷ. Vì dễ khiến nghĩ bạn đi làm vì đam mê, hoặc có ý cợt nhả với công ty.
Câu 2: Một câu hỏi mở, với nhiều đáp án. Quan trọng là bạn xử lý tình huống thế nào, có phù hợp cân đối được cả chuyện công và riêng không? Bạn mà trả lời kiểu: 'Tôi kệ bố mẹ tôi, tôi vẫn ngồi họp vì trách nhiệm với công ty' cũng chưa chắc được nhận vì bất hiếu quá.
Mình không nghĩ công ty thời trang cao cấp có kinh nghiệm lại bắt bạn phải ngồi họp trong trường hợp đó. Vì bạn ngồi đấy tinh thần bất ổn nhưng lại lo lắng ở chỗ khác, họp sao được, ảnh hưởng người khác. Suy cho cùng bài test này cũng hay ho ghê".
Còn bạn, bạn thấy sao về màn tuyển dụng "lạ đời" này?
Nghẹn ngào lời tâm sự của con trai người đàn ông bị rắn cắn: "Chờ ba về con chăm ba suốt đời" Nhìn ba đang cấp cứu, hôn mê trong bệnh viện, bé T - con trai của người đàn ông bị rắn cắn chỉ ước rằng: "Con mong ba mau khỏe để về với con và em. Ba về thì con sẽ chăm ba suốt cuộc đời luôn". Câu chuyện xúc động, người đàn ông nghèo liều mình bắt rắn hổ mang Chúa chỉ...