Người phụ nữ nhiễm giun đũa chó
Bệnh nhân có tiền sử khỏe mạnh, vào viện khám vì mệt mỏi, sút cân, ăn kém, đau bụng vùng trên rốn.
Kết quả bác sĩ chẩn đoán bị áp xe gan do nhiễm giun đũa chó.
Tay của một bệnh nhân nhiễm giun đũa chó, mèo từ thú cưng trong nhà. (Ảnh: Vietnam )
Khoảng 2 tuần trước nhập viện, bệnh nhân xuất hiện đau bụng âm ỉ vùng thượng vị và quanh rốn, không nôn và sốt, gầy sút 8kg/1 năm, kèm mệt mỏi nhiều, ăn uống kém.
Tại Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương (Phú Thọ), kết quả khám cận lâm sàng cho hình ảnh tổn thương gan, tổn thương đa ổ ở gan, theo dõi áp xe.
Video đang HOT
Bác sĩ trực tiếp điều trị cho biết, bệnh nhân tổn thương gan, các bác sĩ đặt vấn đề phân biệt tổn thương u và nhiễm ký sinh trùng và quyết định nội soi tiêu hóa, chụp CT/MRI ngực bụng, bộ xét nghiệm ký sinh trùng, xem xét sinh thiết tổn thương gan.
Kết quả xét nghiệm phân tích 14 loại giun sán thì bệnh nhân dương tính với giun đũa chó (Toxocara canis). Bệnh nhân được chẩn đoán áp xe gan do Toxocara canis, được điều trị phác đồ tẩy giun chuẩn Bộ Y tế, khi tình trạng ổn định được ra viện.
Giun đũa chó mèo là loại ký sinh trùng ở chó mèo, trứng giun thường có trong đất hoặc nước bị nhiễm phân chó mèo. Thông thường, trứng giun đũa trong cơ thể mèo, chó theo phân ra ngoài môi trường, 1-2 tuần sau sẽ hóa phôi. Đây là giai đoạn trứng giun đũa xâm nhập gây bệnh cho người.
Người nhiễm loại giun này có thể do ăn phải một cách tình cờ. Ấu trùng di chuyển qua niêm mạc ruột vào tuần hoàn máu đến hệ thần kinh trung ương như não, tủy sống và rễ dây thần kinh, gây viêm não, màng não. Trẻ em dễ nhiễm giun sán do thói quen đùa nghịch với đất cát, là nơi phát tán trứng giun do đặc tính phóng uế của chó, mèo.
Ngứa là dấu hiệu điển hình khi nhiễm giun đũa chó mèo. Người bệnh ngứa rất nhiều đến mất ăn mất ngủ, gãi trầy xước da, toàn thân thâm tím, sứt sẹo vì ngứa.
Người bệnh nhiễm trùng trên da nhiều năm, điều trị về da liễu nhưng bệnh không thuyên giảm. Tại mỗi vị trí khác nhau sẽ có những biểu hiện, triệu chứng khác nhau.
Hiện nay, nhiều người nuôi thú cưng, chơi và ngủ cùng chúng, là nguy cơ tiềm ẩn bệnh tật. Do đó bác sĩ khuyến cáo các gia đình vệ sinh môi trường sống, không cho trẻ em chơi ở những nơi có phân chó mèo, vệ sinh tay sạch sẽ trước khi ăn, ăn chín uống sôi. Tẩy giun định kỳ cho vật nuôi.
Cảnh giác với bệnh lây nhiễm từ thú cưng
Đối với nhiều người, những vật nuôi như chó, mèo được xem như một thành viên trong gia đình và cùng ăn, cùng ngủ... Tưởng chừng vô hại, thế nhưng không ít trường hợp đã gặp các vấn đề về sức khỏe do nhiễm các loại ký sinh trùng từ thú cưng.
Điều trị cho bệnh nhân nhiễm giun đũa chó mèo. Ảnh: BVCC.
Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí (Quảng Ninh) cho biết, các bác sĩ của bệnh viện vừa gắp con ve chó còn sống trong tai cho bé gái 2 tuổi. Trước đó, bệnh nhi xuất hiện tình trạng đau, nhức và chảy dịch ở tai. Qua thăm khám và nội soi tai mũi họng, các bác sĩ đã phát hiện ở vị trí rìa màng nhĩ (tai phải) của bệnh nhi có một loại ký sinh trùng - ve chó. Sau đó, bệnh nhi đã được gắp bỏ dị vật ra ngoài.
Ve chó hay còn được gọi là bọ chét, rận chó là loài côn trùng nhỏ kí sinh trên da chó, mèo. Nếu ve chó chui vào tai, mũi, ngoài việc hút máu nó sẽ không ngừng phát triển lớn sẽ gây ra cảm giác khó chịu, đau, nhức. Hoặc có trường hợp ve chó bị chết nhưng không được lấy bỏ, để lâu ngày gây viêm tai, chảy mủ...
Theo Bệnh viện Đặng Văn Ngữ (trực thuộc Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng trung ương), hiện nay việc nuôi thú cưng phổ biến, nhiều người có thói quen chơi cùng, ngủ cùng chó, mèo, xem động vật nuôi như người bạn thân thiết. Tuy nhiên, đây là nguy cơ tiềm ẩn nhiễm giun đũa chó, mèo, khiến số lượng bệnh nhân mắc ký sinh trùng đến viện thăm khám ngày càng gia tăng.
Một trường hợp cụ thể, mới đây bệnh nhân N.V.H (32 tuổi, ở Hà Nội) tới Bệnh viện Đặng Văn Ngữ khám trong tình trạng người nhiều mảng da trầy xước, nhiễm trùng kèm nhiều vết ngoằn nghèo như giun bò. Trước đó, anh H. thường xuyên bị ngứa ngáy hành hạ. Bệnh nhân đi khám tại các bệnh viện da liễu và dùng thuốc dị ứng hơn chục năm nhưng không khỏi.
Qua thăm khám và thực hiện xét nghiệm, các bác sĩ xác định bệnh nhân có chỉ số Elisa dương tính với giun đũa chó mèo, bạch cầu ái toan tăng kèm theo các triệu chứng dị ứng trên da. Bệnh nhân được dùng thuốc điều trị bệnh đặc hiệu để giảm sự phát triển của ấu trùng và các triệu chứng ngứa. Sau một thời gian điều trị tại bệnh viện, bệnh nhân đã giảm hẳn ngứa nhưng vẫn phải tái khám cũng như đánh giá mức độ đáp ứng điều trị bệnh.
TS.BS Trần Huy Thọ - Phó Giám đốc thường trực Bệnh viện Đặng Văn Ngữ thông tin: Khai thác tiền sử cho thấy, bệnh nhân có nuôi thú cưng, thường xuyên tiếp xúc âu yếm với chó mèo. Đây là nguồn chính lây bệnh giun đũa chó, mèo cho người bệnh.
Biểu hiện thường thấy của giun đũa chó, mèo là ngứa - đây là dấu hiệu điển hình. Người bệnh ngứa rất nhiều đến mất ăn mất ngủ, gãi trầy xước da, toàn thân thâm tím... Người bệnh nhiễm trùng trên da nhiều năm, điều trị về da liễu nhưng bệnh không thuyên giảm.
Để không bị nhiễm ấu trùng giun đũa từ chó mèo, chuyên gia khuyến cáo, người dân không nên ăn ngủ chung, ôm hôn chó mèo. Cần vệ sinh môi trường, đặc biệt là khu vực có chất thải của chó mèo, khu vực trong nhà và khu vui chơi của trẻ em. Xây dựng nếp sống vệ sinh cá nhân tốt: Rửa tay trước khi ăn hoặc chuẩn bị thức ăn, không ăn rau sống khi chưa rửa sạch...
Đồng thời nên tắm rửa thường xuyên cho chó mèo bằng các loại dầu tắm dành riêng cho thú nuôi để loại bỏ trứng giun, sán và các loài ngoại ký sinh ra khỏi lông.
Tẩy giun định kì cho chó mèo. Với chó mèo con, cần tẩy giun ngay từ 3 tuần tuổi, tẩy giun nhắc lại 3 lần cách nhau 2 tuần và sau đó cứ 6 tháng tẩy 1 lần. Không nuôi những vật nuôi hoang dã, không rõ nguồn gốc.
8 thói quen 'bào mòn' lá gan mỗi ngày mà bạn không biết Dưới đây là 8 thói quen bạn nên hạn chế hoặc thậm chí nên tránh để bảo vệ lá gan của mình. Có nhiều thói quen hàng ngày gây tác động xấu đến sức khoẻ gan mà bạn không biết. Uống nước có ga Việc sử dụng thường xuyên nước ngọt có ga sẽ gây ảnh hưởng xấu cho sức khoẻ, đặc biệt...