Người phụ nữ nghèo khó vươn lên làm chủ doanh nghiệp
Đó là bà Vũ Thị Mai, Hội viên Hội phụ nữ thôn 4, xã Lại Xuân, huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng. Sau mọi nỗ lực, bà vinh dự là 1/74 cá nhân được thành phố trao tặng bằng khen tại Lễ tổng kết 5 năm thực hiện chỉ thị 03 của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh vào sáng ngày 18.10.
Vượt khó nuôi con, làm giàu chính đáng
Người phụ nữ thành đạt Vũ Thị Mai trải lòng về một cuộc sống biết bao thăng trầm. Năm 1980, chồng bà qua đời khi tuổi đời của bà mới chỉ mới 25. Ông nhà ra đi bỏ lại đằng sau biết bao điều dang dở và khó khăn chờ bà Mai phải gánh vác. 3 đứa con nhỏ nheo nhóc, thiếu thốn đủ bề khiến bà không thể ôm nỗi buồn mất mát người thân mãi được.
Bà Vũ Thị Mai, Hội viên Hội phụ nữ thôn 4, xã Lại Xuân, huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng.
Bà tự đặt cho mình câu hỏi làm thế nào để thoát được cảnh nghèo khó, tù túng này? Nghĩ là làm, bà đã mạnh dạn vay mượn tiền từ các nguồn vốn của địa phương, đầu tư vào chăn nuôi gia cầm. Tuy nhiên, khởi đầu thật khắc nghiệt. Khi đầu tư chăn nuôi, do chưa có nhiều kinh nghiệm tích lũy, gặp phải thời tiết rét đậm, rét hại, dịch bệnh kéo dài, gà, vịt lăn ra chết hàng loạt. Vốn liếng đã không cánh mà bay. Không nản chí bà tiếp tục đầu tư.
Tuy nhiên, lần này, bà tìm tòi, học hỏi kinh nghiệm, áp dụng khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi, thay đổi lối làm tự phát ban đầu. Kết quả là hàng năm, hộ bà thu nhập hàng chục triệu đồng từ nguồn chăn nuôi. Sau nhiều năm chắt chiu, tích lũy, bà có số vốn nhất định.
Video đang HOT
Năm 2005, bà mai xây dựng hướng đi hoàn toàn mới mẻ đó là đầu quân vào lĩnh vực kinh doanh vận tải, một lĩnh vực hoàn toàn mới mẻ và xa lạ với một người nông dân như bà. Lại tiếp tục huy động nguồn vốn vay từ người thân, đặc biệt từ nguồn vốn từ Ngân hàng chính sách xã hội địa của huyện Thủy Nguyên, bà Mai thành lập công ty Phú Hưng Thịnh chuyên về vận tải hàng hóa vận chuyển hàng cho các công ty Tàu, biển tại địa phương và các xã lân cận. Khởi đầu mới thành lập, đơn vị chỉ có 02 đầu xe. Đến nay, số đầu xe tăng lên gấp 10 lần ứng với 20 đầu xe.
Điều đáng nói là đơn vị đã tạo công việc thường xuyên cho 25 lao động với mức thu nhập 12 triệu đồng/người/tháng. Mặc dù thành công lĩnh vực vận tải nhưng cái “máu” nông nghiệp vẫn không thể từ bỏ. Sau nhiều năm kinh doanh, bà Mai có vốn, bà trích ra mua 14.000 m2 đất ruộng, vườn làm gia trại, tạo công ăn việc làm cho 5 lao động tại địa phương (với công việc theo thời vụ). Sản phẩm sạch từ gia trại, bà Mai cung ứng cho chính nhu cầu của gia đình, người thân và những người có hoàn cảnh khó khăn tại thôn, xóm.
Bên cạnh công việc, bà không quên nghĩa vụ của 1 người vừa làm mẹ, vừa làm cha, quan tâm, rèn luyện các con có ý thức trong học tập và tham gia đỡ đần công việc gia đình. Bà luôn rèn các con phải tiết kiệm trong chi tiêu, thực hiện nếp sống văn minh và có tổ chức. Hiện, con gái út của bà công tác tại Viện khoa học và công nghệ khai thác thủy sản. Trong hai người con trai, có cậu con trai lớn không may bị tai nạn. Bà Mai cho biết: “Tuy cháu tàn nhưng không phế”. Cậu cùng bà gánh vác công việc kinh doanh và luôn hoàn thành tốt công việc.
Tích cực góp sức xây dựng NTM
Bản thân bà Mai tham gia vào tổ chức Hội phụ nữ gần 20 năm nên bà nhận thức rất sâu sắc việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức HCM. Là Hội viên nòng cốt của chi Hội phụ nữ thôn 4, bà luôn đoàn kết, giúp đỡ và chia sẻ bằng những việc làm cụ thể và thiết thực. Với tính chủ động, bà vận động các hội viên khác tham gia các lớp tập huấn do Hội phụ nữ các cấp tổ chức nhằm nâng cao sự hiểu biết cho bản thân và áp dụng vào sản xuất, kinh doanh, tư vấn cho các chị em hội viên các làm ăn, phát triển kinh tế gia đình.
Năm 2005, bà đề nghị HPN xã thành lập “tổ phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế gia đình” gồm 72 Hội viên. Với hoạt động này, nhiều chị em hội viên đã thoát nghèo và vươn lên làm giàu chính đáng. Bản thân bà Mai giúp đỡ 5 hội viên khó khăn vay 30 triệu đồng vốn không lấy lãi. Bà Mai đặc biệt quan tâm giúp đỡ những em học sinh nghèo vượt khó, học giỏi nên nhận đỡ đầu và chăm lo đời sống cho 01 gia đình hộ nghèo tàn tật tại thôn 10 với kinh phí mỗi năm 10 triệu đồng và 01 cháu hiện đang học Đại học sư phạm.
Bên cạnh các hoạt động kể trên, bà Mai cũng tích cực hưởng ứng cuộc vận động xây dựng NTM bằng cách vận động Hội viên phụ nữ thôn tham gia xây dựng các tuyến đường giao thông nông thôn. Hỗ trợ 54 triệu đồng xây dựng các tuyến đường và mua trang thiết bị phục vụ cho việc thu gom và xử lý rác thải, hỗ trợ công tác phổ cập giáo dục.
Theo Danviet
Sập lò vôi, 3 người chết: Biết lò cũ lắm rồi vẫn cố sửa
Là người có kinh nghiệp kinh doanh lâu năm, ông Ngô Văn Đôn (57 tuổi, chồng bà Nguyễn Thị Duyên, chủ lò vôi ở xã Lại Xuân, huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng) đã hết lời can vợ thuê lại lò vôi vừa xảy ra sự cố.
Hiện trường vụ sập lò làm 3 người chết - Ảnh Lê Tân
Ngồi bần thần trong ngôi nhà rộng lớn ở thôn Phi Liệt, xã Lại Xuân, bà Duyên vẫn còn bàng hoàng sau những gì đã xảy ra. Bà nói: "Tôi quá đen vì biết lò vôi này cũ lắm rồi nên khi thuê lại cũng muốn sửa chữa cho đảm bảo, ai ngờ nó lại sập như thế".
Trong khi đó ông Ngô Văn Đôn cho biết: "Nói thật là nhà tôi có nghề làm vôi từ lâu, có kinh nghiệm lắm rồi. Khi bà ấy đòi thuê cái lò ấy tôi đã ngăn cản vì nó đã có mấy chục năm. Chủ lò trước làm ăn cũng không ra gì nên vỡ nợ rồi bỏ hoang ở đấy. Nhưng bà ấy cứ cố, bà ấy muốn có tí vốn riêng cho con gái nên cứ làm. Tôi không ngăn được nhưng cũng dặn phải sữa chữa cẩn thận lại rồi mới làm".
Trong số các nạn nhân bị thiệt mạng do tường lò bị sập, có ông Bùi Văn Đức là người chung vốn với bà Duyên để thuê lò. Trước đây ông Đức làm nghề lái xe công nông, có chút vốn muốn đầu tư làm ăn. Anh Bùi Xuân Trình là người độc thân, làm thợ hàn. Còn nạn nhân Bùi Văn Cường lái máy xúc, là lao động chính trong một gia đình đông anh em và có 2 con nhỏ 5 và 3 tuổi, vợ thì làm ruộng ở nhà, hoàn cảnh rất khó khăn.
Trao đổi với Thanh Niên, ông Vũ Văn Cảnh, Phó trưởng phòng kết cấu hạ tầng huyện Thủy Nguyên cho biết: "Cách sửa chữa lại lò là hoàn toàn sai. Đúng ra phải xây giật cấp theo hình kim tự tháp thì chủ lò lại cho xây tường theo phương thẳng đứng nên dễ dàng đổ sập vì áp lực của xỉ lò và gây tai nạn".
Ngay sau khi tai nạn xảy ra, ông Lê Khắc Nam, Phó chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng đã có mặt tại hiện trường và đến các gia đình nạn nhân để chia sẻ mất mát. Gia đình mỗi nạn nhân cũng được UBND thành phố hỗ trợ 10 triệu đồng, UBND huyện hỗ trợ 10 triệu đồng, UBND xã hỗ trợ 5 triệu đồng. Riêng gia đình ông Đôn, bà Duyên hỗ trợ mỗi nạn nhân 180 triệu đồng.
Lê Tân
Theo Thanhnien
Lò vôi sập, đè chết 3 người Sáng 19/11, lò vôi của một gia đình ở huyện Thủy Nguyên (Hải Phòng) bất ngờ đổ sập, vùi chết 3 người. Lò vôi bị sập. Ảnh: Giang Chinh. 9h30 sáng 19/11, lò vôi thủ công của gia đình bà Đỗ Thị Duyên ở xã Lại Xuân (Thủy Nguyên) đang trong quá trình sửa chữa bất ngờ đổ sập. Cả bức tường đá...