Người phụ nữ ném trăm triệu từ tầng 3 xuống đất, bất ngờ sự thật phía sau
Hình ảnh người sếp đứng trên ban công tầng 3 ném tiền xuống dưới cho nhân viên thi nhau nhặt đã gây ra nhiều tranh cãi trong cộng đồng mạng.
Mới đây, một đoạn clip được người dùng TikTok có tên @ayangyasmin đã lan truyền mạnh mẽ trên mạng xã hội Indonesia. Trong clip, một người phụ nữ đang đứng trên ban công tầng 3 và ném rất nhiều tiền mặt xuống dưới cho những người khác thi nhau nhặt. Những hình ảnh này đã gây ra nhiều tranh cãi, cho rằng người phụ nữ kia khoe của, phóng đại và lãng phí.
Sau đó, đoạn clip gốc đã bị xóa đi nhưng những phiên bản của nó đã được chia sẻ khắp các nền tảng mạng xã hội khác. Tuy nhiên, sự thật phía sau câu chuyện này hoàn toàn trái ngược.
Được biết, trong đoạn clip này, một người phụ nữ mặc bộ quần áo Indonesia truyền thống màu xanh đang đứng trên ban công tầng 3, liên tục ném những sấp tiền mặt xuống dưới cho những người phụ nữ bên dưới thi nhau nhặt. “Cơn mưa tiền” khiến những người ở dưới vô cùng hạnh phúc và sung sướng, vừa nhặt tiền vừa vẫy tay cảm ơn và xin thêm. Phía sau người phụ nữ áo xanh còn có một người khác đang quay lại cảnh ném tiền và cảnh những người bên dưới nhặt tiền. Tổng cộng số tiền mà người này đã ném đi lên tới 100 triệu rupiah Indonesia (hơn 162 triệu đồng).
Chỉ trong thời gian ngắn, đoạn clip này đã thu hút hơn 5 triệu lượt xem trên TikTok. Nhiều người không rõ chuyện gì đang xảy ra, cho rằng người phụ nữ trong clip là một “phú bà”, muốn khoe của và phân phát tiền theo cách không ai hiểu nổi, vì vậy đã để lại nhiều bình luận chỉ trích, phê phán.
Video đang HOT
Sau đó, chính bản thân người phụ nữ trong clip đã lên tiếng. Người phụ nữ này tên Mutoharoh, 35 tuổi, sống tại quận Pakis, thành phố Malang, tỉnh Đông Java, Indonesia. Cô Mutoharoh vốn là một doanh nhân khá giàu có, đi lên từ con số 0.
Vào năm 2011, cô Mutoharoh đã cùng chồng thành lập doanh nghiệp, bán túi xách trực tuyến, dần dần thu về lợi nhuận lớn và trở nên giàu có. Công ty của cô Mutoharoh có khoảng 70 nữ nhân viên, lương tháng trung bình của mỗi người là từ 2-3 triệu rupiah Indonesia (3,2 – 4,8 triệu đồng).
Tất cả các nhân viên của cô Mutoharoh đều là phụ nữ nên cô vô cùng thông cảm và thấu hiểu. Thông thường mọi năm, cô luôn có chính sách thưởng cho nhân viên, ngoài ra còn cho mọi người đi du lịch. Tuy nhiên năm nay, do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 nên không thể đi xa, cô Mutoharoh đã quyết định tặng thưởng cho mọi người bằng tiền mặt, đó là lý do có màn ném tiền từ ban công tầng 3.
Cô Mutoharoh cho biết số tiền này là phần thưởng nhân dịp lễ hội Eid al-Fitr – ngày lễ tôn giáo quan trọng đối với người theo đạo hồi tại Indonesia. Vì không muốn thưởng tiền theo cách thông thường, cô Mutoharoh đã nghĩ ra cách này để nhân viên cảm thấy hào hứng hơn.
Sau khi nhận về nhiều ý kiến chỉ trích trên mạng xã hội, cô Mutoharoh cho biết bản thân không hề có ý khoe khoang, chỉ đơn giản là nghĩ đến lợi ích của nhân viên của mình. Cô cũng nói thêm rằng cô không quan tâm đến những lời bàn tán trên mạng mà chỉ tập trung vào công việc và cuộc sống của mình mà thôi.
Du học sinh Nhật tố chủ chèn ép sau khi bị phát hiện trộm cơm hộp
Cuộc sống xa xứ không bao giờ là dễ dàng và mới đây, một câu chuyện do du học sinh Nhật chia sẻ trên mạng xã hội đã khiến nhiều người cảm nhận được điều đó.
Cụ thể, bài viết được đăng tải bởi một bạn du học sinh giấu tên. Tính đến nay, bạn này đã qua Nhật được hơn 3 năm. Sau rất nhiều khó khăn, du học sinh cũng tìm được công việc làm thêm ổn định thông qua một người chị. Tuy nhiên, do phải lên Saitama học nên bạn đã chuyển đến chi nhánh ở địa phương này để tiếp tục làm việc.
Bài viết được đăng tải trên mạng xã hội. (Ảnh: Chụp màn hình)
Ban đầu khi đến quán, người sếp đã chỉ bảo tận tình và bạn du học sinh cũng rất tận tâm với công việc. Tuy nhiên, những ngày sau, du học sinh này bắt đầu nhận ra bản thân đang bị chèn ép bởi người sếp kia bắt bạn làm việc rất nhiều, thậm chí là mặc sức sai bảo.
Thậm chí vào ngày nghỉ và cảm thấy không khỏe, bạn du học sinh định sẽ nghỉ ngơi ở nhà nhưng người sếp kia không cho và bắt phải đến làm việc. Nếu không đến, phía sếp sẽ gọi điện thoại liên tục và mọi việc chỉ dừng khi bạn du học sinh tắt điện thoại. Tuy nhiên sau đó, bạn du học sinh bị sếp "chửi lên chửi xuống" vì hành động tắt điện thoại của mình và lúc này, thanh niên chỉ biết im lặng chịu đựng.
Tại Nhật Bản, dù là làm thêm thì nhân viên cũng phải rất nỗ lực. (Ảnh: Twitter)
Đỉnh điểm nhất có lẽ là chuyện bạn du học sinh này lấy về một hộp cơm nhưng không thanh toán tiền và bị sếp bắt gặp. Cụ thể hôm đó, bạn du học sinh phải làm ca đêm cùng một người chị. Bạn được sắp xếp làm 1 tiếng 30 phút, sau đó được về và mọi việc còn lại do người chị kia tiếp quản.
Sau khi hoàn thành công việc, bạn du học sinh đã nhờ người chị làm cho 1 suất đồ ăn để cầm về. Do là nhân viên trong quán nên người chị kia làm nhiều hơn bình thường và bạn du học sinh cũng không ấn hóa đơn hộp cơm này. Tại nhà hàng thanh niên làm việc thì hành động mang đồ ăn về là điều nghiêm cấm, đặc biệt mang về mà không in phiếu lại càng nghiêm trọng hơn.
Tuy nhiên theo lời kể của bạn du học sinh thì từ trước đến nay, những người làm ca 10 giờ đêm về đều cầm theo 1 suất giấu vào cặp rồi mang về, kể cả là nhân viên người Nhật. Dù biết là hành động sai, song bạn du học sinh không nghĩ mình sẽ phải nhận hậu quả nặng nề đến thế.
Bạn cho biết, lúc mang hộp cơm về, bạn đã bị sếp phát hiện và lôi vào quán để tra xét. Ban đầu, người sếp chỉ hỏi việc này là sao. Bạn du học sinh liền cúi đầu nhận lỗi và xin tha thứ. Tuy nhiên, mọi chuyện không kết thúc dễ dàng như thế khi người sếp này đã có hành động "thượng cẳng chân, hạ cẳng tay" với bạn du học sinh. Người này rất khôn ngoan khi thực hiện hành động ở nơi khuất camera, khiến bạn du học sinh sau này không có bằng chứng để tố cáo.
Quán ăn tại Nhật Bản. (Ảnh: Japan Times)
Sau đó, người sếp bắt bạn du học sinh phải viết giấy kiểm điểm, cầm suất ăn để chụp ảnh làm bằng chứng rồi bắt đưa tiền suất ăn. Bạn du học sinh ngậm ngùi đưa tiền suất ăn, tưởng là xong việc nhưng không. Người sếp kia không báo cảnh sát, song lại quay ra chèn ép bạn du học sinh, bắt làm việc cật lực. Từ việc đến làm sớm hơn 1 tiếng, đến phải làm hết những công việc nặng nhọc như: Dọn rác ở quán, bãi đỗ xe, nhà vệ sinh, dọn cống... Và ngày nào cũng đều đặn như vậy.
Giải thích vì sao không dám phản kháng, bạn du học sinh cho biết người sếp kia đe dọa nếu không làm hắn sẽ báo cảnh sát, báo luôn cả bên trường học để bạn phải về nước. Không chỉ phải làm việc cật lực, bạn du học sinh còn chịu áp lực tinh thần từ người sếp này do hắn thường xuyên "spam" tin nhắn. Đến lúc này, bạn du học sinh xác định rằng sẽ để người sếp kia báo cảnh sát, song bản thân bạn lại không thể kể lại việc người sếp "thượng cẳng chân, hạ cẳng tay" với mình.
Đoạn cuối bài đăng, bạn du học sinh này viết, xin lời khuyên của mọi người rằng : "Mình mong mọi người hiểu và thông cảm cho mình, mình ăn trộm đồ hộp ở quán mình xin nhận hết toàn bộ lỗi lầm, mình cũng nộp tiền cho hộp bento đó rồi, nhưng nếu bây giờ mình không đi làm thì bị sếp gọi cho cảnh sát. Mà ngược lại mình mà đi làm thì chắc chắn sẽ bị chèn ép và chửi rủa. Mình phải làm sao đây mọi người?"
Cuộc sống của các du học sinh Nhật không hề sung sướng. (Ảnh: 24h)
Hiện tại vẫn chưa rõ thực hư sự việc song bài đăng của bạn du học sinh này đang nhận được rất nhiều sự quan tâm của cộng đồng mạng. Nhiều người tỏ ra thông cảm song cũng có người chỉ trích vì hành động sai trái không nên phạm phải của bạn du học sinh. Còn bạn, bạn nghĩ sao về vụ việc này?
Các thông tin đời sống xã hội sẽ liên tục được cập nhật tại YAN!
Điểm mặt "hot girl ma tuý" cùng loạt "sở thích" chung: Khoe của, chịu khó "đánh bóng" hình ảnh và rất chăm nói đạo lý Nhìn thấy lợi nhuận "khủng" từ việc buôn bán ma túy, nhiều cô gái xinh đẹp, tuổi đời còn rất trẻ, bất chấp sa chân vào con đường tội lỗi, sẵn sàng "làm màu" với đủ chiêu trò để rồi phải nhận lấy hậu quả đắng cay. Trần Thị Diệu Huyền (SN 2000) - hot girl "bún bò Huế" buôn ma túy Sở...