Người phụ nữ mua chiếc nhẫn hơn 200 nghìn đồng ở chợ trời nhưng hơn 30 năm sau mới phát hiện món đồ trị giá cả gia tài
Trong suốt 30 năm qua, người phụ nữ không hề hay biết gì về giá trị khổng lồ của chiếc nhẫn mua ở chợ trời.
Vào một ngày Chủ Nhật nọ của những năm 1980, một người phụ nữ ra chợ trời ở Bệnh viện West Middlesex, London, Anh, và mua được chiếc nhẫn trị giá 10 bảng Anh (khoảng 284 nghìn đồng theo tỷ giá hiện tại). 30 năm tiếp theo, cô vẫn mang chiếc nhẫn ấy trên tay trước khi phát hiện ra đó là viên kim cương 26 carat được làm ra từ thế kỷ 19.
Đầu tháng 6/2017, chiếc nhẫn được đưa đến trung tâm kim cương Sotherby’s Fine để kiểm tra và người ta xác định giá của nó rơi vào khoảng 656.750 bảng (gần 18,7 tỷ đồng), gấp đôi giá trị ước tính và gấp hàng chục nghìn lần số tiền người phụ nữ đã bỏ ra để mua nó. Người đứng đầu Sotherby’s Fine, bà Jessica Wyndham nói: ‘Cô ấy đeo chiếc nhẫn mỗi ngày mà chẳng hề hay biết gì về giá trị thực của món đồ trang sức này’.
Về phía người phụ nữ kia, cô không bao giờ ngờ được món đồ mua ở chợ trời lại có giá trị bằng cả gia tài. Từ sau khi mua, cô chưa từng nghĩ đính trên chiếc nhẫn là kim cương thật vì nó không hề sáng bóng.
Thế là cuộc sống cứ tiếp diễn cho đến một ngày nọ, một thợ kim hoàn đã để mắt đến chiếc nhẫn. Người này nói rằng chiếc nhẫn trên tay cô trị giá hơn cô nghĩ rất nhiều và đề xuất mang nó đi kiểm tra ở Sotheby’s Fine.
Tại đây, Jessica và các cộng sự của cô rất bất ngờ về kích thước cũng như thiết kế độc đáo của nó. Họ tin rằng bản thân đang nhìn thấy một viên kim cương thật và cổ xưa nhưng tính chính xác cần phải được xác định bởi một cơ quan có chuyên môn cao.
Thế là viên kim cương được giao cho Viện Đá quý Hoa Kỳ để phân tích kỹ hơn. Được biết, viên kim cương 26 carat có từ thế kỷ 19 cổ xưa không hề phản chiếu nhiều ánh sáng kim cương hiện tại.
‘ Với thiết kế cổ xưa, viên kim cương này không phản chiếu ánh sáng được nhiều như những khối kim cương thời nay. Thợ kim hoàn ngày xưa tập trung nhiều vào hình dáng tự nhiên của tinh thể kim cương, thiết kế sao cho đảm bảo khối lượng được giữ lại nhiều nhất có thể thay vì làm cho nó trở nên lấp lánh hơn’ - Jessica nói với Business Insider.
Hiện nay, khi nhắc đến kim cương, mọi người thường nghĩ ngay đến những món đồ trang sức được cắt tỉa kỹ lưỡng nhưng chiếc nhẫn chợ trời này lại được chạm trổ theo phong cách cổ điển và bị tối đi theo thời gian. Ngoại từ nguồn gốc thì không có nhiều thông tin về viên kim cương này.
Tobias Kormind, một chuyên gia về kim cương và giám đốc điều hành của 77 Diamonds, cho biết viên kim cương sẽ tăng giá trị lên nếu như được thiết kế lại với phong cách hiện đại.
Video đang HOT
‘ Tôi tin rằng chủ sở hữu ban đầu của viên kim cương này là một quý tộc hoặc người có xuất thân quyền quý bởi vì thời điểm những năm 1800 khi con người chưa tìm ra những khu mỏ kim cương để khai thác thì trên đời không có nhiều kim cương được sử dụng’ – ông Tobias nói .
(Nguồn: The Vintage News)
Theo Imacho/Tổ Quốc
1001 thắc mắc: Trái đất sẽ ra sao nếu mặt trăng biến mất?
Mặt Trăng đột nhiên biến mất sẽ khiến mọi thứ trên Trái Đất bị đảo lộn như thủy triều thay đổi, thay đổi trục quay, gây ra động đất, sóng thần, biến đổi khí hậu...
Mặt Trăng là vệ tinh tự nhiên duy nhất của Trái Đất và là vệ tinh tự nhiên lớn thứ năm trong Hệ Mặt Trời. Khoảng cách trung bình tính từ tâm Trái Đất đến Mặt Trăng là 384.403 km, lớn khoảng 30 lần đường kính Trái Đất. Đường kính Mặt Trăng là 3.474 km, bằng 27% đường kính Trái Đất. Khối lượng Mặt Trăng khoảng bằng 2% khối lượng Trái Đất và lực hấp dẫn tại bề mặt Mặt Trăng bằng 17% lực hấp dẫn trên bề mặt Trái Đất. Mặt Trăng quay một vòng quanh Trái Đất với chu kỳ quỹ đạo 27,32 ngày. Điều gì sẽ xảy ra với trái đất nếu mặt trăng đột ngột biến mất?
Thủy triều sẽ dâng lên vào giữa trưa
Chúng ta đều biết, Mặt Trăng là nguyên nhân chính gây ra thủy triều trên Trái Đất. Nếu không còn Mặt Trăng, chu kỳ của thủy triều vẫn sẽ xảy ra nhưng khi đó nó sẽ hoạt động theo lực hấp dẫn của Mặt Trời.
Điều này có nghĩa là vào lúc giữa trưa mỗi ngày, khi Mặt Trời ở vị trí cao nhất thì thủy triều sẽ dâng lên. Và do Mặt Trời gây ra tác động tới thủy triều chỉ bằng khoảng 40% so với Mặt Trăng nên độ cao mực nước thủy triều lúc này sẽ chỉ còn bằng một nửa so với lúc Mặt Trăng còn tồn tại.
Núi lửa và động đất xuất hiện nhiều hơn
Nhờ lực hấp dẫn và quỹ đạo quay quanh Trái Đất của Mặt Trăng mà quỹ đạo Trái Đất ổn định trong rất nhiều năm qua (sự thay đổi là rất nhỏ không đáng kể). Do vậy, nếu Mặt Trăng biến mất, quỹ đạo và cả chu kỳ tự quay quanh trục của Trái Đất sẽ mất bị ảnh hưởng.
Điều này sẽ khiến khí hậu trên Trái Đất thay đổi theo cách không thể lường trước, ảnh hưởng tới tập tục sống của các loài động vật và con người. Khi đó, nếu không thể thích nghi thì sinh vật trên Trái Đất sẽ không thể tiếp tục sinh tồn.
Mặt Trăng giúp Trái Đất quay quanh một trục nghiêng một cách ổn định. Nếu Mặt Trăng biến mất, Trái Đất sẽ luôn bị lắc lư gây ra các biến đổi về địa chất kéo theo nhiều vụ động đất cũng như núi lửa phun trào xảy ra.
Một ngày trên Trái đất sẽ chỉ còn từ 6-8 giờ
Sự ma sát thủy triều do Mặt Trăng gây ra có tác dụng giống như một chiếc phanh hãm tốc độ quay của Trái Đất. Nếu Mặt Trăng mất đi, theo tính toán của các nhà khoa học Trái Đất sẽ quanh nhanh hơn bây giờ tới 3-4 lần. Nghĩa là khi đó, một ngày ở Trái Đất sẽ không kéo dài 24 tiếng mà chỉ còn từ 6 đến 8 tiếng đồng hồ, mỗi năm chúng ta sẽ có khoảng 1.000 ngày.
Mặc dù nghe có vẻ hay ho, điều này lại cực kì quan trọng vì nó có thể ảnh hưởng xấu tới rất nhiều khía cạnh. Gió sẽ mạnh hơn, bão sẽ lớn hơn. Hậu quả quan trọng nhất có lẽ là sự tiến hóa của sinh vật trên hành tinh của chúng ta sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Với ngày và đêm diễn ra chỉ trong vòng vài giờ ngắn ngủi, không ai chắc chắn rằng cây cỏ và động vật có thể phát triển được, hay thậm chí không thể tồn tại.
Mùa
Ban đầu, trái đất nằm theo một trục thẳng đứng. Theo như thuyết tạo thành mặt trăng đề cập ở trên, khi thiên thạch khổng lồ đâm vào trái đất và tạo thành mặt trăng, nó làm cho trái đất sau đó nghiêng theo một góc 23.5 độ. Sau khi mặt trăng được hình thành, do lực hấp dẫn, nó làm cho trái đất luôn ổn định ở góc nghiêng này. Điều này lại vô cùng quan trọng vì đó là nguyên nhân giúp tạo ra các mùa và môi trường khác nhau trên trái đất.
Nếu mặt trăng không ở đó, trục của trái đất có thể thay đổi liên tục từ thẳng đứng sang ngang, và điều này sẽ chẳng mang lại điều gì tốt đẹp, bởi vì khí hậu sẽ thay đổi phụ thuộc vào trục của hành tinh, hậu quả là không sinh vật nào có thể sống sót được. Khi ở trục thẳng đứng, trên hành tinh sẽ không tồn tại khái niệm mùa. Thời gian giữa ngày và đêm sẽ ngang bằng nhau. Khi trục quá nghiêng, như Sao Thiên Vương nghiêng một góc 97 độ, chúng ta sẽ phải trải qua 42 năm liên tục có ánh sáng mặt trời, sau đó là 42 năm trong bóng tối và cứ như thế lặp lại.
Nói theo một cách khác thì nếu như không có mặt trăng, có thể trái đất vẫn là một hành tinh chết như các hành tinh khác. Hoặc cũng có thể sự sống trên trái đất đã tiến hóa theo một cách hoàn toàn khác, khi mà các loại sinh vật có hình dáng cũng như tập tính không hề giống như những gì chúng ta vẫn thấy.
Mặt trăng không tự phát sáng
Mặt trăng không có khả năng tự phát sáng, nó chỉ là một tấm gương phản chiếu ánh sáng Mặt trời. Năm 1969, hai nhà du hành vũ trụ Neil Armstrong và Buzz Aldrin đã đặt chân lên mặt trăng, họ đã khám phá ra rằng bề mặt Mặt Trăng có màu xám đen như bê tông. Do có bề mặt gồ ghề và gam màu tối như vậy nên Mặt trăng chỉ có thể phản chiếu từ 3% đến 12% ánh sáng Mặt trời.
Khi Mặt trăng ở vị trí đối diện với Mặt trời hay nói theo cách khác là khi kinh độ hoàng đạo của Mặt Trăng và Mặt Trời chênh nhau giá trí 180 độ, Mặt trăng sáng nhất. Khi đó, toàn bộ nửa Mặt trăng được Mặt trời chiếu sáng cho nên chúng ta có thể nhìn thấy toàn bộ nửa này từ Trái đất. Đó gọi là hiện tượng trăng tròn.
Khi Mặt trăng ở vị trí giữa Trái đất và Mặt trời, mặt chiếu sáng của Mặt trăng không quay về phía Trái đất nên chúng ta không thể quan sát được Mặt trăng từ Trái đất, hiện tượng này gọi là pha Trăng non.
Sao kim có khả năng phản chiếu ánh sáng Mặt trời lên đến 65%, do vậy, ngoài Mặt trăng thì sao Kim là thiên thể sáng nhất trên bầu trời đêm.
Tại sao có thể thấy mặt trăng giữa ban ngày?
Mặt trăng xuất hiện vào ban ngày cũng nhiều như vào ban đêm. Chỉ có điều ban ngày mặt trời sáng hơn tất cả mọi thứ, sáng đến nỗi chúng ta không thể nhận ra mặt trăng ngay cả khi nó đang xuất hiện. Tuy vậy, vào ban đêm chị Hằng là thứ sáng nhất trên bầu trời.
Do mặt trăng di chuyển quanh trái đất trong một tháng, nên nó có mặt ở mọi vị trí trên bầu trời suốt 24 giờ. Diện tích bề mặt mặt trăng được nhìn thấy phụ thuộc vào tuần trăng, hay vào diện tích mà nó được ánh mặt trời chiếu tới tại một thời điểm nhất định.
Ban ngày trời sáng vì bầu khí quyển tán xạ ánh mặt trời, nhưng mặt trăng đủ gần và đủ to để phản chiếu đủ ánh mặt trời nên nó sáng hơn bầu trời xung quanh. Vì thế ta vẫn thấy mặt trăng. Song điều này không đúng với các vì sao.
Tuy vậy, một nhà du hành trên mặt trăng thậm chí vẫn có thể nhìn thấy các vì sao khi mặt trời đang mọc, bởi vì mặt trăng không có bầu khí quyển để phân tán ánh mặt trời và làm sáng loá bầu trời ban ngày.
CHÂU ANH (TỔNG HỢP)
Theo tienphong.vn
Thế giới động vật: Cái kết của kẻ cà khịa rắn nâu vua Mulga kịch độc Có vẻ không phải kết cục của kẻ cà khịa vua rắn nào cũng cay đắng! Tại vùng đất vắng, thằn lằn lưỡi xanh nhởn nhơ dạo chơi và nó chợt nhìn thấy vị vua nâu đang "rảnh". Và dĩ nhiên, một cái liếc xéo cũng đủ cho một trận chiến xảy ra! Cũng như mọi lần, đối diện trước kẻ thù, rắn...