Người phụ nữ mắc cùng lúc 3 bệnh nguy kịch
Nữ bệnh nhân có đến 3 bệnh nặng cùng lúc là khối u thượng thận lớn, cường giáp nặng kéo dài nhiều năm và nhiễm khuẩn huyết nặng.
Các bác sĩ khoa Nội tiết – Đái tháo đường, Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội, vừa điều trị thành công bệnh nhân L.T.Q., 40 tuổi, trú tại Nghệ An, mắc bệnh Pheochromocytoma và Basedow kèm nhiễm khuẩn huyết, đe dọa tính mạng.
Pheochromocytoma là dạng u phần tủy của tuyến thượng thận, tăng tiết các hormone gây tăng huyết áp cơn, xảy ra ở khoảng 0,2% số bệnh nhân bị tăng huyết áp.
Basedow là bệnh cường giáp gây tim đập nhanh, gầy sút, rối loạn thần kinh và tiêu hóa…
Chị Q. được chẩn đoán bị Basedow cách đây 10 năm, đã điều trị nhưng bệnh chưa ổn định. Sau đó, người phụ nữ phát hiện bị tăng huyết áp và nhịp tim cao.
Bệnh nhân cho biết: “Cách đây khoảng 6 tháng, tôi nôn mửa và ngất nhưng do điều kiện kinh tế không cho phép, tôi không đi khám. Tới khi mệt nhiều, sức khỏe suy giảm nghiêm trọng, tôi mới quyết định vào viện điều trị”.
Ngày 27/6, nữ bệnh nhân vào điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Bình, được phát hiện có u thượng thận kích thước 12 cm, tiếp tục chuyển lên Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức (Hà Nội) để phẫu thuật. Tuy nhiên, nhiều bệnh lý kèm theo nên chị Q. chưa thể phẫu thuật.
Video đang HOT
Bệnh nhân trong thời gian điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai. (Ảnh: BVCC)
Đến ngày 10/7, các bác sĩ ở Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức quyết định chuyển người bệnh sang Bệnh viện Bạch Mai. Từ Trung tâm Cấp cứu A9, bệnh nhân được chuyển lên khoa Nội tiết – Đái tháo đường với những triệu chứng tim mạch nặng.
Ngoài ra, bệnh nhân còn sốt cao 40 độ C liên tục, rét run… Tình trạng bệnh nhân lúc này rất nguy hiểm, có nguy cơ xuất huyết não và tử vong.
Thạc sĩ, bác sĩ nội trú Vũ Thị Thục Trang, khoa Nội tiết – Đái tháo đường, Bệnh viện Bạch Mai, cho hay bệnh nhân Q. là trường hợp khó và phức tạp.
“Ngay khi tiếp nhận, chúng tôi đã nhận định đây là ca bệnh khó và rất nặng, cần khẩn trương chẩn đoán và điều trị kịp thời. Cả khoa hội chẩn cấp cứu và hoạch định chiến lược điều trị cho bệnh nhân”, bác sĩ Trang nói.
Theo bác sĩ Trang, bệnh viện tiến hành khẩn cấp đồng loạt các chỉ định xét nghiệm, siêu âm, chụp chiếu cho bệnh nhân. Kết quả xét nghiệm và thăm dò cận lâm sàng cho thấy bệnh nhân mắc Pheochromocytoma trên nền Basedow. Các bác sĩ kịp thời cho thuốc chẹn alpha, thuốc kháng giáp trạng, truyền dịch để kiểm soát huyết áp và triệu chứng tim mạch.
Tuy nhiên, trong quá trình điều trị, một số thời điểm, huyết áp của bệnh nhân tăng vọt lên hơn 200/100 mmHg, nguy cơ đe dọa xuất huyết não, tử vong. Nhưng ngay sau đó, huyết áp bệnh nhân lại tụt nhanh xuống 70/40 mmHg. Thêm vào đó, tim bệnh nhân luôn đập với tần số lên đến 140 chu kỳ/phút, có nguy cơ suy tim cấp.
Bệnh nhân cũng sốt cao, sốt rét run liên tục, nhiệt độ lên đến 41 độ C. Kết quả cấy máu phát hiện nhiễm khuẩn huyết do Acinetobacter baumannii. Đây là loại vi khuẩn rất nguy hiểm.
TS.BS Nguyễn Quang Bảy, Trưởng khoa Nội tiết- Đái tháo đường, cho biết nữ bệnh nhân có đến 3 bệnh nặng cùng lúc là khối u thượng thận (Pheochromocytoma) kích thước lên đến 12 cm, cường giáp nặng kéo dài nhiều năm và nhiễm khuẩn huyết nặng.
Phương pháp điều trị tốt nhất là cắt bỏ khối u thượng thận càng sớm càng tốt, nhưng không thể thực hiện được khi bệnh nhân vẫn cường giáp và sốt.
“Chúng tôi phải điều trị đồng thời 3 bệnh cùng lúc và tăng cường dinh dưỡng, nâng cao thể trạng cho người bệnh. Bên cạnh đó, bác sĩ giám sát theo dõi từng chỉ số, từng diễn biến nhỏ nhất của người bệnh”, bác sĩ Bảy thông tin.
Sau 3 tuần điều trị tích cực, khi tình trạng cường giáp giảm, hết nhiễm khuẩn, huyết áp ổn định, bệnh nhân được phẫu thuật cắt u thượng thận thành công tại khoa Phẫu thuật Gan mật tụy.
Theo các bác sĩ, Pheochromocytoma và Basedow có thể làm sai lệch chẩn đoán giữa hai bệnh. Trong khi đó, biến chứng của một trong hai bệnh đều có thể gây ra tử vong rất cao. Về vấn đề tiên lượng, cả hai bệnh lý đều tác động nghiêm trọng đến hệ tim mạch, những khó khăn trong việc điều trị đồng thời có thể làm tiên lượng xấu đi.
Hiểm họa ngộ độc rượu
Mới đây, một nhóm sinh viên đã tổ chức ăn nhậu và sử dụng rượu không rõ nguồn gốc khiến 2 người tử vong, 4 người nhập viện trong tình trạng nguy kịch. Vụ việc này một lần nữa gióng lên hồi chuông cảnh báo về việc sử dụng rượu không đảm bảo an toàn, dẫn đến ngộ độc rượu.
Ngộ độc rượu là do lạm dụng rượu hoặc sử dụng rượu không bảo đảm an toàn thực phẩm. Thường gặp 2 loại ngộ độc rượu chính: ngộ độc rượu Etylic (Ethanol) và ngộ độc rượu Metylic (Methanol).
Ngộ độc rượu Etylic (Ethanol): Bao gồm ngộ độc cấp tính hoặc mạn tính, phụ thuộc vào số lượng rượu uống và tần suất, thời gian uống rượu. Thông thường, hàm lượng rượu trong máu từ 1-1,5g/lít có thể gây "say" và 4-6g/lít có thể gây tử vong.
Ngộ độc rượu mạn tính do uống rượu kéo dài, dẫn đến sút cân; chán ăn; tiêu chảy do tổn thương gan và ruột; da niêm mạc nhợt do thiếu máu; xơ gan; ung thư.
Ngộ độc rượu Metylic (Methanol): Methanol được dùng trong công nghiệp hóa chất, ngộ độc Methanol xảy ra khi uống nhầm Methanol hoặc uống rượu có chứa Methanol. Methanol rất độc vì chúng thải trừ chậm, oxy hóa thành Formol (Formaldehyd) và axit Formic. Chỉ cần uống 5-15ml có thể gây ngộ độc nặng, 15ml trở lên gây mù lòa, 30ml có thể gây tử vong. Độc tính của Methanol bao gồm tác dụng ức chế hệ thống thần kinh trung ương; ảnh hưởng tới thần kinh mắt...
Trường hợp ngộ độc Methanol nhẹ có biểu hiện cảm giác say say, chóng mặt; buồn nôn, nôn ói; nhức đầu. Trường hợp nặng sẽ có biểu hiện rối loạn tiêu hóa, nôn ra máu, rối loạn thần kinh (co giật, hôn mê, co cứng toàn thân); rối loạn hô hấp (thở nhanh, phù phổi cấp); rối loạn tuần hoàn (mạch nhanh, huyết áp giảm); đồng tử giãn, xuất tiết võng mạc và tử vong.
Khi xử trí người say rượu, cần cho bệnh nhân nằm nghỉ nơi yên tĩnh, có thể cho uống 10-20 giọt Amoniac hay 1-5g Amonium acetat trong một ly nước muối. Với người ngộ độc rượu, nếu bệnh nhân mất ý thức hoặc lơ mơ hay có biểu hiện ngừng thở hoặc hôn mê, co giật, cần đưa ngay đến cơ sở điều trị gần nhất để được cấp cứu và điều trị kịp thời.
Một người bình thường không nên uống quá 1 đơn vị rượu/ngày (1 đơn vị rượu chứa 10g cồn), tương đương 30ml rượu mạnh (40-430); 100ml rượu vang (13,50); 330ml bia hơi (50); 2/3 chai 500ml hoặc lon bia 330ml (50).
Người dân cần thận trọng trong việc sử dụng rượu, tuyệt đối không sử dụng các loại rượu không có nhãn mác, không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Nếu có bất cứ triệu chứng bất thường nào xảy ra khi sử dụng rượu, người dân cần nhanh chóng đến cơ sở y tế gần nhất để xử lý kịp thời.
Những rối loạn thần kinh này có liên quan đến sự thiếu hụt Vitamin D Vitamin D ở mức độ thấp có thể dẫn đến các tình trạng thoái hóa thần kinh như bệnh đa xơ cứng, bệnh Alzheimer, bệnh Parkinson và rối loạn nhận thức thần kinh. Vitamin D là một loại vitamin tan trong chất béo, rất quan trọng đối với các chức năng sinh học của cơ thể. Vitamin D giúp cơ thể hấp thụ...