Người phụ nữ hốt hoảng đến bệnh viện sau khi ăn 3 cái bánh ú tro: Tết Đoan Ngọ, ăn bánh ú tro thế nào mới tốt?
Thông qua tìm hiểu thói quen sinh hoạt, bác sĩ Ngô Long được biết đêm hôm trước cô Tần ăn 3 cái bánh ú tro nhân đậu đỏ.
Trong dịp Tết Đoan ngọ, bánh ú tro là một món ăn không thể thiếu của nhiều địa phương. Nhưng đừng ai ăn bánh tro như kiểu của cô Tần sống tại Hồ Bắc, Trung Quốc để rồi suýt ảnh hưởng đến tính mạng. Cô Tần có tiền sử mắc bệnh tiểu đường hơn 1 năm nay. Cuối tháng 5, cô Tần đến bệnh viện tái khám. Bác sĩ Ngô Long, khoa nội tiết, bệnh viện Hubei Zhongshan Hospital, chẩn đoán chỉ số đường huyết của bệnh nhân vẫn ở mức ổn định.
3 ngày trước, cô Tần đến bệnh viện nhận thuốc hạ đường huyết. Sau khi uống thuốc, cô Tần phát hiện khi bụng rỗng, chỉ số đường huyết lên đến 12mmol/L. Cô Tần hoài nghi thuốc giả nên đến bệnh viện nhờ bác sĩ tư vấn.
Bác sĩ Ngô Long kiểm tra thành phần thuốc và xác nhận thuốc hạ đường huyết mà cô Tần uống là thuốc chính hãng. Thông qua tìm hiểu thói quen sinh hoạt, bác sĩ Ngô Long được biết đêm hôm trước cô Tần ăn 3 cái bánh ú tro nhân đậu đỏ. Khi gần ngủ, chỉ số đường huyết tăng lên 23mmol/L khiến cô Tần lo lắng. Cô đã uống thuốc hạ đường huyết nhưng đến sáng hôm sau mức đường huyết vẫn không giảm.
Bác sĩ Ngô Long cho biết: “Bánh ú tro có thành phần chính là gạo nếp, đây là thực phẩm có chỉ số đường huyết cao, cộng thêm nhân đậu ngọt khiến chỉ số đường huyết của bệnh nhân tăng đột biến.
Người mắc bệnh tiểu đường nên chọn bánh ú tro không nhân hoặc làm từ khoai. Nên hạn chế ăn bánh ú tro nhân mặn chứa nhiều dầu mỡ. Mỗi lần ăn không quá 50g. Đồng thời nên giảm thiểu lượng thức ăn trong bữa chính, bánh ú tro nên ăn kèm với rau xanh sẽ có tác dụng giảm đường huyết trong máu. Những bệnh nhân có chỉ số đường huyết hơn 10mmol/L nên hạn chế ăn bánh ú tro”.
Trong dịp Tết Đoan ngọ, mọi người nên ăn bánh ú tro thế nào để tốt cho sức khỏe và không tăng cân? Cách tốt nhất là để giảm gánh nặng cho hệ tiêu hóa là chúng ta ăn bánh ú tro với trái cây, rau xanh hoặc uống trà.
1. Ăn bánh ú tro với trái cây
Trái cây có hàm lượng nước và chất xơ dồi dào, có tác dụng hỗ trợ hệ tiêu hóa. Khi ăn bánh ú tro nhân mặn, bạn nên ăn kèm với đu đủ, dứa sẽ “áp đảo” vị ngấy của dầu mỡ. Ăn bánh ú tro với vỏ quýt, táo gai giúp tăng cảm giác ngon miệng, giảm tích mỡ ở bụng; ăn với chuối giúp nhuận tràng, hỗ trợ điều trị đối với người bệnh táo bón.
Video đang HOT
2. Ăn bánh ú tro uống trà
Trà có tác dụng giảm ngấy dầu mỡ trong miệng. Tùy theo loại bánh ú tro bạn có thể kết hợp với nhiều loại trà khác nhau. Nếu ăn bánh ú tro không nhân, bạn nên uống trà hoa hồng kèm theo 1 viên ô mai để tăng hương vị. Nếu ăn bánh ú tro nhân ngọt, bạn nên uống trà xanh thúc đẩy chuyển hóa carbohydrate. Nếu ăn bánh ú tro nhân mặn, bạn nên uống trà Phổ Nhĩ giúp hỗ trợ giảm mỡ.
3. Ăn bánh ú tro kèm rau xanh
Rau xanh có tác dụng tăng nhu động ruột, thúc đẩy hệ tiêu hóa vận hành hiệu quả. Chẳng hạn rau dền có tính ngọt mát, giúp thanh nhiệt giải độc, ăn rau dền trước hoặc sau Tết Đoan ngọ đều rất tốt đối với sức khỏe.
Điều cấm kỵ khi ăn bánh ú tro trong dịp Tết Đoan ngọ:
1. Bảo quản quá lâu
Bánh ú tro không nên bảo quản trong thời gian dài để tránh hư hỏng, nấm mốc. Thời gian bảo quản tốt nhất là 3 – 4 ngày, ăn khi còn nóng. Nơi để bánh ú nên được để ở nơi râm mát, thông gió.
2. Không ăn bánh chưa chín
Bạn nên ăn bánh ú tro đã được nấu chín, bởi nếu không sẽ ảnh hưởng không tốt cho hệ tiêu hóa.
3. Không ăn quá nhiều
Thành phần chính của bánh ú tro là gạo nếp không dễ tiêu hóa. Những người mắc bệnh đường ruột nên hạn chế ăn bánh ú tro. Ngoài ra, trẻ con và người già có hệ tiêu hóa kém cũng nên hạn chế ăn bánh ú tro. Nên tranh thủ ăn khi bánh còn nóng, bởi nếu bánh để nguội lạnh thì không tốt cho hệ tiêu hóa.
Theo Kknews/afamily
Tết Đoan Ngọ, nhà nhà ăn rượu nếp nhưng có 1 điểm lưu ý ai cũng phải ghi nhớ để tránh gây hại cho cơ thể
Người ta quan niệm rằng, ăn rượu nếp khi bụng đói trong ngày Tết Đoan Ngọ sẽ làm cho các loại sâu bọ trong bụng dễ "say lử đử" rồi chết ngất đi.
Người xưa quan niệm rằng, các loại thức ăn có đủ vị cay, nóng, ngọt, chua, đắng... mới đủ khả năng "giết" sâu bọ trong ngày Tết Đoan Ngọ mùng 5 tháng 5 Âm lịch hàng năm. Và rượu nếp, nếp cẩm chính là món ăn đứng đầu danh sách này. Người ta quan niệm rằng, ăn rượu nếp khi bụng đói sẽ làm cho các loại sâu bọ trong bụng dễ "say lử đử" rồi chết ngất đi.
Rượu nếp cái (có nơi gọi là cơm rượu) được chế biến từ gạo nếp theo cách đồ chín gạo nếp thành xôi, để nguội và ủ với men rượu cho lên men thành rượu.
1. Rượu nếp giúp phòng ngừa tim mạch, đột qụy, tăng huyết áp
TS.BS Nguyễn Trọng Hưng- Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết: Các nhà nghiên cứu đã tiến hành nghiên cứu trên những người bệnh mắc chứng dị ứng với các loại thuốc hạ huyết áp thì thấy rằng cơm nếp cẩm có thể làm hạ được nồng độ cholesterol có hại trong máu. Công trình nghiên cứu cho thấy sau 12 tuần và sau 24 tuần, lượng cholesterol (gồm cholesterol có hại và tổng mức cholesterol) giảm nhiều ở nhóm ăn cơm gạo nếp cẩm.
2. Rượu nếp phòng chống ung thư
Nhóm nghiên cứu từ Đại học bang Louisiana (Mỹ) đã phân tích mẫu cám lấy từ gạo nếp cẩm trồng ở miền Nam nước này. Họ phát hiện thấy chúng chứa hàm lượng rất cao chất chống oxy hóa anthocyanin - một chất có tiềm năng chống lại bệnh ung thư, tim mạch và nhiều bệnh khác. Anthocyanin tạo ra màu đen sẫm cho nhiều loại rau, quả như việt quất, ớt...
3. Rượu nếp kích thích tiêu hóa
Trong đông y nếp cẩm là loại thuốc có tính ẩm, vị ngọt, dễ tiêu hóa, giúp làm ấm bụng. TS.BS Nguyễn Trọng Hưng cho biết, rượu nếp cái, rượu nếp cẩm là thức ăn đồng thời cũng là đồ uống, dùng nguyên cả nước lẫn cái, hương vị ngon thơm được nhiều người ưa chuộng, kể cả người cao tuổi và trẻ em. Món ăn này không những có tác dụng bồi bổ cơ thể mà còn giúp ăn ngon miệng, kích thích tiêu hoá.
4. Rượu nếp phòng bệnh thiếu sắt
Rượu nếp chứa nhiều vitamin nhóm B và chất xơ, tốt cho người thiếu sắt như phụ nữ mang thai, người bị tim mạch. Theo TS.BS Nguyễn Trọng Hưng, lượng sắt trong gạo nếp rất cao. Do vậy nếu chúng ta ăn gạo nếp cẩm mỗi ngày sẽ phòng được các bệnh về thiếu sắt.
5. Rượu nếp có tác dụng làm đẹp
Bạn có thể dùng rượu nếp cẩm làm mặt nạ chăm sóc da, vì trong rượu nếp cẩm lên men có chưa nhóm vitamin B và các chất có lợi khác. Vì thế, rượu nếp cẩm được sử dụng với mục đích làm đẹp, ảnh hưởng tích cực đến da, giúp làm ẩm và phục hồi da.
Biểu hiện của người có thể trạng nóng thường là mẩn ngứa hay nổi mụn, vàng da do chức năng gan suy giảm, người mệt mỏi, môi căng đỏ, khô ráp, chảy máy chân răng, lưỡi đỏ không có rêu lưỡi hoặc rêu lưỡi vàng, khó ngủ, bứt rứt... Vì rượu nếp có vị ngọt, tính ấm nên nếu ăn nhiều rượu neeos sẽ càng làm cho nhiệt lượng trong cơ thể tăng lên, dễ bị mụn nhọt, nóng trong, thậm chí ra máu cam...
Các mẹ sau sinh nếu ăn nếp cẩm sẽ giúp cho dạ dày hoạt động tốt, cơ thể lưu thông khí huyết, chống suy nhược, tăng lượng sữa cho con. Tuy nhiên, không nên ép mình ăn nếu không thích vì có thể tạo ra cảm giác khó tiêu. Đặc biệt, nếu mẹ sinh mổ thì không nên ăn vì cơm nếp có thể khiến vết mổ lâu lành.
Tết Đoan Ngọ, các mẹ Hà Nội đã biết địa chỉ mua rượu nếp ở đâu ngon chưa?
Theo Helino
Nhiều người chọn ăn mận trong ngày Tết Đoan Ngọ hóa ra cũng là vì những lý do như thế này Trong số các loại hoa quả được lựa chọn làm "vũ khí diệt sâu bọ" thì quả mận được nhiều gia đình lựa chọn hơn cả vì nhiều lý do. Ngày mùng 5 tháng 5 Âm lịch hàng năm được gọi là ngày Tết Đoan Ngọ. Ý nghĩa lớn nhất của ngày Tết Đoan Ngọ là "giết sâu bọ", chính vì vậy mà...