Người phụ nữ hết sạch virus HIV sau khi cấy ghép tế bào gốc
Một phụ nữ 64 tuổi ở Mỹ đã khỏi HIV sau khi được cấy ghép tế bào gốc từ một người hiến tặng có khả năng chống virus HIV một cách tự nhiên.
Đây là trường hợp khỏi HIV thứ ba tính trên toàn cầu.
Ảnh từ kính hiển vi điện tử quét màu cho thấy HIV đang xâm nhập tế bào chủ – Ảnh chụp màn hình NYT
Kể từ khi nhận được máu dây rốn để điều trị bệnh bạch cầu dòng tủy cấp tính – bệnh ung thư bắt đầu từ các tế bào tạo máu trong tủy xương – bệnh tình của người phụ nữ đã thuyên giảm.
Đáng ngạc nhiên hơn nữa, cơ thể bệnh nhân hết sạch virus HIV trong 14 tháng mà không cần đến các phương pháp điều trị HIV mạnh.
Video đang HOT
Trường hợp của người phụ nữ này được báo cáo tại một hội nghị ở Denver (Mỹ) ngày 15-2. Đây là trường hợp thứ ba khỏi HIV nhưng là ca bệnh nữ đầu tiên tính trên toàn cầu.
Theo Hãng tin Reuters, người phụ nữ này được xác định thuộc nhóm đa chủng tộc. Hai trường hợp đầu tiên là nam giới gồm một người da trắng và một người Mỹ Latin.
Người phụ nữ được chữa khỏi HIV nằm trong nhóm 25 người tham gia dự án nghiên cứu của tiến sĩ Yvonne Bryson thuộc Đại học California cơ sở Los Angeles (UCLA) và tiến sĩ Deborah Persaud thuộc Đại học Johns Hopkins.
25 người nhiễm HIV được cấy ghép tế bào gốc lấy từ máu cuống rốn để điều trị ung thư và các tình trạng nghiêm trọng khác. Cấy tế bào gốc từ máu cuống rốn là một phương pháp mới và được kỳ vọng có thể giúp điều trị được nhiều người hơn.
Đầu tiên các bệnh nhân phải trải qua hóa trị để tiêu diệt các tế bào miễn dịch ung thư. Sau đó, các bác sĩ sẽ cấy ghép tế bào gốc từ những cá nhân có đột biến di truyền cụ thể, bao gồm đột biến thiếu các thụ thể vốn được virus sử dụng như cách xâm nhập tế bào.
Các nhà khoa học tin rằng quá trình trên đã giúp bệnh nhân phát triển một hệ thống miễn dịch kháng lại HIV. Nghiên cứu cũng cho thấy một yếu tố quan trọng dẫn đến thành công là việc cấy ghép các tế bào kháng HIV.
Trước đây giới khoa học đã đặt ra giả thuyết hệ thống miễn dịch từ người hiến tặng sẽ tiếp tục hoạt động và tấn công mầm bệnh trong cơ thể người nhận.
Một số nhà khoa học không tham gia nghiên cứu nhận định đây là một tin tích cực cho nhân loại trong cuộc chiến trường kỳ chống virus HIV. Việc người được chữa khỏi là nữ và đa chủng tộc là một thành công có ý nghĩa, theo báo New York Times.
Tìm thấy biến thể HIV độc lực cao có hơn 500 đột biến
Các nhà nghiên cứu từ Đại học Oxford (Anh) đã phát hiện ra một chủng HIV có độc lực cao ẩn náu ở Hà Lan trong nhiều thập niên qua.
Biến thể VB của virus HIV được phát hiện có đến hơn 500 đột biến. Ảnh CHỤP MÀN HÌNH SOUTH CHINA MORNING POST
AFP ngày 4.2 đưa tin các nhà nghiên cứu từ Đại học Oxford (Anh) đã phát hiện ra một chủng virus HIV mới có độc lực cao. Tuy nhiên, vì các phương pháp điều trị hiện đại vẫn hiệu quả, phát hiện này "không gây báo động".
Phát hiện được công bố ngày 3.2 trên tạp chí Science. Theo đó, những bệnh nhân bị nhiễm "biến thể VB" có nồng độ virus HIV trong máu cao hơn 3,5-5,5 lần và hệ thống miễn dịch cũng yếu đi nhanh hơn so với những người bị nhiễm các biến thể khác.
Tuy nhiên, nghiên cứu cũng cho thấy rằng sau khi bắt đầu điều trị, khả năng phục hồi và sống sót của người có biến thể VB tương tự bệnh nhân nhiễm các biến thể HIV trước đó. "Không cần báo động vì sự xuất hiện của biến thể mới này", AFP dẫn lời nhà dịch tễ học Chris Wymant của Đại học Oxford, tác giả chính bài báo, cho biết.
Theo các nhà nghiên cứu, biến thể VB có thể xuất hiện vào cuối những năm 1980 và đầu những năm 1990 ở Hà Lan, nhưng bắt đầu suy giảm vào khoảng năm 2010. Nhóm nghiên cứu đã tìm thấy tổng cộng 109 người bị nhiễm biến thể VB. Trong số này, chỉ 4 người sống bên ngoài Hà Lan, nhưng vẫn ở khu vực Tây Âu.
Công trình nghiên cứu trên cũng củng cố lý thuyết rằng virus có thể tiến hóa để có độc lực cao hơn. Ngoài VB, biến thể Delta của virus SARS-CoV-2 là một ví dụ gần đây của lý thuyết này. Do đó, việc phát hiện ra biến thể VB "là một lời cảnh báo chúng ta đừng bao giờ quá tự tin và cho rằng virus sẽ có độc lực giảm dần", ông Wymant nói thêm.
Virus HIV phát triển không ngừng. Gần như trong mỗi bệnh nhân HIV đều có một chủng virus khác nhau. Biến thể VB mới nhất được phát hiện có hơn 500 đột biến.
Các nhà nghiên cứu cho biết họ không thể xác định được đột biến di truyền nào trong biến thể VB đã khiến độc lực của virus tăng lên. Các nhà khoa học cũng hy vọng các nghiên cứu trong tương lai sẽ có thể làm được điều này.
Các nhà nghiên cứu Nam Phi tiết lộ mối liên hệ giữa Covid-19 và HIV Các nhà khoa học hàng đầu của Nam Phi đang tiến hành nghiên cứu song song Covid-19 và HIV, trong bối cảnh ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy sự kết hợp của hai căn bệnh này có thể tạo ra các biến thể mới. Covid-19 và HIV có liên hệ như thế nào? Ảnh: Reuters Nhóm nghiên cứu tại Mạng lưới...