Người phụ nữ hai lần vượt nỗi cô đơn nhờ sách
Nhờ những người bạn có chung tình yêu dành cho sách, Stephanie Hallett đã thành công vượt qua nỗi cô đơn, chơi vơi khi bước vào môi trường mới.
Thích nghi khi chuyển đến một nơi ở mới, môi trường mới không phải là điều dễ dàng với mọi người. Phóng viên, cây bút Stephanie Hallett (Mỹ) từng trải qua điều đó. May mắn là nhờ sách và những người chung sở thích, cô đã tìm được cách vượt qua. Znews trích dịch chia sẻ của cô trên tờ Insider về hành trình chiến thắng nỗi cô đơn, hoang mang nhờ tình yêu dành cho những trang sách.
Trong thời điểm phong tỏa vì dịch Covid-19, giống nhiều người trẻ khác, tôi và chồng quyết định rằng chúng tôi cần có một sự thay đổi và chuyển đến một thành phố nhỏ hơn, giá cả phải chăng hơn. Chúng tôi chọn quê hương anh, Philadelphia, vì đây là một thành phố tuyệt vời và anh cũng có mạng lưới bạn bè ở đây. Tôi không quen ai nhưng kỳ vọng sẽ làm quen được vài người nhờ ông xã. Hóa ra, tôi đã sai.
Chồng tôi có nhiều bạn bè khắp thành phố nhưng họ không phải kiểu người thích kết bạn “bắc cầu”. Chẳng sao cả, dù sao đó cũng là tình bạn của anh ấy, nhưng nó cũng khiến tôi khá cô đơn.
Lần đầu tìm đến sách để kết bạn
Trước đại dịch, tôi có cuộc sống sôi động ở Los Angeles. Tôi làm việc tại nhà nhưng cũng có một cuộc sống đầy đủ với bạn bè, các sở thích và nghề tay trái. Tôi bận rộn và tôi yêu điều đó, mặc dù không phải lúc nào cũng yên bình.
Ngược về hơn chục năm trước, vào năm 2010, tôi chuyển đến Los Angeles để làm việc. Dù nhanh chóng tìm được người hẹn hò nghiêm túc, nhưng ngoài mối quan hệ lãng mạn, tôi cô đơn.
Vì thế, tôi đã làm điều tôi thường làm khi lạc lối: tìm đến sách.
Stephanie Hallett (ngoài cùng bên phải) trong cuộc gặp gỡ với những người bạn yêu sách. Ảnh: Stephanie Hallett.
Tôi tình cờ đọc được một cuốn về nỗ lực kết bạn của Rachel Bertsche. Tôi cảm nhận được sự tương đồng với nỗi chật vật của tác giả: sống ở một thành phố mới, có bạn đời và công việc tốt nhưng không có bạn bè. Nhưng Bertsche vẫn quyết tâm: để tìm được bạn thân mới, cô cam kết sẽ tham gia 52 cuộc tụ tập trong một năm. Cô đã thử mọi cách, từ câu lạc bộ sách đến các sự kiện ngẫu nhiên, các lớp học ứng tác và một vài trong số đó thực sự có hiệu quả.
Điều tôi rút ra được từ cuốn sách là chỉ cần nói “đồng ý”. Nói đồng ý nếu có ai đó mời tham dự một sự kiện ngẫu nhiên mà bạn thường không tham gia. Tiếp tục nếu có ai đó nói muốn đi chơi lần nữa. Hãy đứng dậy và đến bữa tiệc của đồng nghiệp nọ. Cứ nói “OK” đi.
Video đang HOT
Không phải mọi cuộc hẹn hò hoặc sự kiện đều thành công, thậm chí một số có thể khủng khiếp, nhưng vấn đề là hãy cố gắng, ngay cả khi bạn muốn ở nhà hơn.
Tôi cũng vậy. Tôi đến câu lạc bộ sách dành cho các nhà báo và các buổi dã ngoại dành cho các nhà văn, tôi hỏi những người phụ nữ đi làm xem họ có muốn tụ tập sau giờ làm không. Dù phải mất một thời gian nhưng tôi cũng có được một nhóm bạn vững chắc mà tôi có thể gọi bất cứ lúc nào. Và sau đó, tôi rời Los Angeles.
Tìm đến sách lần nữa
Vợ chồng tôi đến Philadelphia vào tháng 12/2020. Vào thời điểm chúng tôi vừa mới ổn định cuộc sống, tôi mang thai – không phải là thời điểm tuyệt lắm để ra ngoài và gặp gỡ bạn mới vì những rủi ro liên quan đến Covid-19.
Đến mùa thu năm 2022, sau vài liều vaccine, tôi rất muốn kết bạn. Chồng tôi thật tuyệt vời, nhưng tôi cần một ai đó, bất kỳ ai, để nói chuyện. Tôi nhớ lại thời điểm năm 2010, cuốn sách của Bertsche và một lần nữa nhắc nhở mình: “Chỉ cần nói ‘OK’ thôi”.
Tôi nhờ bạn bè giới thiệu cho tôi những người quen của họ cũng ở Philadelphia. Tôi tham gia các ứng dụng kết bạn dành cho các bà mẹ, tham gia một số lớp khiêu vũ và tập thể dục, nhưng không có gì thực sự hiệu quả.
Có lần, tôi hỏi trong nhóm Facebook xem có ai biết câu lạc bộ sách địa phương không. Một số phụ nữ đã bình luận dưới bài đăng của tôi rằng họ rất muốn tham gia nếu có. Vì vậy, tôi quyết định tự thành lập luôn.
Tôi nhắn tin cho những người bày tỏ sự quan tâm. Chúng tôi chọn một cuốn sách, ấn định thời gian gặp nhau. Vào ngày gặp mặt, tôi sợ rằng không ai xuất hiện nhưng đã có tận năm người ở đó. Tôi dường như muốn khóc.
Gần một năm trôi qua, chúng tôi vẫn hoạt động, còn bốn thành viên, đều là những người từ ban đầu. Vào sinh nhật của tôi năm nay, tôi gửi một bức thư đầy lo lắng đến các chị em trong câu lạc bộ, hỏi liệu họ có muốn uống một ly ăn mừng với tôi không. Tất cả trả lời “có” một cách nhiệt tình.
Đêm hôm đó, tôi được biết rằng chúng tôi đều là người mới đến khu vực (hoặc thành phố) khi tham gia câu lạc bộ sách – và tất cả đều muốn kết bạn. Thật ngạc nhiên, chúng tôi đã làm được.
Làm vợ, làm mẹ toàn thời gian trong suốt 7 năm chung sống, ngày ly hôn được chồng bồi thường 100 triệu
Chồng hiếm khi tôn trọng giá trị của công việc nhà mà vợ làm và anh không đồng ý rằng cô đã đóng góp đáng kể cho gia đình về mặt tài chính.
Người phụ nữ họ Wang ở thành phố Tô Châu, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc, đã nhận được 30.000 nhân dân tệ (hơn 100 triệu đồng) tiền bồi thường vì đã làm vợ và làm mẹ toàn thời gian trong suốt 7 năm kết hôn với chồng cũ.
Cô Wang phải ở nhà và chăm sóc cậu con trai bị sinh non ngay sau khi kết hôn với chồng, họ Tan, vào năm 2015. Wang cũng đảm nhận hết mọi công việc nhà khi Tan làm việc toàn thời gian. Tuy nhiên, tình cảm của họ nguội lạnh chỉ sau vài năm chung sống và quyết định ly thân từ năm 2021. Kể từ đó, Wang sống với cậu con trai và làm việc bán thời gian.
Wang đòi chồng cũ bồi thường cho công việc nội trợ và nuôi dạy con cái mà cô đã đảm nhận một mình. Ảnh minh họa
Trong quá trình ly hôn, cô Wang đòi Tan bồi thường cho công việc nội trợ và nuôi dạy con cái mà cô đã đảm nhận một mình.
"Wang nói rằng cô ấy đã làm nội trợ toàn thời gian sau khi kết hôn với Tan và làm tất cả các công việc nhà bao gồm giặt giũ, nấu nướng, chăm sóc con cái và mua sắm. Vì vậy cô yêu cầu được bồi thường", một thư ký luật họ Zhang tại tòa án địa phương cho biết.
Luật sư Zhang cho rằng anh Tan hiếm khi tôn trọng giá trị của công việc nhà mà vợ làm và anh không đồng ý rằng cô đã đóng góp đáng kể cho gia đình về mặt tài chính.
Kết quả là, tòa án phán quyết Tan phải trả một lần khoản tiền bổi thường sau ly hôn là 30.000 nhân dân tệ (hơn 100 triệu đồng) cho Wang vì cô là người chăm sóc gia đình toàn thời gian trong 7 năm hôn nhân. Ngoài ra, người chồng còn phải đưa tiền cấp dưỡng cho cậu con trai 7 tuổi đang sống cùng mẹ.
Vụ việc nhanh chóng lan truyền trên mạng xã hội Trung Quốc. Nhiều người cho rằng số tiền Wang nhận được quá nhỏ so với khối lượng công việc nhà mà cô đảm nhận suốt 7 năm qua.
- "Tiền công nội trợ quá bèo bọt. Số tiền đó còn lâu mới đủ để thuê bảo mẫu",
- "Các bà vợ nội trợ không phải là trông trẻ miễn phí. Ai cũng biết làm vợ vất vả hơn nhiều so với làm bảo mẫu. Không có gì ngạc nhiên khi ngày càng nhiều phụ nữ sợ kết hôn và sinh con",
- "Tôi là một người vợ ở nhà làm nội trợ trong 7 năm. Tôi cảm thấy cô đơn, bị cô lập và thất vọng khi không công việc nào bên ngoài. Vì vậy, tôi sẽ không bao giờ khuyến khích con gái mình làm điều tương tự"...
Phụ nữ có học vấn hối hận vì ở nhà nội trợ
Nhiều phụ nữ có học vấn cao tại Trung Quốc quay về làm nội trợ, vun vén gia đình. Không ít người hối hận vì vất vả, không được coi trọng và thiếu sự cảm thông từ người thân.
"Những người phụ nữ lớn tuổi và các bà mẹ đi làm mà tôi gặp khi đưa con trai ra ngoài thường ngạc nhiên và hỏi: 'Thế cả ngày cô sẽ làm gì?'", Cai Ning, một phụ nữ chuyển từ Bỉ về Trung Quốc sinh sống cách đây 5 năm, nói. Cô trở thành bà nội trợ toàn thời gian kể từ khi sinh đứa con đầu lòng 7 năm trước.
Dù thường cảm thấy bản thân như những người ngoài cuộc, ngày càng nhiều phụ nữ Trung Quốc có học vấn cao trở thành những bà nội trợ khi các gia đình ngày càng giàu có và sự chênh lệch giới tính giảm dần trong giáo dục ở nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
Ngày càng nhiều phụ nữ học vấn cao ở Trung Quốc làm nội trợ. Ảnh minh họa Ảnh minh họa
Theo số liệu của Ngân hàng Thế giới, tỷ lệ tham gia lực lượng lao động đối với phụ nữ từ 15 tuổi trở lên đang giảm đều ở Trung Quốc, từ 79% năm 1990 xuống 60% năm nay. Zheng Bingwen, Giáo sư kinh tế tại Học viện Khoa học Xã hội Trung Quốc cho biết, tăng trưởng kinh tế là yếu tố chính đằng sau xu hướng này.
"Thông thường, GDP của khu vực càng cao, tỷ lệ tham gia lực lượng lao động càng thấp. Thu nhập tốt hơn cho phép nhiều gia đình chỉ có một người làm trụ cột và người vợ thường ở nhà", ông nói.
Zhou Yun, phó giáo sư xã hội học và nghiên cứu Trung Quốc tại Đại học Michigan (Mỹ) cho biết, thay vì chọn tham gia thị trường lao động, nhiều bà nội trợ có trình độ học vấn cao đã bị buộc thôi việc vì bất bình đẳng và áp lực gia đình.
"Phụ nữ phải đối mặt với sự phân biệt giới tính tràn lan và công khai trên thị trường lao động, trong khi vẫn phải gánh vác phần lớn việc nhà và chăm sóc con cái", bà Zhou cho biết.
Theo Ngân hàng Thế giới, bất chấp sự sụt giảm trong những thập kỷ gần đây, lực lượng lao động của Trung Quốc vẫn có tỷ lệ phụ nữ cao hơn nhiều nước khác. Tỷ lệ này là 57% ở Mỹ, 55% ở Đức và 53% ở Nhật Bản.
"Việc nhà thì nhiều, toàn thứ không tên, người ta coi đó là công việc của phụ nữ và không có giá trị. Làm việc bên ngoài gia đình có thể là con đường duy nhất để có được sự độc lập và an toàn. Vì vậy đối với nhiều phụ nữ Trung Quốc có trình độ học vấn cao, làm nội trợ không phải là một lựa chọn khả thi", bà Zhou nhận định.
Vợ mất, tôi không nói chuyện với con trai vì 1 lý do, ngoài 60 tuổi đi du lịch sau khi bán căn nhà thành phố trị giá 29 tỷ đồng Vì 1 mâu thuẫn mà người đàn ông Trung Quốc "từ mặt" con trai duy nhất của mình. Câu chuyện này hiện đang nhận được sự chú ý trên diễn đàn Toutiao (Trung Quốc). Khi nghỉ hưu, các bậc phụ huynh thường mong muốn có được 1 cuộc sống yên bình bên con cháu. Tuy nhiên, điều này lại không đúng với chú...