Người phụ nữ Hà thành hơn 50 năm làm nghề sửa chữa ô tô
Hơn nửa thế kỷ gắn bó với nghề sửa chữa ô tô, bà Hồng Sâm vẫn chưa có ý định nghỉ, dù đã bước qua tuổi 70.
Bóng hồng thép trong xưởng ô tô
Năm nay đã hơn 70 tuổi nhưng bà Nguyễn Thị Hồng Sâm (SN 1949 – Long Biên, Hà Nội) còn khá nhanh nhẹn và tinh tường. Đặc biệt, bà vẫn hành nghề sửa chữa ô tô – nghề được cho là của cánh mày râu.
Nhiều khách sửa xe quen thuộc với bà lên tới 30 năm. Bất cứ chiếc xe nào họ đưa tới, bà chỉ cần nghe tiếng máy nổ hay nhìn bằng mắt là bắt “bệnh” cho xe nhanh chóng.
Bà Nguyễn Thị Hồng Sâm.
Hiện nay, do sức khỏe nên phần lớn bà sửa phần máy trên (khu vực cabo) và ắc quy, không chui gầm xe sửa nữa. Trường hợp xe nào hỏng, cần chui gầm xe kiểm tra, bà tư vấn giúp họ, rồi hướng dẫn đưa ra gara ô tô lớn sửa.
Nhân lúc vắng khách, bà ngồi xuống chiếc ghế tựa, lôi đồ nghề ra sắp xếp. Người phụ nữ lớn tuổi bất chợt nhớ đến kí ức ngày xưa, thời bà còn là cô nữ sinh.
Năm đó, bà Sâm sống cùng bố mẹ và các em ở phố Phùng Hưng (Hoàn Kiếm, Hà Nội).
Gia cảnh nghèo túng nên học xong lớp 10, bà Sâm đăng kí học ngành điện ô tô 4 năm. Hi vọng sớm kiếm được tiền, gửi cho bố mẹ nuôi các em.
Tốt nghiệp, bà được phân công về làm đội trưởng đội xe 10 người tại xí nghiệp vận tải – xe khách Thái Bình.
Đội xe chỉ có hai nữ – chuyên sửa chữa, bảo dưỡng các loại xe ôtô. Các đồng nghiệp luôn thắc mắc, tại sao cô gái Hà Nội lựa chọn công việc nặng nhọc này, lại xuống tỉnh lẻ làm việc? Bà Sâm chỉ đáp: “Nhà nước phân công làm việc ở đâu, tôi về đó”.
Tại xưởng bà tham gia vào tất cả các công việc liên quan đến điện, kể cả điện sản xuất, ắc-quy…
Vốn xuất thân từ gia đình thành thị nghèo, mười ba tuổi bà đi nhặt lông gà, lông vịt kiếm tiền giúp bố mẹ lo cái ăn.
Khi vào đời, bà hăng say lao động. Sức làm việc của bà khiến nhiều đồng nghiệp nam phải nể phục, ví bà như “người thép”.
Nhiều hôm bà sửa đến quá trưa mới ăn cơm. Ngày làm việc của nữ công nhân sửa xe kết thúc khi đồng hồ điểm 10 giờ đêm.
Video đang HOT
Bà “khoe” đôi bàn tay thô ráp sau nửa thế kỷ làm nghề.
Lúc trẻ bà nặng 45kg nhưng thường chui dưới gầm xe, hai chân chống lên để đỡ cái đề-ma-rơ (bộ phận khởi động động cơ) nặng khoảng 30kg, tay thoăn thoắt sửa máy.
“Việc này đến nam giới còn oải nhưng không hiểu sao khi đó tôi rất khỏe. Mỗi lần chỉ cần chống chân vào, ghì chặt đề-ma-rơ rồi đưa tay tháo ra sửa”, bà nhớ lại.
Công việc thường xuyên tiếp xúc với hóa chất độc hại nhưng bà Sâm khẳng định, từ lúc vào nghề cho đến nay bà chưa bao giờ gặp tai nạn hay bị ảnh hưởng sức khỏe.
“Chính vì tôi đeo bảo hộ, găng tay cao su rất cẩn thận nên không bị dính hóa chất. Tôi nhớ, ngày xưa ai ở xưởng đều phải pha hóa chất, đồng nghiệp nữ rất ngại làm khâu này. Tôi mặc đồ bảo hộ đầy đủ rồi thực hiện những khâu quan trọng nhất”, bà Sâm nói.
Theo bà, bất cứ việc nào cũng cần tuân thủ các nguyên tắc lao động an toàn. Như vậy, không chỉ bảo vệ bản thân mà còn vì gia đình.
Tiệm sửa xe của người đàn bà tốt bụng
Bà Sâm làm việc tại Thái Bình được 5 năm thì chuyển công tác về Hà Nội cùng chồng con. Năm 45 tuổi, bà được điều chuyển sang công việc khác nhưng thấy không phù hợp nên bà xin nghỉ.
“Tôi được Nhà nước đào tạo bài bản, chính quy nghề điện ô tô, tôi muốn mình được làm đúng nghề đó”, bà Sâm kể.
Bà Sâm luôn nhiệt tình sửa xe giúp khách.
Năm 1993 bà về hưu, liền mua ngay đồ sửa chữa ô tô, dựng tấm biển: “Sửa chữa điện, thay ắc quy” để tiếp tục làm nghề. Ngoài sửa ô tô, thay ắc quy, sửa chữa đồ điện lặt vặt, bà Sâm còn sửa cả ắc quy, kiểm tra điện và thay dầu cho xe…
Bà vẫn lăn lộn với những chiếc ô tô khách mang đến, mặc bộ đồ bảo hộ, tóc túm cao, đôi tay lấm lem dầu mỡ. Các loại xe tải, xe khách, xe cần cẩu… xe nào bà cũng có thể lên lái được. Theo bà, nếu không biết lái, làm sao có thể hiểu xe và biết nó mắc “bệnh” gì”.
Người phụ nữ này tự nhận mình là dân nghèo thành thị, cả đời bà chưa từng thoa son, đánh phấn hay khoác lên người bộ váy đẹp. “Nghề của tôi 24/24 mặc đồ bảo hộ, thời gian đâu mà chải chuốt, kẻ vẽ”, bà Sâm tủm tỉm cười.
Học nghề điện ô tô nhưng bà có thể sửa được xe máy, cần cẩu, xe nâng…
Bất kể ngày hay đêm, nếu khách gặp sự cố hay muốn sửa gấp, bà đều sẵn lòng. Một trường hợp khách hàng bà vẫn thân thiết và thân cho đến bây giờ là vợ chồng anh Hùng ở Gia Quất ( Gia Lâm, Hà Nội) làm nghề cho thuê loa đài, làm nhạc… Anh Hùng từng đến tiệm bà Sâm sửa xe và thay ắc quy vài lần.
Lần đó, vợ chồng anh Hùng có sự kiện diễn ra và buổi sáng, cần vận chuyển đồ đến địa điểm sớm. Tuy nhiên, 3 giờ sáng xe tải bỗng chết máy, các gara ô tô đều chưa mở. Lúc bế tắc, anh nhớ đến bà Sâm nhưng ngại gọi vì sớm quá. Anh phân vân chưa biết giải quyết ra sao thì vợ anh chủ động liên hệ bà Sâm.
Qua cuộc điện thoại, bà hỏi anh Hùng các triệu chứng của xe rồi chuẩn bị đồ đến đó sửa. Với vài thao tác đơn giản của bà, chiếc xe nổ máy giòn giã và lăn bánh.
Từ đó, vợ chồng anh Hùng thêm quý mến bà, coi bà như ruột thịt trong nhà.
Một lần khác, vào đúng đêm ngày 30 Tết, anh Nguyễn Văn Đồng (Long Biên, Hà Nội) từ cơ quan ở quận Thanh Xuân về nhà. Xe đi đến phố Ngọc Lâm đột nhiên dở chứng, không thể đề lên được.
Phố xá vắng tanh, anh đưa mắt tìm quanh, bắt gặp biển hiệu nhà bà Sâm. Anh đánh liều gọi theo số điện thoại đề trên đó. Mặc dù bận chuẩn bị đồ cúng Giao thừa nhưng bà vẫn nhận lời sửa giúp. Câu chuyện này xảy ra đã 5 năm. Đến giờ, anh Đồng vẫn đưa xe qua nhờ bà kiểm tra định kỳ.
“Tôi đề số điện thoại lên cửa cũng nhằm mục đích cứu hộ cho mọi người. Tôi giúp người ta, người ta đi giúp người khác, lòng tốt nhờ vậy được nhân lên”, bà Sâm nói tiếp.
Ở tuổi 70, bà vẫn thao tác khá nhanh nhẹn.
Tất cả các khách hàng đến tiệm sửa xe, dù là thay dầu, chỉnh điện hay thay ắc quy, bà Sâm đều xin số điện thoại của họ để chăm sóc khách hàng.
Cách đây một năm, chồng bà qua đời, khách hàng từ các tỉnh nghe tin, dù không về được, họ cũng tìm cách gửi vòng hoa viếng.
Vậy nhưng đến giờ bà vẫn chưa gặp được người ưng ý. “Tôi muốn tìm người chịu khó, thật thà, chất phác. Họ đến đây tôi sẵn sàng mang kinh nghiệm hơn 50 năm ra dạy.Các con bà đề nghị mẹ nghỉ ngơi, an hưởng tuổi già nhưng bà từ chối. Tiệm sửa xe không chỉ là nơi bà tìm niềm vui mà còn là tâm huyết cả một đời, bà muốn dạy nghề cho ai đó, để bàn giao lại “đứa con tình thần” cho họ.
Kinh doanh ai cũng muốn có lãi nhưng đừng “treo đầu dê, bán thịt chó”, vì vài đồng mà sửa đồ đểu cho khách”, bà bộc bạch.
Bên cạnh làm nghề, bà Sâm là Chủ tịch Hội chữ thập đỏ của Tổ dân phố. Mười năm nay, bà hăng hái tham gia các hoạt động từ thiện, quyên góp và ủng hộ cho người nghèo.
Hàng ngàn người dân rốn lũ Hà Tĩnh được sửa chữa, thay dầu xe miễn phí
Hàng ngàn người dân vùng rốn lũ Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) được những người thợ sửa chữa xe máy và thay dầu miễn phí.
Cửa hàng sửa xe miễn phí ở xã Cẩm Vịnh luôn chật kín người và xe cộ
Đã hơn 2 ngày nay, cửa hàng sửa chữa xe máy phía Bắc cầu Cao đường Hà Huy Tập (QL1 cũ, thuộc địa phận xã Cẩm Vịnh, huyện Cẩm Xuyên) luôn trong tình trạng chật kín người và xe máy.
Tất cả những xe máy được đưa đến đây đều bị chung 1 "bệnh" là không nổ được vì bị ngâm lâu ngày trong nước lũ. Đặc biệt, tất cả các xe máy đều được những người thợ ở đây sửa chữa và thay dầu miễn phí 100%.
Đang chờ đến lượt xe mình, chị Trần Thị Nghĩa (54 tuổi, trú ở xóm 7 xã Cẩm Vịnh, huyện Cẩm Xuyên) cho biết: Nhà tôi mới xây, móng nhà được nâng lên rất cao so với mặt bằng chung nhưng nước lũ cũng vào sâu trong nhà đến khoảng hơn 1,5m. Cả 2 chiếc xe máy trong nhà chìm sâu trong nước, đến ngày 22/10 mới lấy ra được thì không nổ được nữa.
"Sau lũ bên cạnh lương thực, thực phẩm thì người dân cần nhất là phương tiện và tiền bạc để đi lại mua sắm, sửa chữa đồ đạc trong nhà bị hư hỏng. Các cửa hàng xe máy trong xã cũng có nhưng phải trả tiền, mà giờ thì không còn gì nữa. Nghe tin anh Nguyễn Văn Dũng (ở Cẩm Vịnh, Cẩm Xuyên) cùng bạn bè sửa xe và thay dầu miễn phí cho nên tôi đã dắt bộ hơn 1km xuống đây. Nhà tôi đã sửa một xe rồi, đi lại còn tốt hơn trước khi bị ngập nước", chị Nghĩa cho biết.
Cũng đang sửa xe ở đây, anh Nguyễn Huy Công (50 tuổi, ở thôn Bình Yên, xã Cẩm Bình, Cẩm Xuyên) cho biết: Nhà tôi nước vào đến ngang ngực người lớn, cả 3 chiếc xe máy đã kê lên cao nhưng vẫn ngập chìm trong nước.
Để giúp bà con sớm có phương tiện đi lại sau lũ, những người thợ đã sửa cả đêm
"Hoạt động này rất ý nghĩa và thiết thực, bởi sau mưa lũ hầu hết xe cộ của người dân đều bị ngập nước, hư hỏng. Trong khi nhu cầu đi lại của người dân là rất lớn và rất cần thiết. Xin cảm ơn anh Nguyễn Văn Dũng và những người bạn, cảm ơn những nhà hảo tâm đã ủng hộ dầu nhớt, tiền bạc", anh Công xúc động.
Theo quan sát của PV, trong những người thợ sửa xe miễn phí ở cửa hàng có rất nhiều giáo viên và học sinh Trường Cao đẳng Công nghệ Hà Tĩnh.
Thầy Lương Văn Lợi - Giảng viên Khoa Công nghệ Ô tô, Trường Cao đẳng Công nghệ Hà Tĩnh cho biết: Sau khi nhận được tin anh Dũng và những người bạn đang cần thợ sửa chữa xe máy cho người dân vùng lũ, Ban Giám hiệu nhà trường đã rất ủng hộ và quyết định giao 5 thầy giáo cùng 5 sinh viên có tay nghề cao vào giúp dân.
"Những ngày qua, chứng kiến người dân chìm trong nước lũ, mọi tài sản đều trôi theo dòng nước thật xót xa. Thầy trò, và những người thợ khác động viên nhau cố gắng sửa thật nhiều, thật nhanh những chiếc xe máy để bà con sớm có phương tiện đi lại, làm ăn, ổn định cuộc sống", thầy Lợi cho biết thêm.
Là người khởi xướng phong trào sửa chữa xe máy miễn phí cho người dân, anh Nguyễn Văn Dũng khiêm tốn: Tôi không có công lao gì cả, chúng ta phải cảm ơn những người thợ, những nhà hảo tâm đã ủng hộ dầu nhớt, tiền bạc và phụ tùng để các thợ có đồ để sửa chữa.
Anh Nguyễn Văn Dũng (thứ 3 từ phải qua) và một số người thợ sửa xe miễn phí cho bà con
Là người sống tại Cẩm Vịnh và trực tiếp chịu ảnh hưởng nặng nề của mưa lũ, hơn ai hết anh Dũng thấu hiểu những hậu quả nặng nề của trận "đại hồng thủy" được đánh giá là lớn nhất từ trước đến nay.
"Sau lũ, ngoài lương thực thực phẩm thì phương tiện là thứ bà con cần nhất. Nên khi sau khi khởi xướng, rất nhiều anh em bạn bè nhất trí ủng hộ; nhiều thợ sửa chữa ở trong vùng, các vùng lân cận và thầy trò Trường Cao đẳng Công nghệ Hà Tĩnh đã xung phong đến sửa miễn phí cho bà con", anh Dũng nói.
Cũng theo anh Dũng, đến nay nhóm của anh đã lập được 3 cửa hàng sửa chữa xe máy miễn phí đóng ở 3 xã Cẩm Thành, Cẩm Mỹ và Cẩm Vinh với sự tham gia của 32 thợ lành nghề ở tại chỗ hay đến từ các huyện Đức Thọ, Vũ Quang; các thầy giáo, sinh viên Trường Cao đẳng Công nghệ Hà Tĩnh. Tính đến sáng ngày 24/10, đã có khoảng hơn 1200 xe máy đã được sửa chữa và thay dầu miễn phí", anh Dũng phấn khởi nói.
Được biết, hiện nhu cầu sửa xe máy của bà con vùng lũ vẫn đang rất lớn nên anh Dũng đang kêu gọi các thợ từ Nghệ An và Thanh Hóa vào tăng cường.
Điều gì xảy ra khi xe hết sạch dầu máy mà không biết? Nhiều người đi ô tô nhưng không mấy khi để ý đến dầu máy của xe có còn đủ hay không. Chỉ đến khi chiếc xe "tự nhiên" không thể đi được mới tá hoả kiểm tra, lúc đó có thể đã quá muộn. Tiền mất, tật mang Anh Đỗ Duy Khánh (34 tuổi, trú tại huyện Thanh Trì, Hà Nội) đang sở...