Người phụ nữ Hà Nội biến những quần jeans cũ hỏng thành túi xách giá nửa triệu bạc, làm nghề này liệu có nhanh giàu?
Với 1 chiếc máy may của gia đình, năm 2013, chị Bùi Thị Kim Ngân (32 tuổi, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) đã bắt đầu với nghề làm túi tái chế từ những chiếc quần jeans cũ, dù trước đó chị là kĩ sư ngành điện tử viễn thông.
1. Con người đến và đi trong cuộc đời này thật uổng phí nếu không tạo được giá trị gì
Vốn ban đầu chị Kim Ngân là kĩ sư có mức thu nhập ổn định, nhưng sau khi cảm thấy niềm yêu thích từ việc sản xuất đồ tái chế nên chị đã mạnh dạn bỏ việc để theo đuổi nó. Nhưng đó không phải là lý do duy nhất.
Chị Ngân mắc bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu vô căn, chị nói: ” Lúc nằm trên giường bệnh tôi đã nghĩ rất nhiều về ý nghĩa cuộc sống. Con người sinh ra là để tạo nên giá trị, chứ cứ lặng lẽ đến và đi thật uổng phí một đời. Và tôi đã theo đuổi dự án tái chế từ thời điểm đó đến nay để kéo dài vòng đời cho những đồ vật vô tri”.
Và từ đó đến nay chị đã cùng lúc chiến đấu với bệnh tật và theo đuổi niềm đam mê tái chế.
Trước đây, ngoài giờ làm hành chính, chị nhận những đơn hàng làm đồ thủ công tại nhà như một cách giảm stress khi tạo ra những sản phẩm handmade. Tới năm 2013, bắt đầu chị tái chế trên chất liệu jean cũ. Lúc đầu chị Ngân chỉ làm để tặng và đổi quần cũ. Tới năm 2019, chị bắt đầu bán sản phẩm tái chế vì hiểu giá trị của những sản phẩm độc đáo duy nhất và tính bảo vệ môi trường của nó.
Tận dụng những chiếc quần jeans đã cũ, sờn mài, giãn và nhăn nhúm đã bị bỏ đi, chị đã biến chúng thành những chiếc túi độc đáo khiến nhiều người tấm tắc. Hiện nay, chị đã phát triển thành xưởng nhỏ với 3 máy và 2 thợ.
Đối tượng khách ban đầu của chị Ngân là khách du lịch nước ngoài, túi được gửi bán ở phố cổ được khách Tây rất được yêu thích. Có khách sau khi về nước còn liên lạc lại với chị để gửi lời khen ngợi hoặc đặt tiếp túi thông qua tag trên túi.
Về sau chị Ngân bắt đầu phát triển thêm nhiều mẫu mã phù hợp thị hiếu của khách hàng trong nước. chị chưa từng bỏ tiền ra cho quảng cáo. Cách mọi người biết đến sản phẩm của chị chính là mọi người truyền tai nhau, khách hàng cũ giới thiệu giúp. Chị cũng giới thiệu sản phẩm qua các hội nhóm trên MXH như 1 cách kể chuyện về niềm đam mê tạo ra những chiếc túi xinh xắn từ quần jeans cũ.
“Mỗi nhãn hàng đều có câu chuyện riêng. Và câu chuyện của mình chạm tới nhiều người nên có 1 số báo liên hệ viết bài cũng giúp sản phẩm của mình được nhiều người biết đến hơn”, chị Ngân nói thêm.
Thuận lợi khi chị sản xuất mặt hàng này là được nhiều người ủng hộ, lại làm việc mình thích nên mỗi ngày đều rất vui vẻ. Tuy nhiên, khó khăn không phải là không có, nhất là thời điểm giãn cách đầu 2020, khách du lịch không có nên việc bán sản phẩm rất hạn chế.
Video đang HOT
2. Tái chế đồ bỏ đi thành túi đẹp giá nửa triệu bạc, người tạo ra nó liệu có nhanh giàu?
Túi của chị có giá thành từ 100 – 650k/chiếc, có những chiếc đắt hơn ở mức 850k vì có pha da thật. Chị Ngân cho biết một chiếc túi trung bình cần 1 ngày để hoàn thành, mẫu nào thêu thì cần thời gian lâu hơn. Khó nhất là công đoạn cắt mẫu, vì quần jeans không phải tấm phẳng như vải, và nó còn là quần cũ nên phải tính toán để lựa chọn chỗ cắt hợp lý.
Đồ jeans cũ được chị Ngân giặt ủi sạch sẽ trước khi xử lý, mỗi chiếc quần jeans sẽ được chị tận dụng các điểm nhấn để tạo khuôn mẫu. Thông thường, chị hay chọn sử dụng khuy, nút trên quần làm phụ kiện, tiết kiệm nguyên liệu.
“Kiếm tiền không dễ, kiếm nhiều tiền lại càng khó. Nhưng dù ở vị trí nào hay làm công việc gì thì bạn cũng phải biến mình thành chuyên gia. Bạn chỉ có thể thành công khi bạn là người không thể thay thế”, Chị Ngân cho biết bí quyết thành công đơn giản mà không dễ dàng như thế.
Chính bản thân người phụ nữ này đã phải cố gắng rất nhiều để có được ngày nay vì chính bản thân chị phải vượt qua nghịch cảnh của chính bản thân mình. Hiện tại chị cần được theo dõi sức khỏe hàng tháng và thỉnh thoảng vẫn phải điều trị, nếu tiểu cầu tụt thì phải truyền tiểu cầu.
Chị Ngân vốn đến với nghề may, thiết kế mẫu túi hoàn toàn là dân ngoại đạo nên đã mày mò tự học và làm tất cả. Cách của chị là xem Youtube của các thợ thủ công ở nước ngoài, tham khảo mẫu mã của các nhãn hàng thời trang và tự làm sản phẩm.
Lời khuyên cho phụ nữ khi lỡ gặp bi kịch về tinh thần, tài chính từ câu chuyện của chính mình với chị Ngân là: “Cuộc sống tạo ra khó khăn không phải để chúng ta buông xuôi cho số phận, mà để chúng ta vươn lên số phận. Có những khó khăn chỉ là thử thách thôi các bạn à, khi bạn vượt qua được và nhìn lại, bạn sẽ thấy mọi chuyện đều nhỏ bé”.
Chị Ngân cho biết công việc hiện tại đủ cho chị trang trải các sinh hoạt phí và đầu tư cho các sở thích cá nhân và các lớp học ngắn hạn. Chị cảm thấy may mắn vì được làm công việc mình thích.
Nguyên liệu là đồ bỏ đi, nhưng tạo ra những chiếc túi giá nửa triệu bạc, nhiều người sẽ nghĩ là rất hời. Tuy nhiên, chị Ngân lạc quan nói: “Hiện mình phát triển theo hướng thủ công nên rất khó để làm giàu. Nhưng không gì là không thể, tương lai biết đâu lại có bước ngoặt”.
Còn hiện tại chị tự nhận cuộc sống của mình rất bình yên, chủ động về thời gian, chị kiếm sống được bằng nghề và có thời gian cho gia đình, cho con cái.
Bài viết ghi theo chia sẻ của nhân vật – Ảnh: NVCC
Ngôi nhà nhỏ ở Mỹ Tho xây thô, mộc và trang trí từ nhiều đồ tái chế
Ngôi nhà nhỏ ở Mỹ Tho được xây dựng đơn giản, mộc mạc với các vật dụng trang trí nhỏ xinh.
Đặc biệt, các vật dụng này đều là đồ tái chế.
Ngôi nhà có diện tích 6x12m2 ở thành phố Mỹ Tho được xây dựng và hoàn thiện trong 3 tháng.
Bên cạnh các nội thất mới, chủ nhân của ngôi nhà đã sử dụng một số đồ tái chế để làm đẹp cho không gian.
Anh Trần Minh Tuấn - chủ nhân ngôi nhà còn tận dụng khoảng không giếng trời 10m2 để trồng cây xanh mang lại chút tươi mát cho ngôi nhà.
Anh Tuấn bên ngôi nhà của mình. Anh sử dụng thùng phuy, sơn vàng để làm bồn cây. Màu sơn khá "ăn ý" với bức tường gạch xây thô, mộc.
Theo anh Tuấn, mặc dù không làm trong ngành thiết kế nhưng có sở thích decor, bài trí nhà cửa nên anh hay nghiên cứu về kiến trúc, nội thất, đặc biệt là đồ tái chế.
Ngôi nhà này được anh lấy ý tưởng từ sự kết hợp giữa hiện đại và một chút hoài cổ, những viên gạch thẻ được dùng để trang trí làm điểm nhấn.
Anh Tuấn yêu thích trồng cây và hoa. Quá trình trồng, anh thấy các chậu nhỏ không đủ đất để cây lớn lên, sinh trưởng tốt. Vì thế anh đã tìm các vật liệu khác để thay thế các loại chậu truyền thống và thấy thùng phuy 180 lít và 220 lít phù hợp với việc trồng cây.
Khoảng thông tầng giúp phòng khách trông rộng và thoáng hơn, gió có thể lùa từ cửa chính và đi ra chỗ giếng trời. Để làm được khoảng thông tầng đó, anh xây trần cao khoảng 5,8m. Đây là góc để thư giãn và cho trẻ con vui chơi. Cấu trúc nhà gồm 1 trệt, 1 lầu. Mỗi tầng 1 phòng ngủ.
Quanh nhà rợp cây xanh, hoa thơm nhờ bàn tay khéo léo của gia chủ.
Phòng khách tầng 1 kê bàn ghế gỗ mộc mạc, đơn giản. Phần tường gạch đỏ thô giúp không gian gần gũi hơn.
Hoa sen giả và cành hồng khô anh Tuấn tự làm từ các đồ tái chế.
Mọi chi tiết đều nhỏ xinh như ngôi nhà.
Nhà nhỏ nhưng nhìn khá rộng do trần cao, đồ đạc ngăn nắp.
Cổng sắt và tường gạch đỏ xây phá cách độc đáo, tạo độ thông thoáng cho nhà.
Căn bếp chi chít lỗ, nhìn qua thì giật mình nhưng ở lâu càng say đắm Nhà bếp sử dụng nhiều loại gỗ ghép nên kiến trúc sư Lê Tùng dùng thủ pháp phá vỡ cấu trúc vân gỗ, tạo nên một bề mặt mới đồng đều hơn và những mảng lỗ ra đời. Căn bếp được coi là trung tâm của nhà, bởi đây là nơi diễn ra nhiều sinh hoạt của đại gia đình. Từ nấu nướng,...